So với chính sách tiền tệ (CSTT), chính sách ATVM là nhóm chính sách mới được phát triển và nghiên cứu gần đây. Các chính sách ATVM về thanh khoản bao gồm các công cụ: tỷ lệ thanh khoản phản chu kỳ, các yêu cầu dự trữ, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi LDR, yêu cầu ký quỹ và tỷ lệ khấu trừ… tác động trực tiếp vào các tỷ lệ an toàn thanh khoản của các NHTM và cả thị trường tài chính (CGFS, 2010). Đối với tác động vào từng ngân hàng, các công cụ ATVM thanh khoản sẽ tác động đến quyết định đầu tư vào tài sản sinh lời, tài sản thanh khoản và cơ cấu vốn (đặc biệt vốn dài hạn) thông qua các điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu thanh khoản. Khi các yêu cầu thanh khoản tăng lên, các ngân hàng sẽ phải tăng vốn dài hạn hoặc tăng tài sản thanh khoản (hoặc cả hai), rút ngắn kỳ hạn khoản vay… Điều này sẽ làm gia tăng khả năng thanh khoản của từng NHTM. Còn đối với cả hệ thống tài chính, khi các công cụ này được áp dụng, tác động của nó sẽ làm giảm độ phụ thuộc của các NHTM vào các khoản vốn đi vay (bán buôn) kém ổn định, hạn chế bán tháo tài sản (ổn định giá bán tài sản) từđó giúp các NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn thanh khoản và hạn chếtác động lan truyền của rủi ro hệ thống (CGFS, 2010).
Hình 1 mô tả cơ chế tác động chung của việc thắt chặt các công cụ liên quan đến thanh khoản đến rủi ro hệ thống.
Hình 1. Tác động của việc thắt chặt công cụ ATVM liên quan đến thanh khoản đến RRTK
Tăng yêu cầu về
thanh khoản Tăng cầu về yêu
thanh khoản
Giảm bộ đệm thanh khoản tự
nguyện
Giảm thiểu rủi ro thanh khoản của
từng NHTM
Giảm thiểu rủi ro thanh khoản của
từng NHTM
Kênh kỳ vọng Kênh kỳ vọng
Giảm thiểu rủi ro thanh khoản của cả hệ thống tài chính Giảm thiểu rủi ro thanh khoản của cả hệ thống tài chính
Quản lý rủi ro chặt chẽ hơn Quản lý rủi ro
chặt chẽ hơn Tăng bộ đệm
thanh khoản Tăng bộ đệm
thanh khoản
Giảm vốn vay ngắn hạn Giảm vốn không thế
chấp Tăng tài sản thanh khoản
Giảm tài sản kém thanh
khoản Lách luật
Rút ngắn thời hạn khoản cho
vay KH
Các lựa chọn để bù đắp thiếu hụt thanh khoản
Nguồn: Chỉnh sửa từ CGFS (2012) Cơ chếtác động cụ thể của một số công cụnhư sau:
2.1.1. Tác động của các công cụ thanh khoản phản chu kỳ
Các công cụ này bao gồm tỷ lệ đảm bảo thanh khoản – LCR và tỷ lệ vốn tài trợ ổn định ròng –NSFR. Trong đó, LCR (tỷ lệ tài sản ngắn hạn chất lượng cao trên tổng dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tới) đo lường khả năng của các ngân hàng trong việcchịu đựng một giai đoạn căng thẳng thanh khoản ngắn được xác định trước và đảm bảo rằng tài sản ngắn hạn của ngân hàng có thể đối trọng vớidòng tiền ra thanh khoản ngắn hạntiềm ẩn. NSFR (tỷ lệ vốn khả dụng trên số tiền tài trợ ổn định cần thiết) đưa ra giới hạn giới hạn cho số tiền tài trợ dài hạn mà các ngân hàng nắm giữ so với các tài sản ít thanh khoản hơn. Hành động chính sách ATVM có thểở dạng một phần bổ sung hoặc một sự điều chỉnh cẩn trọng vĩ mô khác đối với các cấp quy định cho cả hai công cụ;cũngcó thể chỉ nhằm vào các nhóm ngân hàng cụ thể (ví dụ các ngân hàng quan trọng trong hệ thống)thay vì toàn bộkhu vực ngân hàng.
