Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe chưa

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 36 - 174)

Tỷ lệ bệnh răng miệng có liên quan mật thiết với các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về vệ sinh phòng bệnh chưa được triển khai thường xuyên tại cộng đồng, đặc biệt là giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tại trường, lớp không được tổ chức và thực hiện. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và y tế chưa tốt nên các hoạt động truyền thông, khám bệnh và hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho học sinh không được đặt ra hàng năm, vì thế chưa có sự tác động mạnh mẽ đến học sinh để thay đổi hành vi ở học sinh. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) sau can thiệp bằng truyền thông và giáo dục sức khỏe nha khoa tại trường thì tỷ lệ sâu răng sữa của nhóm nghiên cứu giảm 19,4 % (trong khi nhóm chứng tăng 7,32 %), tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giảm 16,06 % (trong khi nhóm chứng tăng 7,62 %), chỉ số smtr giảm 0,75 (nhóm chứng tăng 0,76), SMTR giảm 0,02 (nhóm chứng tăng 0,37), Hiệu quả can thiệp răng sữa = 28,72 % (p < 0,01). Hiệu quả can thiệp răng vĩnh viễn = 25,68 % (p < 0,01) [28], [32]. Tại Yên Bái, so với các trường ở vùng thấp thì tỷ lệ mắc bệnh răng miệng thấp hơn ở học sinh vùng cao.

Theo báo cáo của Sở Y tế Yên Bái năm 2012, trên 80 % người Mông ở vùng cao, vùng xa, vùng sâu không được truyền thông về chăm sóc sức khỏe,

22

trong đó có truyền thông về phòng bệnh răng miệng. Phụ huynh học sinh là đối tượng quan trọng để hướng dẫn, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt vệ sinh răng miệng khi ở nhà do đó phụ huynh cũng cần phải có kiến thức tốt về công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe trẻ em, vì thế truyền thông giáo dục sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự hiểu biết của nhân dân về chăm sóc sức khỏe. Nguồn lực ở cộng đồng rất tốt như có lực lượng nhân viên y tế thôn bản, hệ thống loa truyền thanh ở thôn tương đối đầy đủ do đó có thể triển khai các hình thức truyền thông tại thôn bản cho nhân dân, phụ huynh học sinh để nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng thực hành vệ sinh răng miệng cho học sinh [45], [26]

Chương trình Nha học đường được triển khai từ những năm 90 của thế kỷ XX, trong đó có nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng tuy nhiên hoạt động của chương trình không được bao phủ rộng, chỉ tổ chức ở thành phố, thị xã, không thường xuyên, thiếu kinh phí, nguồn nhân lực…do đó chương trình Nha học đường chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Chưa có sự quan tâm sát sao của các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương đến vấn đề này.

1.4.4. Phong tục, tập quán về chăm sóc răng miệng cho học sinh của người Mông còn nhiều hạn chế

Người mông rất ít khi chải răng, buổi tối ăn cơm xong thì người lớn và trẻ em lên giường đi ngủ. Nguồn nước sinh hoạt thì rất ít nên người Mông không mấy khi tắm giặt, vệ sinh cá nhân của người Mông còn kém. “Hầu hết ở các gia đình không có bàn chải đánh răng, người Mông có thể mua được rượu được thịt về ăn nhưng không bao giờ mua khăn mặt hoặc bàn chải răng cho trẻ em và người lớn”. Công tác truyền thông và hướng dẫn người dân vệ sinh răng miệng và phòng bệnh răng miệng không được triển khai thường xuyên. Hơn nữa người Mông rất ít khi đi đến trạm y tế khám chữa bệnh. Thường phải mời thầy cúng về cúng ma sau đó không khỏi thì mới đưa đến trạm y tế. Việc khám bệnh răng miệng định kỳ cho học sinh ở trường cũng không được thực hiện, giáo viên ở trường hầu như không giảng dạy kiến thức cho học sinh biết cách vệ sinh răng miệng [23], [24].

