Tài chính toàn diện và đói nghèo tại các nước Asean

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 317 - 324)

3.1.1. Tài chính toàn diệnthông qua chỉ số cấu phần

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) “Tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững.”. Khái niệm mà ngân hàng thế giới đưa ra tiếp cận một cách tương đối toàn diện và dễ hiểu.

Theo Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI). “Tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng”. Cách tiếp cận trên không chỉ đề cập một cách đa diện, rộng hơn mà nó còn quan tâm đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ, quan tâm đến nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của mọi người dân không chỉ những người có đủ khả năng tiếp cận mà còn cả những người muốn tiếp cận dịch vụ tài chính nhưng khả năng lại hạn chế.

Một quan điểm rõ ràng hơn của Tổ chức Hợp tác toàn cầu về Tài chính toàn diện (GPFI) cho rằng “Tài chính toàn diện là một trạng thái mà tất cả mọi người có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Tài chính toàn diện giúp bộ phận xã hội chưa tiếp cận dịch vụ hoặc đã tiếp cận nhưng không chính thống được tham gia hệ thống tài chính chính thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện việc làm, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội”.

Từ quan điểm về tài chính toàn diện cho thấy tài chính toàn diện có tính chất đa chiều, nó mang đến cho người dân các dịch vụ tài chính chất lượng một cách thuận tiện, mở rộng

khả năng tiếp cận cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp và tạo cơ hội đồng đều và hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế.

Tài chính toàn diện đã được chứng minh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính cũng như trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và gia tăng công bằng trong xó hội (Chibba, 2009; Demirgỹỗ -Kunt và cộng sự, 2018; Kumar, 2013; Levine, 2005;

Neaime và Gaysset, 2018; Okoye và cộng sự, 2017; Tita và Aziakpono, 2017). Với vai trò

được nhận thức ngày càng quan trọng, tài chính toàn diện xuất hiện như một nhân tố cấu thành của 7/17 mục tiờu phỏt triển bền vững thiờn niờn kỷ (Demirgỹỗ-Kunt và cộng sự, 2015;

Klapper và cộng sự, 2016). Nhiều quốc gia trên thế giới cũng coi tài chính toàn diện là một trong những mục tiêu trung gian cho phát triển và đang tập trung cho mục tiêu này, chính vì vậy có thể thấy tài chính toàn diện đang có xu hướng phát triển nhanh tại hầu hết các quốc gia. Do được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, tài chính toàn diện có thể được đo lường theo các cách khác nhau, phụ thuộc vào các mục đích nghiên cứu. Trong bài viết này chúng tôi tiến hành đánh giá tài chính toàn diện tại các nước Asean theo ba khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, khía cạnh về khả năng thâm nhập

Cho biết mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức của người dân, số lượng người sử dụng các dịch vụ ngân hàng càng nhiều thì khả năng tiếp cận tài chính càng cao. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 1 là số lượng tài khoản ngân hàng trên 1.000 dân và đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tài chính toàn diện.

Ở mỗi quốc gia có mức độ thâm nhập ngân hàng khác nhau, điển hình như: Malaysia và Thái Lan: Là các quốc gia có số tài khoản ngân hàng cao trên 1.000 người. Tính bình quân trong 1.000 người, mỗi năm Malaysia và Thái lan đạt lần lượt là 2.201,56 tài khoản; 1.421,36 tài khoản; trong đó, Malaysia đạt mức cao nhất vào năm 2013 với 2.490,847 tài khoản.

Ở các quốc gia khác có số lượng tài khoản thấp hơn trong 1.000 người (gồm:

Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippine và Việt Nam): Bình quân mỗi năm đạt lần lượt là 198,24 tài khoản; 774,64 tài khoản; 542,56 tài khoản; 162,1 tài khoản; 480,32 tài khoản; 737,24 tài khoản, thấp hơn so với bình quân chung của khối các nước ASEAN. Hiểu cách khác, ở những quốc gia này, cứ 1 người dân thì có chưa đến 1 tài khoản ngân hàng.

Trong khi, những con số này ở nhóm quốc gia có số tài khoản ngân hàng cao (gồm: Malaysia và Thái Lan) đều có kết quả cao hơn, vượt trội so với bình quân của cả khối ASEAN, chẳng hạn như Malaysia có kết quả gần gấp đôi. Điều này cũng cho thấy, tốc độ phát triển tài chính toàn diện giữa các quốc gia trong khu vực cũng có sự chênh lệch khá lớn.

Thứ hai, khía cạnh về sự sẵn có

Khía cạnh này cho biết mức độ sẵn có của các dịch vụ ngân hàng. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 2 bao gồm: số lượng máy ATM và số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 dân.

