Đối với bệnh viêm lợi

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 33 - 34)

Theo nghiên cứu của các tác giả ở Yên Bái về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại các huyện vùng cao Yên Bái thì tỷ lệ viêm lợi ở học sinh người Mông cao (54,7 %), chủ yếu viêm lợi độ 1-2, do đó khi khám thấy lợi bị tổn thương nhiều như phù nề, xung huyết hoặc chảy máu… lý do này có thể gây nên các biến chứng nặng như gây viêm hệ thống mũi họng, nhiễm trùng huyết do không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc gây viêm chân răng, sau đó lợi bị tụt và gây ra sức chịu đựng của răng sẽ yếu đi và là điều kiện thuận lợi gây sâu răng, tổn thương răng và mất răng [32], bên cạnh tình trạng viêm lợi, chảy máu lợi thì các em học sinh có cao răng trên răng chiếm tỷ lệ cao là 65,12 %. Tại Bắc Cạn theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng (2012), tỷ lệ viêm lợi là 46,5 % [25], nghiên cứu của Đào thị Ngọc Lan (57,88 %) [28].

Các yếu tố nguy cơ gây viêm lợi là các yếu tố tại chỗ và toàn thân ảnh hưởng đến việc tích tụ mảng bám răng hoặc làm biến đổi phản ứng đáp ứng của tổ chức quanh răng đối với mảng bám răng. Viêm lợi xuất hiện rất sớm, khi mảng bám răng hình thành được 7 ngày. Vi khuẩn ở mảng bám răng kích thích gây viêm lợi, chảy máu lợi và tổn thương men răng. Theo nghiên cứu của Vũ Mạnh Tuấn và cộng sự (2008) về điều tra tình trạng sâu răng của học sinh 6 - 12 tuổi tại thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình thì tỷ lệ học sinh bị viêm lợi là 30 %, chảy máu lợi và cao răng tăng theo tuổi. Tỷ lệ chảy máu lợi/cao răng ở học sinh 7 tuổi là 11,91 %/49,46 %, 8 tuổi là 12,37 %/51,59 %, 9 tuổi là 13,45 %/53,4 %, 11 tuổi là 14,13 %/54,28 % [51]. Hiện tại, tình trạng bệnh răng miệng chưa được cải thiện và chưa có sự tác động sâu đến học sinh, cộng đồng vì ở khu vực vùng núi phía Bắc nói chung và ở tỉnh Yên Bái nói riêng chưa triển khai các hoạt động đồng bộ phòng bệnh răng miệng cho học sinh một cách thường xuyên, chưa có biện pháp can thiệp cụ thể nào để tác động

19

đến kiến thức, hành vi của học sinh và phụ huynh học sinh nhằm thay đổi và làm giảm bệnh răng miệng. Hầu hết các nhà trường chưa quan tâm và sát sao đối với học sinh trong lĩnh vực phát hiện bệnh và tuyên truyền phòng bệnh cho học sinh. Theo báo cáo của Sở Y tế Yên Bái năm 2012 thì tỷ lệ viêm lợi ở học sinh tiểu học là 53,9 % trong đó viêm lợi ở người Mông toàn tỉnh là 55,0 % [28], [45], tuy nhiên chưa có biện pháp can thiệp hiệu quả nào.

Theo Habibah Y và cộng sự khi nghiên cứu về thực trạng sức khỏe răng miệng của học sinh 10-16 tuổi tại Malaysia cho thấy tỷ lệ viêm lợi là 13,3%, sâu răng ở vùng thành thị là 59,6% và ở vùng nông thôn, miền núi là 69,0%, ở học sinh nữ chiếm 62,9% [64].

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)