Nghiên cứu về tài chính toàn diện và đói nghèo tại Peru trong khoảng giai đoạn 2008 –2010, Schmied và Ana (2016) chỉ ra rằng tài chính toàn diện thực sự có tác động giảm thiểu một số chỉ số phản ánh mức độ nghèo khó. Cụ thể, Viện thống kê và thông tin quốc gia Peru đã chỉ ra ba cách thức đo lường mức độ nghèo khó bao gồm tỷ lệ người nghèo, chỉ số về khoảng cách độ nghèo và chỉ số giảm nghèo. Tuy nhiên, mỗi chỉ số lại có những ưu và nhược điểm khác nhau, và trong phạm vi nghiên cứu này cả ba chỉ số đều được sử dụng để phản ánh rõ nét nhất bức tranh tổng thể về đói nghèo tại Peru. Thứ nhất, đối với chỉ số tỷ lệ người nghèo phản ánh tỉ lệ dân số không có đủ thu nhập để chi trả cho nhu cầu lượng thức ăn tối thiểu bình quân một ngày, hay nói cách khác là dưới chuẩn nghèo. Đây được coi là hệ số trực quan nhất có thể phân loại và phản ánh được đối tượng người nghèo trong xã hội. Song, theo Schmied và Ana (2016), mức độ nghèo của mỗi khách hàng là khác nhau; do đó, nếu chỉ sử dụng tỷ lệ người nghèo để đánh giá thì chưa phản ánh được thực chất mức độ nghèo của người dân. Vì vậy, chỉ số về khoảng cách độ nghèo được giới thiệu và đo lường bởi tỷ lệ giữa độ chênh của giá trị rổ hàng hóa cần thiết tối thiểu với thu nhập của người dân so với chính giá trị của rổ hàng hóa. Trong trường hợp thu nhập người dân lớn hơn chuẩn nghèo thì sẽ được loại bỏ ra khỏi đối tượng người nghèo. Cuối cùng, được tính bằng trung bình của các bình phương của chỉ số khoảng cách nghèo, tỷ lệ giảm nghèo được ưa thích sử dụng hơn cả bởi cân nhắc tới sự bất bình đẳng về mức độ nghèo giữa những người trong nhóm này. Quan trọng hơn, mặc dù có các cách thức đo lường khác nhau nhưng chiều tác động của tài chính toàn diện lên các biến này đều giống nhau và cùng mang dấu (-), phản ánh sự gia tăng trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho các cá nhân trước đây chưa từng tiếp cận với vốn vay từ bất
kỳ tổ chức chính thức nào sẽ giúp giảm thiểu mức độ đòi nghèo tại Peru. Tuy nhiên, sự tác động này chưa có nhiều ý nghĩa thống kê.
Cũng sử dụng dữ liệu thu thập được từ khảo sát để phân tích tác động của tài chính toàn diện lên mức độ giảm đói nghèo như Schmied và Ana (2016); tuy nhiên, thay vì sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng, Hussaini và Chibuzo (2018) đã sử dụng kĩ thuật mô hình đường dẫn PLS, và đặc biệt đo lường tài chính toàn diện cũng như mức độ giảm nghèo thông qua một bộ hệ thống câu hỏi khảo sát. Ví dụ, yếu tố tài chính toàn diện được đo lường thông qua các câu hỏi theo thang đo Likert về mức độ tiếp cận và vay vốn, nguồn vốn tín dụng, giá trị cấp tín dụng; mức độ hiểu biết của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ tài chính gồm tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán; mức độ thuận tiện trong việc tiếp cận tới tổ chức tài chính chính thức gần nhất; khoảng cách từ nơi khác hàng sinh sống đến máy rút tiền tự động gần nhất; sự minh bạch thông tin về các lần giao dịch của khách hàng và sự cải thiện trong chất lượng của dịch vụ sau các buổi gặp mặt trao đổi trực tiếp với khách hàng. Các dữ liệu khảo sát sau khi thu thập sẽ được phân tích và chỉ ra rằng tài chính toàn diện thực sự có tác động rõ nét và giảm thiểu tỷ lệ giảm nghèo tại Nigeria.