Hình 1: Số lượng ATMs/ 100.000 người trưởng thành tại nước ASEAN

Nguồn: Worldbank Hình 1 thể hiện số lượng ATMs/ 100,000 người trưởng thành có thể thấy, số lượng ATMs trên 100,000 người tại các nước ASEAN có sự phân hóa rõ ràng. Các quốc gia dẫn đầu có thể kể đến là Thái Lan với tốc độ tăng trưởng rất mạnh khoảng gần 400% từ 30,65 năm 2005 lên 117,28 năm 2017. Những quốc gia có tỷ lệ này thấp nhấp lần lượt là Campuchia và Myanmar lần lượt là 22,06 và 4,4 (năm 2017). Việt Nam chiếm con số thấp hơn so với các nước được so sánh trong khu vực giao động từ 2,89 đến 24,336 năm 2005- 2017, trong khi các quốc gia được đưa ra so sánh đã vượt xa Việt Nam.

Hình 2: Số lượng chi nhánh ngân hàng/ 100.000 người trưởng thành tại nước ASEAN

Nguồn: Worldbank Hình 2 thể hiện số lượng chi nhánh ngân hàng, đây là một trong các chỉ tiêu đánh giá một phần độ rộng và độ thâm nhập của hệ thống ngân hàng đến các vùng dân cư trong một quốc gia. Nhìn vào hình 2 có thể thấy, số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người tại Việt Nam chiếm con số thấp hơn so với các nước được so sánh trong khu vực, trung bình là 3.5, trong khi các quốc gia được đưa ra so sánh đã vượt xa Việt Nam. Nhìn chung trong khu vực số lượng chi nhánh ngân hàng tính trên 100.000 người trưởng thành vẫn còn ở mức thấp.

Tuy là Myanmar có số lượng chi nhánh ngân hàng tính trên 100.000 người trưởng thành thấp

0 20 40 60 80 100 120 140

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Cambodia India Indonesia Malaysia Myanmar Philippines Thailand Vietnam

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Cambodia India Indonesia Malaysia Myanmar Philippines Thailand Vietnam

nhất nhưng Việt Nam cũng chỉ hơn Myanmar, Campuchia, lớn hơn Ấn Độ tuy nhiên tỷ lệ

chênh lệch không lớn.

Thứ ba, khía cạnh về mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Hình 3: Tỷ lệ cho vay/GDP ở tại nước ASEAN năm 2000-2017 (%)

Nguồn: Worldbank Tương tự với tỷ lệ cho vay/GDP, tỷ lệ tiền gửi/GDP tại các nước ASEAN cũng có xu hướng như vậy.

Hình 4: Tỷ lệ tiền gửi trên GDP ở các nước ASEAN năm 2000-2017 (%)

Nguồn: Worldbank Khía cạnh này đo lường sự hữu dụng của hệ thống ngân hàng. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 3 là tổng của tỷ lệ tiền gửi và cho vay của hệ thống ngân hàng trên GDP (hình 3 và hình 4). Số liệu cho thấy, chỉ tiêu này ở các quốc gia qua các năm đều có sự tăng trưởng tuy nhiên mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng ở các quốc gia có sự khác nhau khá lớn. Tỷ lệ cho vay/GDP của những quốc gia như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia có tỷ lệ

bình quân qua các năm khá cao; lần lượtlà 124,76%%; 120,79%; 116,36 % so với GDP (năm 2017), tạo khoảng cách rất lớn so với các quốc gia còn lại như Philippines (44,04%), Indonesia (31,41%), Myanmar (21,34%).

0 20 40 60 80 100 120 140

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Cambodia India Indonesia Malaysia Myanmar Philippines Thailand Vietnam

0 20 40 60 80 100 120 140

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Cambodia India Indonesia Malaysia

3.1.2. Chỉ sổ tổng hợp về tài chính toàn diện

Đo lượng tài chính toàn diện là quá trình đa chiều nên phương pháp tiếp cận đa chiều sẽ phù hợp để xây dựng chỉ số tổng hợp đo lượng mức độ phát triển tài chính toàn diện.

Phương pháp đo lường chỉ số tài chính toàn diện- FII (financial inclusion index) lấyý tưởng theo cách tiếp cận của UNDP về tính toán phát triển chỉ số con người (HDI), chỉ số đói nghèo (HPI), chỉ số phát triển giới (GDI). Tương tự như trong các chỉ số này của UNDP, chỉ số FII được tính bằng cách xây dựng từng chỉ số cấu phần cho mỗi khíacạnh của tài chính toàn diện.