23

Người Mông thường làm nương, rẫy ở ngang lưng chừng đồi, núi cao để trồng lúa nương, ngô, sắn ... họ phải đi làm nương cả ngày từ sáng đến tối mới về nhà thậm chí đi cả tuần mới về nhà chính vì vậy mà họ ít quan tâm đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe trẻ em rất thấp (30 %), hơn nữa trình độ học vấn của người Mông còn hạn chế, chỉ hơn 40 % ở mức phổ cập tiểu học, 33 % ở mức trung học cơ sở. Hầu hết các em học sinh không sử dụng bàn chải đánh răng, kể cả ở nhà. Hàng ngày học sinh ăn trưa tại trường và buổi tối thì về nhà, tuy nhiên sau các bữa ăn các em thường không chải răng. Người Mông có tập quán ít sử dụng nước sạch hơn các dân tộc khác, người Mông thường làm nhà ở các sườn núi cao nên rất hạn chế các nguồn nước nhất là về mùa khô nên việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng hàng ngày được người Mông cho là không quan trọng [22], [23].

Ở khu vực sinh sống của người Mông, mỗi hộ gia đình cách nhau nửa quả đồi, đi lại khó khăn nên việc tuyên truyền và giáo dục sức khỏe răng miệng cho các em học sinh và phụ huynh học sinh không được thực hiện hoặc không thường xuyên nên sự thay đổi hành vi của người dân trong phòng bệnh nâng cao sức khỏe còn chậm.

Theo Đàm Khải Hoàn (2001), nghiên cứu một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ ở 2 cộng đồng Thái và Mông thuộc miền núi tỉnh Nghệ An, cho thấy 70 % thức ăn của người Mông thường được chế biến từ ngô do đó có độ cứng hơn so với ăn cơm nên thường ảnh hưởng tới răng trẻ em, đặc biệt là răng sữa hoặc tổn thương lợi gây nên viêm lợi rất sớm ở trẻ em người Mông [23]. Theo Lường Văn Hom (2011), nghiên cứu về phong tục tập quán người Mông tỉnh Yên Bái trong chăm sóc sức khỏe cho thấy 80 % học sinh người Mông ăn măng ớt, ở trường mỗi em có một lọ măng ớt và thường xuyên phải ăn cơm với măng ớt nên đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến răng vì trong măng ớt ngâm có nhiều chất axít acetic là yếu tố làm tổn thương răng, viêm lợi và làm hạn chế hấp thu can xi ở đường tiêu hóa, người Mông thường thấp còi hơn người dân tộc khác [23]. Đối với người Mông theo các nghiên cứu cho biết 58 % trẻ em người mông bị suy dinh dưỡng cân nặng,

24

36,5 % suy dinh dưỡng thể thấp còi do đó đây cũng là một trong những yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng, ở những em bị suy dinh dưỡng thì tỷ lệ mắc bệnh sâu răng tăng cao hơn [11].

Thông qua các nghiên cứu này, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ những yếu tố nguy cơ góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng cho các em. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tình hình thực tế về công tác phòng bệnh răng miệng cho học sinh tiểu học người Mông tại Yên Bái. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu các hoạt động can thiệp tại trường để tác động trực tiếp vào giáo viên và học sinh, tại cộng đồng là phụ huynh học sinh để cuối cùng tăng cường sức khỏe răng miệng cho học sinh. Tác động của biện pháp can thiệp là kiến thức, thực hành VSRM của học sinh được tăng lên, tỷ lệ bệnh răng miệng được khống chế và giảm xuống.

1.5. Một số hoạt động can thiệp dự phòng nâng cao sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học hiện nay. cho học sinh tiểu học hiện nay.

1.5.1. Giáo dục sức khoẻ răng miệng tại trường

Giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng là cung cấp một số kiến thức cơ bản về phòng bệnh RM cho HS được coi như sự đầu tư có hiệu quả lâu dài nhất để giảm tỷ lệ bệnh răng miệng. Đây là nội dung dễ thực hiện và có tính khả thi nhất. Theo Trịnh Đình Hải (2004) “Cần phải giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngay từ khi bước vào cổng nhà trường và trong quá trình học tập cần phải phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình để giáo dục trẻ em tạo thói quen vệ sinh răng miệng” [18], [19].

