FINANCIAL TECHNOLOGY AND OTHER RELATING ISSUES
3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
• Bản thân có tác động đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công Các nghiên cứu của J.O Odian & K.O Ogiedu (2013), Tsega Mengiste Dibabe và cộng sự (2014), Azni Suhaily Binti Samuri và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Thu Vân, Lưu Chí Danh (2017) đều đồng ý cho rằng yếu tố cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc lựa chọn chuyên ngành kế toán của các sinh viên, trong đó như sở thích cá nhân, tính cách, triển vọng việc làm, danh tiếng của trường đại học và phương tiện truyền thông có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định lựa của sinh viên. Yếu tố về năng khiếu và niêm yêu thích thực sự đối với môn học cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn (Paolillo và các cộng sự, 2013).
Đánh giá về yếu tố cá nhân, theo Viện Kế toán Malaysia (MIA), với nghiên cứu của Putra Malaysia của Haslinah Muhamad và cộng sự (2016) chỉ ra rằng chuyên ngành kế toán đòi hỏi người học cần tập trung, thận trọng và tỉ mỉ trong từng bước. Bởi vậy, sinh viên muốn theo học và gắn bó lâu dài với chuyên ngành kế toán cần xuất phát từ sở thích cá nhân và thực sự quan tâm đến nó. Xã hội luôn không ngừng phát triển và thay đổi nên sinh viên cần tạo cho bản thân những cơ hội việc làm trong tương lai, tạo động lực phát triển năng chuyên môn, kỹ năng, thái độ trong học tập và công việc. Vì vậy, sở thích và đam mê là vô cùng quan trọng.
Đây là cơ sở để xây dựng giả thuyết H1.
Giả thuyết H1: Yếu tố cá nhân có tác động thuận chiều đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công
• C á c mối q u a n hệ c ó t á c độn g đến q u yết địn h c họn học c h u y ê n n g à n h kế t o á n c ô n g
Các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ quen biết có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên (Cosser & Toit (2002), Sharifah và Tinggi, 2012, Odia và Ogiedu, 2013). Nghiên cứu của Sharifah và Tinggi (2012), Tsega và các cộng sự (2015) chỉ ra nhân tố gia đình có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên, trong khi đó Pak Auyeung và John Sands (2010) thể hiện trong nghiên cứu khi quyết định lựa chọn chuyên ngành học kế toán của mỗi sinh viên là do sự tác động lớn đến từ cha mẹ, bạn bè và
giáo viên. Sự lựa chọn xuất phát từ sự coi trọng các ý kiến từ các nhóm tham khảo của sinh viên, từ sự tư vấn của gia đình, bạn bè, thầy cô và từ tất cả các mối quan hệ khác. Chính vì vậy, đây là cơ sở để xây dựng giả thuyết H2.