Chỉ số tài chính toàn diện là chỉ số phản ảnh nhiều nhất thông tin về khía cạnh tài chính toàn diện. Chỉ số cần có cách tính đơn giản, dễ thực hiện, có thể so sánh được mức độ tài chính toàn diện giữa các quốc gia theo thời gian. Chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp theo cách tính của Sarma (2008) đáp ứng được các tiêu chí này. Cụ thể (i) Được sử dụng để so sánh TCTC giữa các nền kinh tế và giữa các bang / tỉnh trong các quốc gia tại một thời điểm cụ thể; (ii) Có thể theo dõi tiến trình của các sáng kiến chính sách để đưa tài chính vào một quốc gia trong một khoảng thời gian; (iii) Giúp các nhà nghiên cứu để giải quyết các câu hỏi thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển và TCTC

Để đo lường FII chúng tôi sử dụng phương pháp của Sarma (2008) dựa trên 3 khía cạnh cơ bản: mức độ thâm nhập (hay khả năng tiếp cận), sự thuận tiện (hay tính sẵn có) và khả năng sử dụng dịch vụ tài chính.

Cụ thể như sau:

Khả năng tiếp

cận Tính sẵn có Mức độ sử dụng

- Tài khoản ngân hàng trên 1,000 người trưởng thành

- Số máy ATM trên 100.000 người trưởng thành

- Chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành

- Tín dụng ngân hàng trên GDP (%)

- Tiền gửi ngân hàng trên GDP (%)

Tất cả các chỉ số đều có nguồn gốc từ Các Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới. Tổng cộng dữ liệu của 184 nền kinh tế được thu thập, bao gồm cả các nền kinh tế từ châu Á đang phát triển. Sau đó chúng tôi tính toán chỉ số thứ nguyên, theo đặc điểm kỹ thuật của Sarma (2008)

di = wi Trong đó:

wi = tỷ trọng của thành phần thứ i Ai= giá trị thực tế của thành phần thứ i Mi = giá trị cao nhất của thành phần thứ i mi= giá trị thấp nhất của thành phần thứ i i là nhân tố của TCTC

Điều kiện: 0 ≤ di ≤ 1

Với các giới hạn và trọng số được ấn định từ trước, chúng tôi tính được các chỉ số tài chính toàn diện tổng thể của từng quốc gia và so sánh mức độ thành công của mỗi nước trên các khía cạnh khác nhau theo công thức sau:

Sau khi tính toàn FII của184 quốc gia trên thế giới chúng tôi tiến hành lọc ra các nước thuộc khu vực Asean gồm 8 quốc gia thành viên: viên là: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. (Brunei và Singapore không có do sự hạn chế trong dữ liệu thống kê).

Hình 5: Chỉ số FII của các nước Asean giai đoạn 2000- 2017

Nguồn: Tự tính toán của nhóm tác giả dựa trên số liệu từ World Bank Nhìn vào hình 5 chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Thái Lan và Malaysia những nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực Asean đồng thời là những nước có chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp cao nhất trong khu vực. Các quốc qua có chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp thấp trong khu vực có thể kể đến như Lào, Myanmar và Campuchia. Điều đáng ngạc nhiên là trong khoảng 4 năm trở lại đây nhờ đẩy mạnh phát triển hệ thống tài chính mà Campuchia đã có kết quả vượt bậc, chỉ số tài chính toàn diện đã tăng mạnh từ mức 0,041 năm 2010 lên mức 0,116 vào năm 2017, vượt xa so với Lào hay Myanmar với cùng mức xuất phát điểm năm 2000. So với các quốc gia trong khu vực, Việt nam được xếp hạng khá thấp với chỉ số FII tăng mạnh gấp 3,2 tứ mức 0,035 (2000) lên 0,112 (2017). Nhận định này tương tự kết quả nghiên cứu của Honnohan (2008).

Để đạt được chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp cao nhất trong khu vực như vậy là do cả Thái Lan và Malaysia đều có chiến lược tài chính toàn diện từ rất sớm. Điển hình tại Malaysia, chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp của Malaysia tăng đều qua các năm, từ mức 0,1539 (2000) lên 0,256 (2017). Có được điều này là do Chính phủ đã đưa nhiệm vụ về TCTD trong Luật NHTW 2009 và chiến lược tổng thể phát triển khu vực tài chính năm 2011 -

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Campuchia Indonesia Laos Malaysia Myanmar Philippines Thailand Vietnam

2020 (Master Plan/Blueprint). Trên cơ sở văn bản pháp luật này, Khuôn khổ TCTD đã được xây dựng với một tầm nhìn rõ ràng và đặt ra các mục tiêu cụ thể. Việc có được một cơ sở

pháp luật và sự cam kết của Chính phủ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược TCTD ở Malaysia.

