Phương pháp nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 25 - 28)

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của 116 doanh nghiệp ngành TPĐU niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm (2010 –2019) được thu thập từ FiinPro. Cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ hai thành phần: thành phần dữ liệu chéo (cross – section) và thành phần dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series). Việc kết hợp hai thành phần dữ liệu này có nhiều lợi thế và thuận lợi trong phân tích, đặc biệt khi muốn quan sát sự biến động của các nhóm đối tượng nghiên cứu sau các biến cố hay theo thời gian.

Đồng thời, cấu trúc dữ liệu bảng cũng giúp phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 12 cho các số liệu đã được xử lý ở trên, bài nghiên cứu thu được các thống kê đặc trưng mô tả từng biến như giá trị trung bình, giá tri ̣lớn nhất, giá tri ̣nhỏ nhất, độ lệch chuẩn… và hệ số tương quan giữa các biến có trong mô hình.

Tiếp đến, nhóm sử dụng các phương pháp ước lượng trong xây dựnng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng, mô hình OLS, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model), mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effect Model) có sự chọn lựa giữa 2 mô hình và các kiểm định kiểm tra tính vững của mô hình. Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, nhóm nghiên cũng cũng tiến hành phân tích hệ số tương quan, đa cộng tuyến. Kết quả cho thấy không có hiện tưởng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình. Sau đó nhóm nghiên cứu đã thực hiện mô hình hồi quy

Tiếp theo, đểđảm bảo tính hiệu quả của các ước tính trong các mô hình hồi quy, mô hình sai số chuẩn mạnh (robust standard errors model) được sử dụng để kiểm soát phương sai thay đổi. Nghiên cứu này sử dụng các sai số tiêu chuẩn mạnh theo công ty (heteroskedasticity-robust standard errors clustered by firms) để đưa ra suy luận thống kê,

xem kết quả có bị ảnh hưởng không. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng chạy thêm các mô hình về year fixed effect để kiểm soát hiệu ứng trong năm. Hiệu ứng năm ghi lại ảnh hưởng của xu hướng tổng hợp (chuỗi thời gian) có thể ảnh hưởng, làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

Dựa trên các nghiên cứu gốc của Chang (2018), bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đối với dữ liệu bảng của các doanh nghiệp thuộc ngành TPĐU niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2019:

ROEi,t = α0+ α1CCCi,t+ α2Sizei,t + α3MBi,t + α4DIVi,t + εi

ROAi,t= β0+ β1CCCi,t+ β2Sizei,t + β3MBi,t + β4DIVi,t + εi Giải thích các biến được đưa vào mô hình

Biến phụ thuộc: các chỉtiêu đo lường hiệu quả hoạt động cuả doanh nghiệp Hệ số doanh lợi tổng tài sản (ROA – Return On Assets) cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuếđược tạo ra từlượng vốn đầu tư(hay lượng tài sản), tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư bởi vì các dự án có mức sinh lời thấp về lâu dài sẽ gặp khó khăn, đầu tư vào những ngành có hệ số này thấp sẽ mất cơ hội cho việc sử dụng vốn vào những ngành có lợi nhuận cao, do đó giảm tốc độtăng trưởng (Abel & Eberly, 1994).

Hệ số doanh lợi tổng vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) là chỉ số đo lường mức lợi nhuận đạt được trên đồng vốn đóng góp của chủ sở hữu. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân vốn chủ sở hữu. Chỉ số này là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời.

Đã có nhiều nghiên cứu trước đây (Mark & Ilse, 2008; Franklin, 2011, Nguyễn &

Trang, 2013, Lê & Văn, 2016; Sugathadasa, 2018) sử dụng ROE và ROA làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các biến giải thích đưa vào mô hình

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC - Cash Conversion Cycle) là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những thành phẩm này.

Việc rút ngắn kỳ luân chuyển hàng tồn kho sẽ đẩy nhanh quá trình kinh doanh làm tăng doanh thu và giảm các chi phí liên quan đến việc nắm giữ hàng tồn kho, từ đó làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Biến này được các tác giả Afeef (2011), Gul et al. (2013), Mumtaz et al. (2011) đưa vào nghiên cứu và tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê.

