Áp dụng kiểm tra sức chịu đựng tại Vietcombank - Thực trạng và một số đánh giá

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 108 - 113)

thống ngân hàng Việt Nam, theo 2 kịch bản vĩ mô vềtăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất cho vay, VN-index. Theo đó, nếu như không có cú sốc nào bất thường, nền kinh tế sẽ diễn biến theo kịch bản cơ sở, thì hệ số CAR của các ngân hàng đều ở mức cao, thậm chí còn cao hơn nhiều so với hệ số an toàn tối thiểu 9%. Nếu kịch bản kiểm tra sức chịu đựng thứ nhất xảy ra, thì kết quả chỉ có 4/13 ngân hàng có thểđáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu theo quy định của

NHNN (CAR>9%). Và nếu như kịch bản kiểm tra sức chịu đựng thứ hai xảy ra thì sẽ không có ngân hàng nào đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHNN. Khi đó, NHNN sẽ phải bổ sung thêm vốn cho các ngân hàng này để tránh sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống. Theo tính toán của VEPR, chi phí tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trong hai kịch bản sẽ lần lượt vào khoảng 1,50% và 2,97% GDP trong năm 2015.

Sau đây, tác giả tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng áp dụng kiểm tra sức chịu đựng tại Vietcombank - một trong những ngân hàng tiên phong và điển hình trong việc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng cũng như áp dụng Basel II trong hoạt động của mình, từđó rút ra các bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam.

3.1. Thc trng áp dng kim tra sc chịu đựng ti Vietcombank

Với mục tiêu chiến lược trở thành Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất Việt Nam theo thông lệ quốc tế, Vietcombank luôn chủ động tiếp cận, nghiên cứu hướng tới việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013, ngân hàng đã chủ động triển khai các dựán nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Năm 2014, khi được lựa chọn là một trong 10 ngân hàng trong nước áp dụng thí điểm tiêu chuẩn Basel II tại Việt Nam, Vietcombank đã thực hiện phân tích hiện trạng và xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể dự án Basel II, trong đó có sáng kiến Phát triển khuôn khổ, hệphương pháp và hệ thống kiểm tra sức chịu đựng về vốn.

Hình 6 : Quy trình thực hiện kiểm tra sức chịu đựng tại Vietcombank

Nguồn: Báo cáo ICAAP kỳ 2021-2023 của Vietcombank

Hiện tại,Vietcombank đã xây dựng quy trình thực hiện kiểm tra sức chịu đựng nói riêng và ICAAP nói chung theo đúng thông lệ quốc tế, bao gồm các bước: Thiết kế kịch bản kinh tế vĩ mô; Dự báo B/S và P&L; Dự báo Vốn tự có; Dự báo RWA (bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro tập trung đối với hoạt động cấp tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng đối tác, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi ro tập trung đối với hoạt động tự doanh, rủi ro hoạt động);

Tổng hợp kết quả kiểm tra sức chịu đựng về vốn.

Trước hết, Vietcombank xác định sự kiện từ đó kịch bản vĩ mô được xây dựng trên cơ sở số liệu trong quá khứ hoặc các giả định. Tại kỳ thực hiện ICAAP năm 2019 và 2020, ngân hàng nhận định diễn biến của dịch bệnh Covid-19 là sự kiện cơ sở cho việc xây dựng các kịch bản vĩ mô trong điều kiện hoạt động bình thường và điều kiện diễn biến bất lợi. Để thiết kế các chỉ số kinh tếnhư GDP, CPI, tỷ giá, lãi suất... trong hai kịch bản, ngân hàng sử dụng mô hình định lượng kết hợp với tham khảo các nguồn tin từ các tổ chức nghiên cứu uy tín trong nước và nước ngoài nhằm tăng mức độ tin cậy của kết quảđịnh lượng. Dữ liệu để xây dựng mô hình được lấy từ Tổng cục thống kê và các đơn vị cung cấp thông tin chuyên nghiệp như Reuters.

Bảng 4: Mô tả bối cảnh kinh tế trong kiểm tra sức chịu đựng tháng 12/2020 của Vietcombank

Kch bn 1 (Bình thường)

2021

Dbáo tăng trưởng kinh tế2021 đạt mc cao: Bệnh dịch được kiểm soát vắcxin và thuốc chữa Covid-19 dần phổ biến. Tăng trưởng phục hồi, lạm phát có dấu hiệu tăng song vẫn trong khoảng mục tiêu. Chính sách tiền tệ

thận trọng, linh hoạt theo hướng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Vốn FDI dồi dào, tỷ giá biến động trong khoảng mục tiêu của NHNN.

2022

Tăng trưởng xoay quanh mức tăng trưởng tiềm năng. Covid được kiểm soát cơ bản. Lãi suất có khảnăng tăng nhẹ khi nhu cầu tín dụng gia tăng. Áp lực lạm phát tăng. NHNN nâng cao các chuẩn mực an toàn hệ thống ngân hàng, kiểm soát tăng trưởng nóng mặt bằng giá các loại tài sản.

