Xây dựng mô hình can thiệp và các hoạt động triển khai

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 63 - 65)

Tập huấn , hội thảo Khám răng miệng

Truyền thông, giáo dục kiến thức

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham gia vào hoạt động can thiệp dự phòng bệnh răng miệng cho học sinh

Nhóm nghiên cứu Ban chỉ đạo can thiệp cấp xã Nhóm nòng cốt Cán bộ Y tế xã, y tế thôn bản, trưởng thôn Học sinh

49

- Sau khi đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng, nhóm nghiên cứu đã thu thập tài liệu truyền thông trên cơ sở các tài liệu chuyên dùng để tập huấn cho giáo viên, nhóm nòng cốt của thôn do Bộ Y tế qui định đã được đưa vào truyền thông. Hướng dẫn hội thảo và xây dựng tài liệu tập huấn cho nhóm nòng cốt nhằm tổ chức và triển khai các hoạt động của đề tài.

- Xây dựng kế hoạch, qui chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động can thiệp.

- Nguồn lực để thực hiện: Đề tài huy động các nguồn lực chính là cán bộ Y tế xã, thôn và đội ngũ giáo viên tại trường ngoài ra còn huy động thêm lãnh đạo xã, các ban ngành của xã, trưởng thôn, bản trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu:

+ Ban chỉ đạo can thiệp của xã gồm 6 người: Lãnh đạo UBND xã là trưởng ban, Đại diện Ban giám hiệu nhà trường làm phó ban, Trưởng trạm y tế xã làm phó ban, cán bộ phụ trách y tế trường học, giáo viên phụ trách đội, đại diện trưởng thôn bản là thành viên. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tập trung nguồn lực, tổ chức điều hành và giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện các hoạt động can thiệp. Thường kỳ 3 tháng họp 1 lần để đánh giá kết quả thực hiện trong kỳ, kịp thời chỉnh sửa, bổ xung, giải quyết, khắc phục những tồn tại, vướng mắc và triển khai kế hoạch kỳ tiếp theo.

+ Nhóm nòng cốt gồm 20 người/xã: 5 giáo viên chủ nhiệm/trường, 5 nhân viên Y tế thôn bản, 2 cán bộ chuyên khoa răng thuộc bệnh viện đa khoa huyện và trung tâm Y tế, 2 cán bộ trạm Y tế xã, 6 trưởng thôn bản và nhân viên y tế thôn bản. Lực lượng nòng cốt sau khi được nhóm nghiên cứu tập huấn, hội thảo, hướng dẫn chi tiết các nội dung can thiệp sẽ trực tiếp triển khai các hoạt động như truyền thông-GDSK, khám phát hiện bệnh răng miệng, giảng dạy các nội dung về răng miệng cho học sinh, điều hành, hướng dẫn các hoạt động tại trường cũng như tại thôn bản…

- Công tác giám sát các hoạt động can thiệp: hàng tháng nhóm nghiên cứu phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo của xã đến từng trường để

50

giám sát hỗ trợ, giúp đỡ, đóng góp ý kiến về công tác tổ chức triển khai các hoạt động tại trường, xã, thôn đặc biệt là hoạt động truyền thông tại các thôn.

- Ban chỉ đạo tổ chức họp giao ban 3 tháng 1 lần nhằm đánh giá các kết quả đã đạt được đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)