CCC = DOI + DOR – DOP Trong đó:

DOP: Number of Days Of Payables (số ngày khoản phải trả)

= (Khoản phải trả trung bình năm*365)/Chi phí giá vốn

DOI: Number of Days Of Inventory on hand (số ngày nắm giữ hàng tồn kho)

= (Hàng tồn kho trung bình năm*365)/Chi phí giá vốn

DOR: Number of Days of Receivables (số ngày khoản phải thu)

= (Khoản phải thu trung bình năm*365)/Bán trả sau

Bên cạnh biến giải thích trên, các biến kiểm soát sau được đưa vào mô hình

Quy mô (Size): Quy mô doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và do đó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các công ty quy mô lớn sẽ có sức mạnh trong việc đàm phán với nhà cung cấp để được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như chiết khấu cao, thời gian thanh toán dài hơn, có lợi thế hơn hẳn các công ty có quy mô nhỏ trong việc tận dụng các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận. Baumol (1959) cho rằng quy mô có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên khi quy mô của doanh nghiệp trở nên quá lớn có thể xảy ra tình huống ngược lại. Biến kiểm soát này cũng được các tác giả Afeef (2011), Gul et al. (2013), Mumtaz et al. (2011), Sharma & Kumar (2011) đưa vào nghiên cứu và tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê.

Hệ số giá trị thị trường/giá trị sổ sách (M/B) được sử dụng để tính toán giá trị của công ty bằng cách so sánh giá trị sổ sách với giá trị thị trường của nó. Khi sử dụng hệ số M/B cần lưu ý đặc biệt đến các đặc thù về ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, hệ số này đặc biệt sử dụng phù hợp với các ngành dịch vụ. Theo Rau và Vermaelen (1998), tỷ lệ M/B phản ánh nhận định của thị trường về tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, tỷ lệ M/B cao tương ứng với doanh nghiệp danh giá (Glamour Firm) và tỷ lệ M/B thấp được gọi là doanh nghiệp giá trị (Value Firm).

Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) là tỉ lệ của tổng số tiền cổ tức chi trả cho các cổ đông trên thu nhập ròng của công ty. Tỉ lệ này cho biết một công ty trả bao nhiêu tiền cho các cổ đông so với số tiền họ đang giữ để tái đầu tư tăng trưởng, trả nợ hoặc thêm vào lợi nhuận giữ lại.

Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của tỷ lệ chi trả cổ tức là mức độ tăng trưởng của công ty. Tỷ lệ chi trả cũng hữu ích khi đánh giá tính bền vững của cổ tức. Các công ty cực kỳ miễn cưỡng cắt giảm cổ tức vì nó có thể khiến giá cổ phiếu giảm và phản ánh kém về khả năng quản lý. Cổ tức mang tính đặc thù của ngành. Các khoản chi trả cổ tức rất khác nhau tùy theo ngành. Và cũng giống như hầu hết các tỉ lệ, chúng rất hữu ích để so sánh trong một ngành nhất định. Lie (2005) đã sử dụng biến này làm biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu.

Giả thuyết nghiên cứu:

Nhiều nghiên cứu trên thế giới như Uyal (2009), Sugathadasa (2018), Mohamad (2010) đã chứng minh tồn tại mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và hiệu quả hoạt động của doanh nhiệp. Song cần lưu ý rằng có thể xuất hiện những khác biệt nhất định trong kết quả nghiên cứu về mối quan hệ này tại các nước đang phát triển như Việt Nam, do những đặc trưng của TTCK, sự lựa chọn cơ cấu tài sản,… đặc biệt là đối với một ngành cụ thểnhư ngành TPĐU.

Do vậy, đểđánh giá tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành TPĐU niêm yết trên TTCK Việt Nam, dựa trên tổng quan nghiên cứu cùng kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu của Chang (2018), Sugathadasa (2018), Pirttilọ (2019), kết hợp với những phõn tớch về đặc điểm của cỏc doanh nghiợ̀p ngành TPĐU, nhóm nghiên cứu thấy rằng, tại các doanh nghiệp ngành TPDU tại Việt Nam hiện nay, việc quản trị vòng quay tiền mặt còn chưa thực sự hiệu quả, do đó việc cải thiện các khoản thu phải thu, quản lý tốt các dòng tiền, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt sẽ giúp cải thiện khả năng hoạt động của doanh nghiệp, qua đó cải thiện các chỉtiêu đo lường hiệu quả của doanh nghiệp như tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Do đó, bài nghiên cứu đề xuất các giả thuyết sau:

H1: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở

hữu của các doanh nghiệp ngành TPĐU niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019.

H2: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có tác động tiêu cực tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các doanh thuộc ngành TPĐU niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(910 trang)