FINANCIAL TECHNOLOGY AND OTHER RELATING ISSUES
6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu
• Về yếu tố Các mối quan hệ:
Các mối quan hệ (Beta = 0,252). Đây là yếu tố có tác động mạnh nhất đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công của các bạn sinh viên trong mẫu. Điều này cũng cho thấy, khả năng xuất phát từ quyết định của bản thân sinh viên còn hạn chế. Mặc dù hiện nay, điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin, với truyền thông đã dễ dàng hơn nhiều để các bạn có thể tìm hiểu về chuyên ngành các bạn theo học trong tương lai. Tuy nhiên, các bạn vẫn còn bị tác động rất nhiều từ các mối quan hệ xung quanh, quyết định chọn học bị chi phối nhiều hơn từ bố, mẹ, thầy cô, bạn bè.. những người có thể đã từng học, đang học chuyên ngành kế toán hay các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục có liên quan. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu trong phiếu khảo sát khi hỏi “Ai là người có ảnh hưởng đến quyết định chọn học” có tới 69.5% các bạn sinh viên cho thấy người có ảnh hưởng đến quyết định chọn học là các mối quan hệ xung quanh từ Bố, Mẹ, anh chị e ruột, anh chị họ, giáo viên chủ nhiệm.
Khi phỏng vấn chuyên sâu, nhóm các bạn sinh viên đều cho rằng bất kỳ một DN nào cũng cần có kế toán, với sự nhận thức như vậy mà các bậc phụ huynh thường định hướng cho các bạn và bản thân sinh viên cũng có thể hiểu được điều này để có ngành nghề có cơ hội làm việc cao khi ra trường, nên sinh viên chuyên ngành kế toán thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố người thân, bạn bè, thầy cô nhiều hơn các chuyên ngành khác. Do đó, hiểu được sự hạn chế về mặt thông tin ngành nghề, cơ sở đào tạo, các trường đại học nên mở rộng không chỉ các vùng thành phố mà cả các vùng nông thôn, nơi học sinh đang cần những người tư vấn chuyên nghiệp; cần tăng cường nguồn thông tin hướng nghiệp qua các kênh tuyển sinh, các trang web uy tín, nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn cho cán bộ hướng nghiệp. Đồng thời, các trường đại học, các nhân viên làm tư vấn tuyển sinh nên xây dựng những kế hoạch, kỹ năng và phong cách tư vấn chuyên nghiệp để cạnh tranh với các trường đại học khác có cùng chuyên ngành đào tạo. Bên cạnh đó, cần có nhiều giải pháp truyển thông mạnh hơn nữa đến các mối quan hệ xung quanh các bạn học sinh, cung cấp thông tin nhanh và kịp thời, tư vấn rõ về chuyên ngành kế toán công, khẳng định vai trò quan trọng và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội, cơ hội làm việc cao khi ra trường đến những gia đình có các bạn đang học phổ thông là điều cần thiết hiện nay. Điều đó giúp định hướng cho các bạn về khả năng phù hợp và thích ứng khi lựa chọn đúng chuyên ngành mà các bạn đã lựa chọn.
• Về yếu tố Bản thân
Bản thân (Beta = 0,162). Nghiên cứu cho thấy yếu tố của bản thân cá nhân học sinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quyết định chọn ngành nghề của họ. Sự phù hợp của ngành học với khả năng học sinh hay với sở thích của học sinh càng cao, sẽ có khuynh hướng chọn ngành nghề càng cao. Bản thân cá nhân khi lựa chọn chuyên ngành kế toán công thường là người có khả năng tốt liên quan đến tính toán, óc sáng tạo và có sự cẩn thận trong học tập. Tại những thời điểm khác nhau, bản thân cá nhân có thể đưa ra những yếu tố ưu tiên cho việc lựa chọn cũng khá nhau. Vì vậy, quản lý trong các trường đại học nên có những biện pháp thăm dò, theo dõi sự thay đổi trong nhận thức của lớp trẻ học sinh, sinh viên để có biện pháp điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh, thiết kế chương trình học phù hợp với nhu cầu sinh viên và xã hội, từ đó mới thu hút được lượng sinh viên theo học ngày một nhiều hơn.
Tuyên truyền các chương trình học tới cac bạn sinh viên cuối cấp để họ thấy vai trò của chuyên ngành với các học phần liên quan đến khả năng tính toán, khả năng sáng tạo của bản thân mỗi học sinh. Các trường Đại học cần đưa ra những cuộc thăm dò ý kiến của sinh viên về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, tiếp nhận những ý kiến đóng góp của sinh viên nhằm cải thiện và đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
• Về yếu tố Xã hội
Xã hội (Beta = 0,138). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều và có sự ảnh hưởng giữa nhân tố xã hội với quyết định chọn chuyên ngành kế toán công của sinh viên.