2023

Tăng trưởng xoay quanh mc tăng trưởng tiềm năng trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tăng; Xu hướng bình thường hóa chính sách tiền tệ và nâng lãi suất nếu xảy ra lạm phát.

Kch bn 2 (Bt li)

2021

Đà phục hi kinh tế Vit Nam chm. Dịch bệnh phức tạp, giá cả hàng hóa tăng mạnh gây áp lực lạm phát, Đồng USD lên giá bất thường. Sản xuất đình trệ, kinh tế tăng trưởng chậm. Môi trường quốc tế có dấu hiệu bất lợi, đặc biệt là cạnh tranh nước lớn

2022

Kinh tế tăng trưởng dưới mc tiềm năng. Lạm phát tăng, giá cả bất động sản và tài sản tài chính tăng dẫn tới áp lực NHNN phải nâng lãi suất và kiểm soát tín dụng. Môi trường quốc tế xấu đi.

2023

Kinh tế tăng trưởng dưới mc tiềm năng. Tỷ giá tăng cao, lạm phát ở

mức cao. Chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt, NHNN siết chặt chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Môi trường quốc tế không thuận lợi.

Nguồn: Báo cáo ICAAP kỳ 2021-2023 của Vietcombank

Tiếp theo, Vietcombank thực hiện dự phóng một số chỉ tiêu định hướng kinh doanh quan trọng của ngân hàng như tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng huy động vốn,… thông qua các mô hình dự phóng tài chính nội bộ, từ đó thiết lập số liệu dự báo bảng cân đối và kết quả kinh doanh cho ba năm tiếp theo. Tại bước này, Vietcombank cũng tích hợp kết quả tính tổn thất dự kiến của các rủi ro trọng yếu, đảm bảo xây dựng kế hoạch tài chính dựa trên rủi ro theo đúng thông lệ.

Bảng 5: Mô tả các giảđịnh vĩ mô trong kiểm tra sức chịu đựng tháng 12/2020 của Vietcombank

TT D báo 2021 2022 2023

KB1 KB2 KB1 KB2 KB1 KB2

1 GDP(%) 6,61 <5,0 6,5 <4,5 6,5 <4,5

2 CPI bình quân (%) 3,36 >4 3,6 >4,5 4 >4,5

3 Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng -0,2 >3 0,3 >5 0,5 >5 4 Lãi suất VND (Huy động 12M của 4

NHTM NN) (điểm %) -0,5 >2 +0.5 >1 +0.3 >1

Nguồn: Báo cáo ICAAP kỳ 2021-2023 của Vietcombank Đối với từng loại rủi ro trọng yếu, Vietcombank xây dựng phương pháp tính tài sản có rủi ro, thiết lập danh sách các tham số rủi ro và phương pháp dự báo các tham số rủi ro. Cùng với các thông tin và dữ liệu về kinh tế, tài chính đã có tại các bước trước, ngân hàng thực hiện dự phóng tài sản có rủi ro cho các rủi ro trọng yếu, làm cơ sởxác định vốn mục tiêu theo yêu cầu tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Căn cứ vào chênh lệch giữa mức vốn mục tiêu và vốn tự có dự kiến, Vietcombank đã trình Đại hội cổ đông phê duyệt kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ của ngân hàng tại thời điểm chào bán. Đây chính là kế hoạch vốn được xây dựng trên kết quả của kiểm tra sức chịu đựng cho giai đoạn 2021-2023.

Trong năm 2021, ngân hàng đang tiếp tục chủ động nghiên cứu và triển khai Dự án nâng cao năng lực kiểm tra sức chịu đựng nhằm mục tiêu hoàn thiện phương pháp xây dựng kịch bản kinh tếvĩ mô, phương pháp luận đánh giá tác động chỉtiêu vĩ mô lên các tham số rủi ro, xây dựng và gắn kết các ước lượng tổn thất của các rủi ro trọng yếu với bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh…

3.2 Một sốđánh giá về thực hiện kiểm tra sức chịu đựng tại Vietcombank Kết quđạt được

Kiểm tra sức chịu đựng là một quy trình phức tạp và toàn diện đòi hỏi sự kết hợp giữa yếu tốđịnh lượng và định tính, sự phối hợp từ nhiều phòng ban tại ngân hàng và định hướng cũng như giám sát từ quản lý cấp cao. Sự hiểu biết và nhất quán từ trên xuống về mục tiêu và lợi ích của kiểm tra sức chịu đựng trong ngân hàng góp phần quan trọng giúp Vietcombank bước đầu triển khai thành công cấu phần này.

Vietcombank đã kiện toàn cơ cấu tổ chức thực hiện kiểm tra sức chịu đựng với sự tham gia từ cấp lãnh đạo đến các phòng ban thuộc khối rủi ro, tài chính và kinh doanh.

Vietcombank ban hành văn bản nội bộ về Khung kiểm tra sức chịu đựng quy định về mô hình tổ chức, quy trình cụ thể và phương pháp thực hiện, là cơ sở để triển khai công cụ này một cách khoa học và thống nhất tại ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng hoàn thiện quy định về đánh giá rủi ro trọng yếu hướng dẫn nguyên tắc, quy trình xác định các rủi ro trọng yếu hàng năm đểlàm đầu vào cho thực hiện kiểm tra sức chịu đựng.