Trường học là nơi cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông và những kiến thức cần thiết trong việc phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Muốn đạt được mục tiêu này, y tế học đường nói chung, NHĐ nói riêng phải phát huy hết trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, không nên chỉ dừng lại ở cấp độ điều trị sơ khởi hay giải quyết những vấn đề khẩn cấp mà cần phải kết hợp với giáo viên tạo cho các em một số thói quen và hành vi tự chăm sóc sức khoẻ, tự tạo cho mình một thể chất lành mạnh, trong đó bao gồm một tình trạng răng miệng tốt [2], [11].

25

Tại các nước đang phát triển như Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển ...thì công tác y tế trường học rất được quan tâm, chủ yếu tập trung vào dự phòng tại trường học, 95 % các trường tiểu học và trung học các em học sinh được giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Các em được hướng dẫn sử dụng bàn chải răng và chải răng ngay từ năm học đầu tiên. Giáo dục cho các em học sinh có thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày kể cả khi ở nhà cũng như khi đến trường [61].

Tại Hàn Quốc, các em học sinh được giáo dục ngay ở tại cộng đồng, ngoài các buổi học ở trường thì các em còn được tham gia các buổi giáo dục, tuyên truyền về bệnh răng miệng ngay tại nơi cư trú do cán bộ y tế phụ trách sức khỏe địa phương đảm nhiệm [66].

Tại Việt Nam giáo dục và chăm sóc sức khoẻ răng miệng đã và đang được triển khai với các nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm tuổi. Nội dung giáo dục CSRM xoay quanh các vấn đề nâng cao nhận thức cho HS: Tại sao phải đánh răng? Đánh răng khi nào và đánh răng như thế nào? tại sao răng quan trọng? thức ăn nào có đủ vitamin, khoáng chất tốt cho răng, thức ăn ngọt và thức ăn có hại cho răng? Làm thế nào để có hàm răng đẹp? Phương pháp chải răng, cách lựa chọn bàn chải; nguyên nhân và diễn tiến của bệnh sâu răng, viêm lợi [74].

Giáo dục dự phòng răng mọc lệch, lạc chỗ: Bỏ các thói quen xấu mút tay, cắn môi, chống cằm khi ngồi học, mút một bên má, cắn bút, cắn gấu áo..., tránh nhổ răng sữa sớm quá hoặc muộn quá.

1.5.2. Kết hợp chải răng với xúc miệng Fluor hàng tuần

Tại Australia, 50 % thời gian của bác sỹ nha khoa là làm công tác phòng bệnh [4]. Kem đánh răng có fluor là biện pháp cá nhân hàng đầu, fluor hoá nước sinh hoạt là biện pháp sử dụng cho cộng đồng tốt nhất, có tác dụng ở mọi giai đoạn của sâu răng. Cả hai biện pháp trên là nguyên nhân chính làm giảm tỷ lệ sâu răng ở Australia [63].

Vì thế, những biện pháp dự phòng mang tính thực hành như chải răng và súc miệng với dung dịch NaF 0,2 % hàng tuần tại trường rất thiết thực. Những chương trình này không những tạo cho trẻ một hàng rào phòng bệnh RM chắc

26

chắn, mà còn góp phần rất lớn trong việc cải thiện hành vi và thái độ vệ sinh RM của trẻ sau này [64].

Năm 1984 WHO đã đưa ra các biện pháp dự phòng sâu răng và viêm quanh răng như sau: Dự phòng sâu răng: fluor hoá nước uống, đưa fluor vào muối, súc miệng bằng dung dịch fluor cho trẻ em, dùng kem chải răng có fluor, trám bít hố rãnh răng, chế độ ăn dự phòng, hướng dẫn vệ sinh RM, phát hiện sớm và điều trị dự phòng. Dự phòng bệnh quanh răng: Làm sạch mảng bám răng là biện pháp can thiệp phòng chống bệnh quanh răng. Đánh răng là việc làm quan trọng để làm sạch mảng bám răng. Theo Andrew Rugg-Gunn (Autralia) thì trên 70 % trẻ em ở các nước Châu Á trong độ tuổi đến trường được sử dụng Flour hóa trong nước uống, nước xúc miệng, trong muối ăn. Các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng được triển khai như một chiến lược quốc gia trên toàn quốc [57], [91].