Giả thuyết H2: Các mối quan hệ có tác động thuận chiều đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công
• Đặc điểm ngành nghề có tác động đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công
Ngành kế toán qua các nghiên cứu được khẳng định là ngành có tính khả dụng cao, sự ổn định trong công việc, có cơ hội thăng tiến, năng động, có tính sáng tạo và có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn ngành kế toán của sinh viên. Đây là một trong những thông tin đáng để chú ý, tạo niềm tin lớn đối với những sinh viên khi chọn ngành kế toán (Strasser, Ozgur và Schroeder, 2002, Wally–Dima, 2013, Abbas Heiat và cộng sự, 2013; Kathleen A.Simons và cộng sự , 2003; Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự, 2017). Nghiên cứu của J.O Odian & K.O Ogiedu (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành kế toán của sinh viên chỉ ra các yếu tố liên quan đến công việc như sự tiếp xúc rộng rãi của kế toán với doanh nghiệp, kỳ vọng về mức lương cao, ổn định và uy tín nghề nghiệp có ảnh hưởng tới sự lựa chọn của sinh viên, thể hiện ở các tiêu chí như lương, thưởng đi cùng với yêu cầu của công việc kế toán. Do đó, giả thuyết H3 được đưa ra như sau:
Giả thuyết H3: Đặc điểm ngành nghề có tác động thuận chiều đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công
• Đặc điểm trường đại học có tác động đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công
Việc lựa chọn ngành kế toán xuất phát từ những thông tin về chất lượng đào tạo, môi trường học tập của trường đại học nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Thu Vân, Lưu Chí Danh (2017) cho thấy rằng đặc điểm của trường đại học như hoạt động đào tạo ngành kế toán, hoạt động truyền thông, quảng bá trường đại học có tác động rất lớn đến quyết định chọn ngành kế toán của sinh viên. Abbas Heiat và các cộng sự (2007) phát hiện ra yếu tố như khả năng tuyển dụng, mức lương khởi điểm và khả năng tương tác với mọi người có ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên và mức độ dễ kiếm được bằng cấp. Nghiên cứu của Rababah (2016) đã đưa ra thử nghiệm một biến mới – danh tiếng trường đại học hoặc cao đẳng và đã xác định mối quan hệ giữa các biến danh tiếng của trường đại học, sở thích cá nhân,... với sự lựa chọn của sinh viên. Giả thuyết H4 như sau:
Giả thuyết H4: Đặc điểm trường đại học có tác động thuận chiều đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công
• Xã hội có tác động đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Vân và các cộng sự (2017), một nhân tố cần quan tâm đó chính là xã hội đánh giá thông qua nhu cầu nhân lực và yêu cầu chuyên môn. Cùng quan điểm khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
nghề kế toán của sinh viên Đại học Duy Tân (2018) đã đưa ra 6 nhân tố: Tự tin năng lực, tố chất, cơ hội nghề nghiệp, sự áp đặt, văn hóa, xung đột dự kiến.
Bên cạnh đó, phương tiện truyền thông cũng là một yếu tố giúp sinh viên đưa ra sự lựa chọn chuyên ngành học (Macionis, 2000; Pearson & Dellmann, 1997). Nghiên cứu của Linda (2006) trùng với các nghiên cứu trước đã chỉ ra cách mà phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành kế toán của sinh viên, đó là: truyền hình, quảng cáo Internet,...Trên cơ sở đó, giả thuyết H5 được đưa ra như sau:
Giả thuyết H5: Yếu tố xã hội có tác động thuận chiều đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công
• Tính mới của chuyên ngành có tác động đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công
Nhận định về tính mới của chuyên ngành được đưa ra từ nghiên cứu của Paolillo và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Bích Vân và các cộng sự (2017). Đồng nhất với việc khi thực hiện phỏng vấn chuyên sâu nhóm sinh viên từ mẫu nghiên cứu, ý kiến cho rằng họ chú ý tới chuyên ngành kế toán công là do tính mới, tỷ lệ sinh viên lựa chọn chưa nhiều nên khả năng cạnh tranh và đáp ứng công việc đặc thù sẽ dễ hơn cho sinh viên. Chuyên ngành kế toán công khi lựa chọn cũng tạo sự hứng thú cho sinh viên và họ cũng có thể linh hoạt chủ động thích ứng được cả ở đơn vị công và đơn vị ngoài khu vực công. Đây là cơ sở để xây dựng giả thuyết H6.
Giả thuyết H6: Yếu tố tính mới của chuyên ngành có tác động thuận chiều đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công
3.2. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công, cùng với kết quả nghiên cứu định tính từ phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia và nhóm sinh viên chuyên ngành kế toán công. Các yếu tố được điều chỉnh, mã hóa và trình bày đưa vào nghiên cứu như sau:
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, đề xuất
H2 H3 H4 H 5 H 6
Xã hội
H1
Các mối quan hệ Bản thân
Quyết định chọn
học chuyên ngành kế toán công Đặc điểm ngành nghề
Đặc điểm trường đại học
Tính mới của chuyên ngành
4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thang đo nghiên cứu
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu tiền nhiệm của các tác giả trong nước và trên thế giới. Các thang đo được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với chuyên ngành đào tạo kế toán nói chung và dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, phương pháp phỏng vấn sâu từ các chuyên gia và nhóm sinh viên chuyên ngành kế toán công.
