Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh được thực hiện bởi cán bộ y tế, giáo viên nhà trường và gia đình, tuy nhiên trong những năm gần đây các hoạt động đã được thực hiện xong chưa có hiệu quả mà tỷ lệ bệnh răng miệng vẫn tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống y tế tại cơ sở chưa đảm bảo được các nguồn lực hỗ trợ để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho các em học sinh. Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chưa được cán bộ y tế quan tâm, hơn nữa trình độ chuyên môn của cán bộ bộ còn thấp, chưa có chuyên khoa răng hàm mặt. Các nghiên cứu tại tỉnh cũng như ngoài tỉnh đã cho thấy mối liên quan giữa chăm sóc sức khoẻ răng miệng với bệnh răng miệng. Những em HS không được sự chăm sóc tốt sẽ có nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn so với những HS được sự chăm sóc về răng miệng tốt. Số HS không được chăm sóc về y tế tốt mà bị mắc bệnh chiếm 45,5-50 %, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [32].
Không được chăm sóc răng miệng ở đây có nghĩa là bản thân các em và cha mẹ, thầy cô đều không quan tâm đến tình trạng răng miệng của các em, không được khám bệnh định kỳ, những trường hợp bị sâu răng không được điều trị sớm. Theo nghiên cứu của Lương Ngọc Châm (2003) tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên cho rằng “chăm sóc y tế là yếu tố quan trọng để có thể
20
em đến trường trong tình trạng vệ sinh răng miệng rất kém, hơi thở hôi, răng lợi bẩn, nhiều cao răng… nhiều em có các răng sữa lung lay đến tuổi thay nhưng không được nhổ, răng vĩnh viễn mọc chồi lên, lệch ra ngoài cung hàm, các răng sâu không được hàn gây biến chứng viêm tuỷ, mất răng... Có những em có tới 10 răng sữa sâu mà không được xử trí, răng số 6 vừa mọc lên đã sâu cũng không được ai quan tâm hướng dẫn điều trị. Trên 50 % học sinh người Mông có cao răng, đây là một trong những yếu tố gây tổn thương răng và sâu răng rất nhanh nhất là đối với răng sữa. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) [28], cho thấy nếu trẻ em không được khám răng khi có dấu hiệu đau răng, ê, buốt thì sẽ có biểu hiện sâu răng, biến chứng quanh răng, gây viêm lợi và chảy máu lợi. Do hầu hết các địa phương chưa có đủ nguồn lực đặc biệt thiếu sự đầu tư trang thiết bị, nhân lực phục vụ cho hoạt động này. Hầu hết các xã, huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm thường xuyên, công tác tổ chức triển khai các hoạt động khám sức khỏe học sinh chưa tốt, quản lý, theo dõi, giám sát chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và Giáo dục, không tổ chức các buổi khám sức khỏe răng miệng định kỳ cho học sinh, chưa tăng cường các hoạt động truyền thông và giáo dục sức khỏe cho học sinh tại trường. Do đó bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học còn cao [35], [37].