Súc miệng fluor là một hình thức dùng fluor tại chỗ, hữu ích và dễ áp dụng tại trường tiểu học. Người ta đã chứng minh rằng với hình thức dùng fluor này và nếu được thực hiện với tần suất đều đặn một tuần một lần (36 lần/năm) thì nó sẽ làm giảm khoảng 30 % sâu răng trên mặt láng của răng, nếu được đánh răng với kem có fluor thì hiệu quả giảm sâu răng là 40 - 45 %. Tại Nhật Bản cho đến năm 2010 đã có hơn 80 % các trường tiểu học và mẫu giáo được xúc miệng bằng nước flour và sử dụng nước có flour [113].

Theo Shuguo Zheng, Min Liu, Yan Si, TaoXu thì Tại Trung Quốc đã sử dụng Flour hóa trong thuốc đánh răng và cấp cho các em học sinh để chải răng hàng ngày [89], [100]. Năm 1995 trước khi sử dụng Flour hóa trong thuốc đánh răng thì tỷ lệ bệnh răng miệng ở học sinh 12 tuổi là 45,8 %, sâu mất trám răng vĩnh viễn là 1,03 và sau khi sử dụng flour thì năm 2005 đánh giá lại thì tỷ lệ bệnh răng miệng giảm còn 28,9 %, sâu mất trám răng vĩnh viễn là 0,5 [100]. Hiện nay, tại Singapore, Nhật Bản đã có 80-100 % dân số được fluor hoá nước uống và giáo dục nha khoa, 100 % học sinh tiểu học và trung học cơ sở được chăm sóc sức khoẻ RM thường xuyên tại trường trong chương trình NHĐ [62], [111].

Trước tình hình đó Viện Răng hàm mặt trung ương đã đưa Flour hóa nước uống và nước xúc miệng cho học sinh để phòng bệnh sâu răng cho học

27

sinh và đặc biệt là đưa chương trình muối Flour cho 70 % người dân sống ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh Lào Cai từ năm 2010, sau đó đánh giá và nhân rộng ra các tỉnh khác [108].

Súc miệng fluor cần kết hợp với chương trình chải răng để phát huy tối đa hiệu quả những biện pháp dự phòng bệnh RM, không thể tách rời đánh răng một ngày và súc miệng vào một ngày khác, vì như thế không những mất thời gian mà còn làm giảm hiệu quả của chính việc súc miệng fluor nói trên.

Công tác súc miệng fluor tại trường tiểu học hàng tuần là một trong những hoạt động thực hành của chương trình NHĐ. Nhưng chỉ thực hiện duy nhất chương trình này thôi thì chưa đủ để làm giảm bệnh lý răng miệng một cách tích cực nhất và chưa làm thay đổi hành vi của trẻ. Bởi vì fluor ở dạng nào cũng chỉ ngừa sâu răng ở mặt láng và cụ thể chỉ giảm sâu răng trong một giới hạn nhất định. Nếu như chỉ được dự phòng bằng hình thức này và hầu như không biết đến đánh răng cũng như không có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ thì kết quả dự phòng chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả như chúng ta mong muốn, lợi ích thiết thực mà HS được hưởng sẽ giảm đi một cách đáng kể nếu chúng ta chưa coi trọng chương trình đánh răng hàng tuần trong trường.

Trong chiến lược chung của chương trình chăm sóc răng miệng ban đầu, việc gia tăng tích cực những biện pháp dự phòng là cần thiết trong đó giáo dục CSRM, chải răng hàng ngày và súc miệng dung dịch fluor 0,2 % là những nội dung chủ lực. Một khi hàng rào dự phòng này đã được thiết lập, công việc còn lại là làm thế nào để giải quyết nhu cầu điều trị răng miệng hiện có của các em. Nhu cầu này gần như quá tải so với tình trạng nhân lực và vật lực dành cho ngành RHM nói chung và chương trình NHĐ nói riêng.

1.5.3. Khám định kỳ phát hiện sớm bệnh răng miệng

Khám định kỳ cho học sinh nhằm phát hiện sớm bệnh răng miệng để điều trị kịp thời tránh biến chứng thành viêm tuỷ, viêm cuống. Lập phiếu khám theo dõi chuyển biến của bệnh để lên kế hoạch điều trị. Tuỳ vào nguồn kinh phí và nhân lực hoặc thông báo cho phụ huynh HS tự đưa con đi điều trị tại các cơ sở RHM hoặc điều trị tại trường trong phòng nha học đường cho

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 36 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)