Thay vì sử dụng bộ ba chỉ số hay nhiều biến số để phản ánh mức độ đói nghèo tại một quốc gia như Schmied và Ana (2016) và Hussaini và Chibuzo (2018), Amadou (2018) chỉ tập trung vào định nghĩa đói nghèo thông qua khai thác tỷ lệ dân số sống dưới mức chuẩn nghèo trong mối quan hệ với tài chính toàn diện tại Mali và ba quốc gia gồm Bangladesh, Bolvia và Nigeria. Tuy nhiên, giống với nghiên cứu trước đó, Amadou (2018) cũng nhận định tài chính toàn diện là một trong các phương pháp hiệu quả nhất để giảm đói nghèo. Cụ thể, tài chính toàn diện sẽ giúp cho các hộ gia đình có thêm cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Minh chứng cho khẳng định này, Amadou đã tiến hành phân tích kết hợp giữa dữ liệu của Bangladesh, Bolvia và Nigeria với dữ liệu khảo sát thu thập được tại Mali từ 235 người trả lời trong giai đoạn từ 1992 đến 2015. Kết quả phân tích mô hình chỉ ra rằng tỉ lệ tín dụng nội địa cung cấp bởi khu vực tài chính trên GDP có tác động tích cực đến giảm thiểu tỷ lệ nghèo tại Mali.
Cũng sử dụng tỷ lệ người nghèo làm biến đại diện cho mức độ đói nghèo; tuy nhiên, thay vì chỉ nghiên cứu tác động của tài chính toàn diện tại một hay vài quốc gia, Ibrahim, Manu, Adamu, Jediel, Kasima, Hajara và Yusrah (2019) đã mở rộng quy mô dữ liệu nghiên cứu đến 49 quốc gia châu Phi thuộc khu vực miền Nam sa mạc Sahara trong giai đoạn 1980 đến 2017. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy dữ liệu bảng một lần nữa khẳng định tài chính toàn diện là một công cụ hữu hiệu cho giảm nghèo tại các nước châu Phi cận sa mạc Sahara.
Cụ thể, các yếu tố đại diện cho tài chính toàn diện như mức độ tiếp cận tiết kiệm, tín dụng và máy rút tiền tự động đều có tác động làm giảm tỷ lệ đói nghèo với tỷ lệ giải thích lần lượt là 32.5%, 11.7% và 27.4%. Điều này cho thấy: tiếp cận tài chính toàn diện tăng lên đồng nghĩa với việc những người nghèo sẽ có nhiều động lực hơn để sử dụng các sản phẩm tài chính từ các tổ chức chính thức trong việc đầu tư vào hoạt động kinh doanh và nâng cao thu nhập.
Cùng năm nghiên cứu, Inouse và Takeshi ( 2019) đã nghiên cứu tại Ấn Độ với việc sử dụng
mô hình GMM cho dữ liệu bảng của 25 khu vực của Ấn Độ trong vòng 7 năm từ năm 1973 đến năm 2004. Với biện phụ thuộc là tỷ lệ đói nghèo, biến phụ thuộc là chỉ số tài chính toàn diện, mức độ phụ thuộc tài chính, biến tương tác, bộ biến kiểm soát cho các ngân hàng khu vực công và tư nhân. Chỉ số FI được đại diện bởi số lượng chi nhánh ngân hàng, số tài khoản ngân hàng. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và tỷ lệ đói nghèo.