3.2 Đói nghèo

Về cơ bản, nghèo đói là việc không đủ nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như thực phẩm, nước sạch, chỗ ở và quần áo. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển thì những nhu cầu thiết yếu ngày một gia tăng, và mở rộng bao gồm cả khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phương tiện đi lại và thậm chí cả dịch vụ tài chính. Với những tiêu chuẩn nghèo đói thay đổi như vậy, thì khái niệm nghèo đói cũng được chia thành hai ngưỡng “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”. Trong đó, nghèo tuyệt đối đề cập đến những người có thu nhập thấp hơn hẳn so với mức quy định về chuẩn nghèo tại một quốc gia nhất định. Còn nghèo tương đối là những người có thu nhập thấp hơn thu nhập trung bình của một quốc gia ở một tỉ lệ nhất định. Và do thu nhập trung bình của một quốc gia sẽ biến động theo điều kiện kinh tế, nên chuẩn nghèo tương đối cũng sẽ biến động và thay đổi liên tục.

Trong thực tế, khi tiến hành nghiên cứu về giảm đói nghèo tại các nước thuộc khu vực Asean, Mirza và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng ngưỡng nghèo tuyệt đối để đánh giá về tình trạng đói nghèo tại các quốc gia nghiên cứu. Chính vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu này, mức độ đói nghèo của các quốc gia thuộc khu vực Asean cũng sẽ được đo lường từ khía cạnh nghèo tuyệt đối thông qua chỉ tiêu tỉ lệ đói nghèo (tỉ lệ

dân số sống dưới ngưỡng nghèo của quốc gia).

Được đánh giá là một khu vực năng động, Asean bao gồm 10 quốc gia thành viên:

viên là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, do sự hạn chế trong dữ liệu thống kê về tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo tại Brunei và Singapore, nên nghiên cứu tập trung phân tích dữ liệu người nghèo tại 8 quốc gia còn lại.

Hình 6: Tỉ lệ người nghèo tại các quốc gia thuộc khu vực Asean (2000 –2017) (đ/v:%)

Nguồn: ADB

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Campuchia Indonesia Laos Malaysia Myanmar Philippine Thailand Vietnam

Dữ liệu từ hình 6 cho thấy trong số các quốc gia được nghiên cứu tại khu vực Asean, tỉ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo của quốc gia đang có xu hướng suy giảm. Trong đó, Thái Lan là quốc gia chứng kiến tốc độ người nghèo giảm nhanh nhất (từ 42,3% vào năm 2000 xuống còn dưới 1% vào năm 2017). Tiếp sau đó là Philippines với mức độ giảm của tỉ lệ

dân số sống dưới chuẩn nghèo của quốc gia trong giai đoạn 2000 – 2017 là 412%. Các quốc gia còn lại cũng có mức độ giảm dao động trong khoảng 70% đến gần 300%. Qua đó cho thấy các quốc gia thuộc khu vực Asean đã rất nỗ lực trong cuộc chiến giảm đói nghèo thông qua gia tăng thu nhập của người dân.

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cũng khá tương đồng với báo cáo những con số nổi bật của ASEAN (2020) khi khẳng địnhThái Lan là một trong những nước có tỷ lệ giảm nghèo ấn tượng. Bên cạnh đó, do giai đoạn nghiên cứu trong báo cáo của ASEAN (2020) là từ 2005 đến 2018, nên Myanmar được nhắc tới là quốc gia có tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo giảm mạnh nhất.

Đặc biệt, trong nghiên cứu này, khi so sánh về số tuyệt đối, có thể thấy Malaysia là quốc gia có tỷ lệ nghèo thấp nhất trong số các quốc gia được nghiên cứu tại khu vực Asean.

Cụ thể, tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo của Malaysia trong giai đoạn 2000 – 2017 luôn dưới 10%, và liên tục sụt giảm qua các năm. Trái lại, Lào là quốc gia có tỷ lệ người nghèo luôn ở

mức cao so với các quốc gia khác (luôn trên 25%), và tốc độ giảm của tỉ lệ này cũng tương đối chậm. Kết quả này cũng hoàn toàn trùng khớp với báo cáo về tỉ lệ người nghèo tại các quốc gia thuộc khu vực Asean do Sumarto và Moselle (2015) thực hiện.

Như vậy, có thể thấy các kết luận về tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo tại các quốc gia thuộc khu vực Asean trong nghiên cứu này là hoàn toàn tương đồng với kết quả phân tích được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu độc lập và báo cáo của ASEAN. Do đó dữ liệu hoàn toàn đáng tin cậy và là nền tảng tốt để thực hiện các bước phân tích mô hình đánh giá trong phần tiếp theo

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 317 - 324)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(910 trang)