Hiện nay, các bạn học sinh có thể dễ dàng tiếp cận CNTT, tìm hiểu các thông tin liên quan đến các trường đại học, các chuyên ngành phù hợp trong khả năng. Kênh thông tin xã hội qua các phương tiện truyền thông khác nhau là công cụ đắc lực và quan trọng giúp các
trường đại học quảng bá thương hiệu, giới thiệu về các thông tin cần thiết cho việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo trong đó có kế toán công. Do đó, các nhà quản lý trong trường đại học cần đánh giá hiệu quả qua các kênh thông tin này để tăng cường hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới đây.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh đòi hỏi sinh viên cần phải có sự linh hoạt và thích ứng kịp thời; thường xuyên cập nhật kiến thức và trình độ ngay khi ngồi trên ghế nhà trường để có trình độ chuyên môn kế toán cao, có khả năng làm việc độc lập và có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Đảm nhiệm tốt và sự chuyên nghiệp khi trở thành kế toán viên trong đơn vị đặc thù thuộc khối đơn vị công. Từ đó, khả năng cạnh tranh trong nghề sẽ dễ dàng hơn và nhu cầu nhân lực chuyên ngành kế toán công sẽ ngày càng nhiều hơn đáp ứng nhân lực đào tạo từ các trường có chuyên ngành này.
• Về yếu tố Đặc điểm ngành nghề
Đặc điểm ngành nghề (Beta = 0,136). Kết quả nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa đặc điểm ngành nghề với quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công.
Đặc điểm ngành nghề là điều kiện cần để các bạn sinh viên quan tâm, khi trường có những chính sách hỗ trợ việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp cũng là một việc làm để lại hình ảnh đẹp đối với các bạn sinh viên. Do đó, khoa Kế toán tại các trường đại học khối Kinh tế cùng với các trường cần phát huy những thế mạnh, thu hút được lượng sinh viên đăng ký học ngày càng nhiều hơn.
Mục đích cuối cùng của các bạn sinh viên khi lựa chọn chuyên ngành học là khả năng tìm được nghề nghiệp ổn định và phù hợp trong tương lai, sinh viên chuyên ngành kế toán công tại các trường khối Kinh tế cũng không nằm ngoài những yếu tố này. Các trường đại học kết hợp cùng khoa Kế toán chuyên ngành cần có mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị đặc thù là các đơn vị hành chính sự nghiệp trên các địa bàn khác nhau, nâng cao công tác giới thiệu nơi thực tập phù hợp cho sinh viên, giúp cho sinh viên cọ sát với thực tế công việc khi còn đang theo học tại trường.
• Về yếu tố Đặc điểm trường đại học
Đặc điểm trường đại học (Beta = 0,111). Kết quả nghiên cứu của thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố đặc điểm trường đại học đến quyết định chọn chuyên ngành kế toán công.
Hiện nay, phần lớn học sinh THPT có xu hướng lựa chọn trường đại học có danh tiếng tốt. Các bạn học sinh có học lực tốt có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn, do đó họ sẽ ưu tiên lựa chọn các trường đại học có danh tiếng tốt hơn. Còn các bạn học sinh có học lực kém hơn có ít cơ hội hơn, nên sẽ lựa chọn các trường đại học phù hợp với khả năng của bản thân.
Bên cạnh đó thì chất lượng của đội ngũ giảng viên, chi phí đào tạo của chuyên ngành, điểm chuẩn của ngành cũng nhận được sự quan tâm đáng kể của sinh viên khi chọn lựa chuyên ngành. Các bạn học sinh có thể tìm hiểu kỹ hơn về chuyên ngành mình định lựa chọn thông qua báo chí, website của các trường đại học,... Với sự tìm hiểu kỹ càng, có chuẩn bị kết hợp
với sự tư vấn từ gia đình và người thân, các bạn học sinh sẽ đưa ra được quyết định lựa chọn đúng đắn cho bản thân.
Do đó, để thu hút các thí sinh đăng ký lựa chọn chuyên ngành kế toán công, các trường đại học khối Kinh tế cần đưa ra các kế hoạch hiệu quả hơn như tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tăng cường cung cấp đầy đủ và chi tiết các thông tin về chuyên ngành kế toán công, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, cải thiện phương pháp giảng dạy phù hợp, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của nhà trường…nhằm thu hút các thí sinh đăng ký lựa chọn chuyên ngành học.
Như vậy, nghiên cứu đã trình bày kết luận về mô hình nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở kết quả tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành kế toán công, nhóm tác giả đưa ra những nhận xét, khuyến nghị cho các nhà quản lý các trường đại học khối Kinh tế trong việc tăng cường quáng bá hình ảnh, thương hiệu của nhà trường, nâng cao năng lực của cán bộ giảng viên trong trường, truyền thông các thông tin tuyển sinh đến nhiều đối tượng có liên quan và xây dựng chương trình học phù hợp với sự hội nhập và đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
Abbas Heiat and Doug Brown, (2007), An Empirical Analysis Of Underlying Factors Affecting The Choice Of Accounting Major , Journal of College Teaching & Learning.