Tương tự với Ibrahim và cộng sự, nghiên cứu của Tri Gunarrsih và cộng sự (2018) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và xóa đói giảm nghèo ở Indonesia. Nhóm tác giả chỉ ra rằng tài chính toàn diện có đóng góp quan trọng trong việc cải thiện tình trạng xóa đói giảm nghèo. Dựa trên Khảo sát từ khóa của Ngân hàng Thế giới (2010), chỉ 49% hộ gia đình Indonesia có tiếp cận các tổ chức tài chính chính thức, trong khi Ngân hàng Trung ương Indonesia-Ngân hàng Indonesia (BI) dựa trên khảo sát bảng cân đối hộ gia đình (2011) cho thấy chỉ 48% hộ gia đình tiết kiệm tiền của họ trong các tổ chức tài chính chính thức và các tổ chức phi tài chính. Nghiên cứu chỉ ra vai trò của FI trong việc giảm nghèo, kể từ khi số lượng trung bình của mô hình tăng trưởng nghèo đang giảm. Tỷ lệ tăng trưởng bán nghèo hàng năm từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 9 năm 2017 là -0,81%. Con số ở thành thị là -0,30% và ở nông thôn là -1,11%. Những điều này cho thấy rằng vai trò của FI trong cải thiện xóa đói giảm nghèo tại Indonesia. Cụ thể, các chỉ số tài chính toàn diện và số lượng người nghèo tương quan đáng kể là số lượng máy ATM trên 100 nghìn người lớn, số lượng chi nhánh ngân hàng trên 1, 000 km2, số lượng máy ATM trên 1, 000 km2, số tiền của tài khoản thứ ba trên 1.000 người lớn, số lượng chi nhánh ngân hàng, số máy ATM, số tài khoản tín dụng. Trong khi hai chỉ số khác không có tương quan là số chi nhánh ngân hàng trên 100 nghìn người lớn và số tài khoản tín dụng ( tài khoản tiền vay) trên 1,000 người lớn. Điều này cho thấy rằng tài chính toàn diện càng cao thì tỷ lệ nghèo đói càng thấp.
Đồng quan điểm trên, trong nghiên cứu của Anthony E.Ageme và cộng sự (2018) cũng chỉ ra mối quan hệ của FI và xóa đói giảm nghèo tại Nigeria. Trong nghiên cứu này, mục tiêu của nhóm tác giả là xác định hiệu quả của tài chính toàn diện tác động đến vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Nigeria. Dữ liệu được thu thập từ nguồn thứ cấp. Nghiên cứu có ba mươi hai quan sát bao gồm tài chính toàn diện hàng quý dữ liệu từ năm 2009 đến 2014 (2009Q1: 2014Q4) được đối chiếu từ ngân hàng trung ương Nigeria. Hơn nữa, nghiên cứu này lựa chọn thông số khả năng tiếp cận tài chính, dựa trên khách quan về công nghệ tài chính đổi mới và các kênh dựa trên ngân hàng khác nhau để tiếp cận tài chính. Những phát hiện tiết lộ rằng máy rút tiền tự động, kênh gửi tiền và kênh tín dụng ngân hàng ở khu vực nông thôn có tác động tích cực đáng kể trong việc giảm nghèo, trong khi kênh ngân hàng trực tuyến / internet và tín dụng tài chính vi mô tác động tiêu cực đến nghèo đói giảm. Các tác động tiêu cực được gán cho kênh ngân hàng internet có thể không được kết nối với trình độ hiểu biết thấp đặc biệt là trong cộng đồng ngân hàng. Các kết quả kiểm tra hợp nhất Johansen cho thấy sự tồn tại của trạng thái cân bằng dài hạn.
Nghiên cứu của Park và cộng sự (2015) khi nghiên cứu về Tài chính toàn diện, đói nghèo và bất bình đẳng tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Sử dụng chỉ số tài chính toàn diện cho 37 nền kinh tế châu Á đang phát triển phần làm biến phụ thuộc và kiểm tra tầm quan trọng của các biến hồi quy khác nhau, theo sau hồi quy Honohan (2008). Nhóm tác giả kiểm tra tác động của việc tài chính toàn diện, cùng với việc khác kiểm soát các biến, về nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập. Kết quả cho thấy thấy rằng tài chính toàn diện giảm đáng kể nghèo đói; và cũng có bằng chứng cho thấy giảm bất bình đẳng thu nhập. Trên các thông số kỹ thuật, tác giả đã thêm các biến khác được Honohan (2008) sử dụng vào các biến hồi quy của tỷ lệ nghèo và cũng đã thêm thông số kỹ thuật với thời hạn tương tác giữa thu nhập bình quân đầu người và tài chính toàn diện cũng như tốc độ tăng trưởng và pháp trị. Một số nền kinh tế đã bị loại bỏ khỏi dự toán do không có sẵn dữ liệu. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa tài chính toàn diện và tỷ lệ
đói nghèo thấp hơn.
