Trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 47 - 48)

Tại Thành phố Grand Rapids ở bang Michigan (Mỹ) đưa fluor vào nước uống từ năm 1945 và kết hợp với hoạt động khám răng miệng định kỳ hàng năm. Sau 6 năm triển khai can thiệp tại các trường tiểu học, đánh giá kết quả cuối cùng cho thấy tỷ lệ sâu răng và các bệnh quanh răng ở học sinh 6 tuổi đã giảm đi gần một nửa, tỷ lệ sâu răng 78,6 % (1945) giảm còn 41,5 % (1950), Tỷ lệ cao răng ở học sinh cũng giảm đáng kể (30,6 %) [111].

Tại Australia đã triển khai can thiệp các biện pháp dự phòng nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng bệnh răng miệng (Giáo dục nha khoa, khám răng miệng định kỳ, trám bít hố rãnh) kết hợp Fluor hóa nước uống trên toàn quốc nên kết quả đạt được rất tốt. Năm 1969, chỉ số sâu răng mất trám răng vĩnh viễn tuổi 12 ở các nước này đều trên mức 6,5 nhưng đến năm 1993 chỉ số này đã giảm xuống mức thấp, chỉ còn từ 1,2-2,6 [57]

Tại Malaysia sau khi thực hiện 3 chương trình can thiệp phòng bệnh sâu răng là sử dụng fluor, giáo dục nha khoa và dự phòng lâm sàng; từ năm 1970 đến 1988 đã giảm được tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn trẻ 12 tuổi từ 78,4 % xuống còn 71,33 %, chỉ số SMTR giảm từ 3,7 xuống còn 2,3.

Tại Nepal, Knevel R. J. M và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu từ năm 2006-2010 để thực hiện mô hình đào tạo cho 141 phụ nữ là các phụ huynh học sinh ở các vùng cao, miền núi về kiến thức chăm sóc răng miệng sau đó các bà mẹ sẽ tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc và dự phòng răng miệng cho học sinh như truyền thông và hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho các phụ huynh khác trong cộng đồng. Trong 3 năm nhóm nòng cốt này đã

33

triển khai mở rộng cho 2100 phụ nữ khác, hơn 4000 học sinh ở các trường tiểu học đã được tham dự các chương trình này. Kết quả đã nâng được kiến thức và sự hiểu biết cho phụ nữ và học sinh trung bình từ 35,6 % lên 51,7 % điều này đã góp phần nâng cao và cải thiện kỹ năng thực hành chăm sóc răng miệng cho học sinh ở các trường tiểu học đồng thời tại gia đình thì phụ huynh là thành phần chính để hướng dẫn học sinh chải răng hàng ngày [72].

Tại Đài Loan, Theo nghiên cứu của trường Đại học quốc gia Yang- Ming đã đưa chương trình vệ sinh răng miệng can thiệp vào các trường học từ năm 1993-2005 cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Hỗ trợ bàn chải đánh răng và đào tạo, tập huấn và hướng dẫn giáo viên, học sinh thực hành các phương pháp, kỹ thuật chải răng, vệ sinh răng miệng, sau đó đã đánh giá lại thì thấy rất hiệu quả tỷ lệ sâu răng của các em học sinh giảm từ 75 % xuống còn 32,5 %, chỉ số sâu mất trám răng viễn vĩnh giảm từ 8.0 còn 3.6. Ngoài ra công tác tuyên truyền luôn được trú trọng và đã có sự ủng hộ của các tổ chức ở cộng đồng và chính quyền địa phương [112].

Tại Hàn Quốc ở các trường học thì giáo viên là những người hướng dẫn, giảng dạy trực tiếp trên lớp cho các em học sinh thực hành vệ sinh răng miệng. Ngoài ra còn tổ chức các chương trình truyền thông, tư vấn tại cộng đồng để nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân, phụ huynh học sinh về các phương pháp phòng bệnh răng miệng. Kết quả truyền thông đã tác động rất lớn đến cộng đồng, người dân đã quan tâm hơn đến vệ sinh răng miệng hơn cho trẻ em, bệnh sâu răng đã giảm từ 75 % (2005) xuống 68 % (2009), kiến thức về BRM của phụ huynh tăng từ 42 % lên 67 % [101].

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)