3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp dự phòng bệnh răng miệng
3.1. Hiệu quả của mô hình huy động cộng đồng vào chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ học sinh tiểu học người Mông mắc bệnh răng miệng chiếm 71,4 %. Bệnh sâu răng chiếm 69,6 %, bệnh viêm lợi chiếm 50,1 %; tỷ lệ sâu răng và viêm lợi ở học sinh của các trường là tương đương nhau.
- Tỷ lệ sâu răng và viêm lợi tăng theo độ tuổi, học sinh 7 tuổi là 67,5 %, học sinh 11 tuổi là 74,7 %. Tỷ lệ viêm lợi ở học sinh 7 tuổi là 48,01 %, ở học sinh 11 tuổi là 54,3 %
- Tỷ lệ sâu răng sữa ở học sinh tiểu học người Mông trung bình là 62,9 %, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 41,6 %.
- Chỉ số sâu răng sữa trung bình trên một học sinh là 3,3, chỉ số sâu mất trám răng sữa là 4,1. Chỉ số sâu răng vĩnh viễn trung bình trên một học sinh là 1,18, chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 1,6.
- Tỷ lệ học sinh bị chảy máu lợi là 13,1 %, tỷ lệ học sinh có cao răng (mảng bám răng) là 52,1 %.
2. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học ngƣời Mông
- Có mối liên quan giữa bệnh răng miệng với kiến thức chăm sóc răng miệng của học sinh.
- Liên quan với thực hành chải răng hàng ngày; với khám và điều trị răng miệng định kỳ; với hướng dẫn vệ sinh răng miệng trên lớp; với ăn măng ớt thường xuyên.
- Chưa thấy có mối liên quan giữa kinh tế gia đình với bệnh răng miệng của học sinh, học sinh ở hộ nghèo và hộ giầu đều có thể mắc BRM.
3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp dự phòng bệnh răng miệng
3.1. Hiệu quả của mô hình huy động cộng đồng vào chăm sóc sức khỏe răng miệng miệng
Mô hình huy động cộng đồng tham gia giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh răng miệng cho học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả bằng việc triển khai các hoạt động và tập trung vào nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh răng miệng cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh.
127
Mô hình đã có sự tác động lan tỏa đến chính quyền địa phương, các ban ngành trong xã và người dân quan tâm đặc biệt là Ban chỉ đạo và nhóm nòng cốt thực hiện mô hình đã được tăng cường về năng lực quản lý, điều hành, chuyên môn trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và về bệnh răng miệng nói riêng.