Trái ngược với các nghiên cứu trên, nghiên cứu của Simon Neaime (2019) khi nghiên cứu về tài chính toàn diện và sự ổn định tại các nước khu vực Trung Đông lại cho một kết quả ngược lại. Nghiên cứu này Sử dụng dữ liệu Bảng điều khiển, mô hình kinh tế lượng GMM và GLS, và một mẫu gồm 6 quốc gia MED (Algeria, Ai Cập, Jordan, Lebanon, Morocco và Tunisia) trong giai đoạn 2002- 2018. Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sẵn có. Dữ liệu cụ thể cho số lượng Máy rút tiền tự động (ATM) và ngân hàng thương mại trên 100.000 người trưởng thành cho mỗi quốc gia được lấy từ cơ sở
dữ liệu Khảo sát truy cập tài chính của quỹ tiền tệ (IMF). Các biến khác cho mỗi quốc gia được thu được từ cơ sở dữ liệu phát triển tài chính toàn cầu và Phát triển thế giới Các quốc gia MED đang được điều tra là: Ai Cập, Tunisia, Algeria, Morocco, Jordan và Lebanon. Tốc độ tăng trưởng của nghèo đói được xây dựng bằng cách sử dụng chênh lệch log của tỷ lệ
nghèo đói ở mức nghèo quốc gia. Điều quan trọng là chỉ ra rằng mô hình không phải là hàm của thời gian và các biến chỉ thay đổi giữa các quốc gia. Tất cả các biến sẽ dựa trên giá trị trung bình của chúng giữa năm 2002 và 2018. Sử dụng ước tính Least Square (GLS) cho các mô hình tuyến tính trong bối cảnh dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng tài chính toàn diện làm giảm bất bình đẳng nhưng lại không có ảnh hưởng đáng kể đến nghèo đói.
Đưa ra kết luận tương tự, Park và Mercado (2018) khi đánh giá tác động của tài chính toàn diện tới đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập của 151 quốc gia đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố chính. Kết quả cho thấy tác động của tài chính toàn diện tới giảm nghèo chỉ đúng với các quốc gia có thu nhập cao và trung bình cao, mà không đúng với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp, cũng như không tìm thấy mối liên hệ giữa tài chính toàn diện và bất bình đẳng thu nhập.
Nghiên cứu về tiếp cận tài chính toàn diện của các nước ASEAN, Lê Thị Khuyên và Bùi Ngọc Mai Phương (2018) đã phân tích thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện tại 10 quốc gia ASEAN thông qua các chỉ tiêu như điểm truy cập và mở tài khoản tại các tổ chức tài
chính, mức độ sử dụng tài khoản, mức độ sử dụng dịch vụ tín dụng, mức độ sử dụng thẻ điện tử, mức độ thanh toán điện tử và mức độ thâm nhập bảo hiểm.
Gần đây các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng quan tâm hơn tới chủ đề về tài chính toàn diện. Các nghiên cứu gần đây như nghiên cứu của Chu Khánh Lân và cộng sự (2018) nghiên cứu về các nhân tố tác động tới tài chính bao trùm, nghiên cứu của Phạm Hoàng Anh và Trần Thị Thắng (2019) về tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về tác động của tài chính toàn diện tới đói nghèo. Hiện đã có một số nghiên cứu gần với chủ đề này như nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ ba cuộc điều tra mức sống của các hộ gia đình tại thời điểm 2004, 2006 và 2008, Chu Minh Hội (2014) chỉ ra rằng tiếp cận tài chính sẽ giúp cho người nghèogia tăng thu nhập của hộ.
Cụ thể, theo như tác giả, tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính đồng nghĩa với việc người nghèo có thêm cơ hội để đầu tư vào giáo dục, sản xuất, kinh doanh. Do đó, kích thích sự tăng trưởng kinh tế cũng như thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các nhóm người trong xã hội. Bên cạnh đó có nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011) và Mai Hồng Đào (2016) đã nghiên cứu về tác động của tài chính vi mô tới giảm nghèo tại Việt Nam.