Ngân hàng đã xây dựng được một quy trình thực hiện kiểm tra sức chịu đựng theo đúng thông lệ, theo đó kịch bản kinh tế vĩ mô được kết nối với kế hoạch kinh doanh, từ đó dự báo được bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và kế hoạch vốn của ngân hàng trong giai đoạn 03 năm tiếp theo. Mặc dù các mô hình định lượng và phương pháp tính vốn cho các rủi ro trọng yếu còn tương đối đơn giản, kiểm tra sức chịu đựng đang từng bước giúp Vietcombank hoàn thiện công tác lập kế hoạch, giúp ngân hàng gắn kết kinh doanh, rủi ro và vốn.

Khó khăn, hạn chế

Thiếu các hướng dẫn cụ thể trong thời gian đầu áp dụng

Quy định về kiểm tra sức chịu đựng tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN chỉ mang tính chất giới thiệu mà chưa có hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện các giảđịnh đầu vào xây dựng kịch bản vĩ mô, phương pháp tính vốn cho một số rủi ro trọng yếu như rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và rủi ro tập trung đối với hoạt động tự doanh. Điều này gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc thực hiện cũng như cho NHNN trong việc tổng hợp và so sánh kết quả kiểm tra sức chịu đựng do cơ sở tính toán của mỗi ngân hàng là khác nhau.

Các mô hình định lượng và phương pháp tính vốn cho các rủi ro trọng yếu đơn giản Các mô hình định lượng sử dụng để dự báo kinh tếvĩ mô cũng như để chuyển dịch từ các kịch bản kinh tế sang các giảđịnh tài chính còn tương đối đơn giản. Kết quả dự báo ảnh hưởng bởi các yếu tốđịnh tính như ý kiến chuyên gia nhiều hơn định lượng. Vietcombank sử dụng phương pháp tiêu chuẩn để tính vốn cho rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường, phương pháp Chỉ số kinh doanh cho rủi ro hoạt động theo hướng dẫn tại Thông tư 41/2016/NHNN/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dẫn đến hệ số rủi ro được áp dụng chung nên có thểchưa phản ánh sát tính chất và mức độ rủi ro của từng tài sản như các phương pháp nâng cao. Tương tự, phương pháp tính vốn cho các rủi ro trọng yếu còn lại cũng đơn giản, trực quan, dễ thực hiện và cần tiếp tục được nâng cấp đểđảm bảo tính chính xác và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Nhận thức được điều này, Vietcombank đang triển khai Dựán nâng cao năng lực kiểm tra sức chịu đựng trong năm 2021 để tiếp tục hoàn thiện các phương pháp luận thực hiện kiểm tra sức chịu đựng.

Chất lượng và sốlượng của dữ liệu

Thách thức lớn nhất đối với thực hiện kiểm tra sức chịu đựng là chất lượng và mức độ sẵn có của dữ liệu. Hiện tại, chưa xây dựng được một kho dữ liệu trung tâm để tất cả các NHTM cùng khai thác mà nằm “rải rác” ở một sốđơn vị của NHNN. Dữ liệu có thể phân loại

từ nguồn bên ngoài ngân hàng (các thông tin lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá bất động sản…) để thực hiện xây dựng kịch bản kinh tếvĩ mô và từ nguồn nội bộ của ngân hàng cho mục đích dự phóng bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh và tính vốn cho các rủi ro trọng yếu. Theo Matthew T.Jones, Paul Hilbers and Graham Slack (2004), để kiến tạo một cú sốc hợp lý cần dữ liệu tối thiểu của 1-2 chu kỳ kinh tế, nghĩa là 10-12 năm. Tại thịtrường tài chính còn non trẻnhư Việt Nam, một số yếu tốnhư lãi suất và tỷ giá không phản ánh đầy đủ thực tế diễn ra trên thịtrường do có sự can thiệp điều hành của Nhà nước. Điều này có nghĩa ngay cả có dữ liệu với độdài đủnhư yêu cầu thì kết quả tính toán vẫn không đảm bảo được yêu cầu “cực độ và có khả năng xảy ra” của kiểm tra sức chịu đựng. Đối với nguồn dữ liệu nội bộ của Vietcombank, độ dài dữ liệu ngắn và chưa đầy đủ dẫn đến việc tìm mối liên hệ giữa các biến kinh tếvĩ mô với các nhân tố rủi ro khó khăn, một số nhân tố rủi ro có mối liên hệ không rõ ràng với các biến vĩ mô nên giảđịnh theo hướng thận trọng dựa trên dữ liệu lịch sử.

Thiếu nhân lực chất lượng cao

Nhân sự tham gia thực hiện kiểm tra sức chịu đựng cần đảm bảo có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế vĩ mô, am hiểu hoạt động tài chính ngân hàng và các mô hình định lượng. Do vậy đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện đang là thách thức không chỉ với Vietcombank nói riêng và với hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, nhất là trong điều kiện kiểm tra sức chịu đựng là một nội dung mới tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(910 trang)