Azni Suhaily Binti SAMSURI et al, (2016), Perception of Undergraduate Accounting Students towards Professional Accounting Career, International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences.
Charles A. Malgwi et al, (2010), Influences on Students’ Choice of College Major, Journal of Education for Business.
Charles W. Lamb et al, (2000), Consumer Behavior, NTC Business Books.
Huỳnh Ngọc Anh Thạch, (2009), Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành, trường đại học của học sinh PTTH vùng ĐBSCL.
J.O Odian and K.O Ogiedu, (2013), Factors Affecting the Study of Accounting in Nigerian Universities, Journal of Educational and Social Research.
Kathleen A.Simons et al, (2003), Factors Influencing Choice Of Accounting As A Major, Proceedings of the 2003 Academy.
Lê Thị Thanh Kiều, (2015), Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành quản trị kinh doanh của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Thị Thanh, (2013), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ Cao đẳng trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
Linda A, (2006), How to Choose a College Major.
Macionis John J, (2000), Society: The Basic, Prentice Hall.
Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự, (2017), Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học ngành kế toán ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển.
Pak Auyeung and John Sands, (2010), Factors influencing accounting students’ career choice:
a cross-cultural validation study, Accounting Education.
Paolillo and Estes, (1982), An empirical analysis of career choice factors among accountants, attorneys, engineers, and physicians, The Accounting Review.
Pearson and Dellmann, (1997), Parental Influence on a Student’s Selection of a College Major, College Student Journal.
Philip Kotler, (2001), Dirección de marketing , Pearson Education.
Sandy Strasser et al, (2002), How Students Choose a College Major: An Analysis of Criteria & Choice Using the Analytical Hierarchy Process, Mid – American Journal of Business.
Sharifah Sabrina Syed Ali and Michael Tinggi, (2013), Factors Influencing the Students’
Choice of Accounting as a Major, The IUP Journal of Accounting Research &
Audit Practices.
Tapos Kumar, (2017), Factors that Influence Bangladeshi Student’s Decisions to Major Accounting at the Entrance of University, Review of Integrative Business and Economics Research.
Tsega Mengiste Dibabe et al, (2015), Factors that Affect Students’ Career Choice in Accounting: A Case of Bahir Dar University Students , Research Journal of Finance and Accounting.
Wally Dima, (2013), Factors influencing student’s choice of accounting as a major: The case of Botswana accounting students, Asian Journal of Empirical Research.
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN HỌC CHỨNG CHỈ NGHỀ NGHIỆP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI
Phan Hương Thảo Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Từ trước đến nay, kế toán luôn là ngành thu hút số lượng sinh viên theo học khá đông.
Theo đánh giá chung, ngành kế toán hiện đang thừa nhân lực nhưng trước việc doanh nghiệp vẫn chưa thỏa mãn trong quá trình tuyển dụng lao động trong ngành này thì bài toán đã được đặt ra, và nút thắt ở đây được các doanh nghiệp nêu ra chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề, đáp ứng theo được yêu cầu hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, ngoài việc lí thuyết đi đôi với thực hành thì nguồn nhân lực kế toán với chất lượng quốc tế bằng việc theo học hoặc sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán lại là một hướng đi mới cho các bạn sinh viên. Bài viết chọn lọc, xác lập các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội, tiến hành phân tích đánh giá thực trạng từ cuộc khảo sát các sinh viên ngành kế toán tại một số trường đại học ở Hà Nội trong thời gian qua thông qua mô hình hồi quy, giúp các sinh viên này cũng như các cơ sở đào tạo có căn cứ để lựa chọn đúng đắn và phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán.
Từ khóa: chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, kế toán, sinh viên, yếu tố ảnh hưởng.
ASSESSMENT OF FACTORS AFFECTING THE STUDENTS' CHOICE OF INTERNATIONAL PROFESSIONAL CERTIFICATES IN THE FIELDS OF
ACCOUNTING OF STUDENTS IN HANOI
Abstract
Up to now, accounting has always been a major that attracts a large number of students. According to the general assessment, accounting currently has an excess of human resources, but businesses are still not satisfied in the process of recruiting accountants, the problem has been posed, and the bottle-neck here is mentioned by enterprises. The main output is high-quality and skilled human resources, meeting the requirements of international integration. Therefore, in addition to theory and practice, accounting human resources with international quality by studying or possessing international professional certificates in the field of accounting is a new direction for students. The article selects, identifies factors affecting the decision to study international professional certificates in the field of accounting
of students in Hanoi’ universities, conducts analysis and assessment of the current situation from surveying accounting students at some universities in Hanoi over the past time through a regression model, helping these students as well as training institutions have grounds to make the right and appropriate choices, contributing to improving the efficiency of learning international professional certificates in the field of accounting.
Keywords: international professional certificate, accounting, students, affecting factor.