Biến “Bản thân” (BANTHAN) được đo lường thông qua 05 khía cạnh được ký hiệu từ BANTHAN1 đến BANTHAN5 (Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự, 2017). Biến “Các mối quan hệ” (MOIQH) được sử dụng 04 biến quan sát đo lường ký hiệu từ MOIQH1 đến MOIQH4, dựa trên nghiên cứu của Cosser & Toit (2002), Sharifah và cộng sự (2012). Biến
“Đặc điểm ngành nghề” (NGANH) được đo lường thông qua 05 khía cạnh ký hiệu từ NGANH1 đến NGANH5 (Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự, 2017; Abbas Heiat và cộng sự.
2013; Kathleen A.Simons và cộng sự, 2003).
Biến “Đặc điểm trường đại học” (TRUONG) dựa trên nghiên cứu của Rababah (2016), Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017) , sử dụng 04 biến quan sát đo lường ký hiệu từ TRUONG1 đến TRUONG4. Biến “Xã hội” (XH) được đo lường bởi 04 khía cạnh ký hiệu từ XH1 đến XH4 (Sharifah và cộng sự, 2012; Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự, 2017; Lê Thị Thanh, 2013; Tsega và cộng sự, 2015). Biến “Tính mới của chuyên ngành” dựa vào nghiên cứu của Paolillo và cộng sự (2013) đo lường từ 03 khía cạnh ký hiệu MOI1 đến MOI3.
Biến phụ thuộc “Quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công” đo lường bởi 05 biến quan sát ký hiệu từ QĐ1 đến QĐ5, dựa vào nghiên cứu của Lê Thị Thanh Kiều (2015), Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017).
4.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Trên cơ sở cân nhắc đến thời gian cũng như khối lượng dữ liệu cần phải thu thập, các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở phù hợp với đối tượng trong đề tài là các trường đại học khối Kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Nhóm nghiên cứu căn cứ trên nhiều tài liệu có liên quan điều tra như: Những điều cần biết về tuyển sinh qua các năm học từ năm 2015 cho đến nay, trang web tuyển sinh và thông tin của các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh để xác định các trường đại học có đào tạo chuyên ngành này. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, có hơn 40 trường đại học đào tạo ngành Kinh tế. Tuy nhiên, các trường đào tạo chuyên ngành kế toán công hiện nay còn hạn chế. Do hạn chế về thời gian và địa điểm nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành khảo sát tại 2 trường đang đào tạo chuyên ngành này là trường Đại học Thương mại và Học viện Tài chính. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu xác định mẫu nghiên cứu điều tra khảo sát các bạn sinh viên từ năm 1 đến năm 4 của hai đơn vị khảo sát này.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện được khảo sát là 427 phiếu. Trong đó số phiếu phát tại đại học Thương mại là toàn bộ sinh viên từ năm 1 đến năm 3 (290 sinh viên) , sinh viên Học viện Tài Chính là từ năm 1 đến năm 2 (137 sinh viên). Hình thức gửi được thực hiện chủ yếu qua email và các công cụ truyền thông khác. Số phiếu thu về là 218 phiếu (đạt tỷ lệ 51%),
trong đó có 15 phiếu không đạt yêu cầu và đã bị loại, còn lại 203 phiếu khảo sát thích hợp được đánh số thứ tự, xem xét sàng lọc trước khi tiến hành nhập liệu vào phần mềm SPSS 20.
4.3. Phân tích dữ liệu
Để kiểm định mô hình thang đo và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu trong thực tế, cũng như phân tích tác động của các yếu tố đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công, nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy với các bước sau: (i) Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha; (ii) Phân tích nhân tố khám phá; (iii) Phân tích tương quan; (iv) Phân tích hồi quy.