Mục tiêu trung gian chính của các công cụ này là giảm thiểu sự chênh lệchkỳ hạn quá mức và rủi ro tài trợ. Đây là công cụ giúp hạn chế RRTK và sự lan truyền thiếu hụt thanh khoản giữa các tổ chức. Hơn nữa, chúng có thể làm tăng khả năng phục hồi của hệ thống đối với tín dụng và đòn bẩy quá mức. Các ngân hàng có thể đáp ứng cácyêu cầuthanh khoản này bằng cách tăng kỳ hạn vốn hoặc đầu tư vào tài sản ngắn hạn (hoặc cả hai).Để tránh tính
thuận chu kỳ, các ngân hàng nênđược phép sử dụng bộ đệm của họ trong thời điểm căng thẳng về thanh khoản.
2.1.2. Tác động của tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR)
Ở một số quốc gia, tỷ lệ LDR đã được áp dụng nhằm hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào các nguồn tài trợ kém ổn định.Tuy nhiên, công cụ này khôngtính đếncấu trúckỳ hạncủa nguồn vốn thị trường và tác động của nó khác nhau giữa các ngân hàng với các mô hình kinh doanh khác nhau.
Yêu cầu LDR có thể được đáp ứng bằng cách giảm cho vay hoặc tăng tiền gửi. Kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng vừa qua cho thấy trong trường hợp suy thoái, tỷ lệ tiền gửi so với cho vay tăng tương đối, do khoản tiền gửi vẫn ổn định hoặc thậm chí tăng lên (do sự chuyển dịch từ các loại hình tiết kiệm khác) trong khi nhu cầu cho vay giảm do sự sụt giảm trong hoạt động kinh tế.Do đó, tỷ lệ LDR có thể tuân theo chu kỳ, tức là thắt chặt trong giai đoạn tăng trưởng và nới lỏng trongthời kỳ suy thoái.Điều này có thể gây nên động lực trong việc lách luật nếu các khoản cho vay và tiền gửi không được xác định đúng;các ngân hàng có thể thiếtlập các cấu trúc tài chính mới với các chứng khoán nợ để tránh bị đưavào tử số.
2.1.3. Tác động của tỷ lệ dự trữ
Các tỷ lệ dự trữnhư tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ đảm bảo chi trảđược qui định bởi cơ quan giám sát đối với các NHTM. Các tỷ lệnày thường phản ánh lượng tài sản thanh khoản như tiền mặt và tiền gửi của các ngân hàng đểđảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống. Việc sử dụng công cụ này chủ yếu nhằm giảm thiểu nguy cơ mất khả năng thanh toán của các ngân hàng khi có mức dự trữ quá thấp. Công cụ này có thể được sử dụng để giải quyết rủi ro thanh khoản bởi nó cung cấp một đệm thanh khoản có thể được sử dụng để giảm bớt khủng hoảng thanh khoản hệ thống khi tình hình cần được đảm bảo.
2.2. Tổng quan nghiên cứu
2.2.1. Các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
Valla và các cộng sự(2006) đã nghiên cứu các nhân tốvi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến các NHTM. Các tác giả chỉ ra tỷ lệ thanh khoản như một thước đo thanh khoản nên phụ thuộc vào các nhân tố vĩ mô và các nhân tố của bản thân ngân hàng (ảnh hưởng ước tính đến thanh khoản ngân hàng). Theo các tác giả, các nhân tốvĩ mô bao gồm: (i) xác suất nhận được sự hỗ trợ từngười cho vay cuối cùng, điều này sẽ làm giảm động lực nắm giữ tài sản thanh khoản vì thế biến này có làm giảm thanh khoản (-) và gia tăng RRTK (+); (ii) tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP như là một chỉ số của chu kỳ kinh doanh. Nghiên cứu chỉra trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu vay tăng lên nên mức thanh khoản của ngân hàng giảm và ngược lại, nhân tố này cũng tác động ngược chiều (-) đến thanh khoản và (+) đến RRTK; (iii) lãi suất ngắn hạn, đây là nhân tố phản ánh CSTT. Các tác giả chỉ ra khi lãi suất tăng lên sẽ làm giảm thanh khoản (-) và gia tăng RRTK (+). Các nhân tốđặc trưng ngân hàng bao gồm: biên lãi suất - thước đo chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản thanh khoản (-); khả năng sinh lời của ngân hàng, nghịch với thanh khoản (-); tăng trưởng cho vay, trong đó tín
hiệu tăng trưởng cho vay cao hơn sẽ tăng tài sản kém thanh khoản và từ đó giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng (-); quy mô của ngân hàng.
Bunda và Desquilbet (2008), trong nghiên cứu về các nhân tố quyết định RRTK của các ngân hàng từ các nền kinh tế mới nổi với hồi quy dữ liệu bảng đã chỉ ra tỷ lệ thanh khoản phụ thuộc vào hành vi cá nhân của ngân hàng, thịtrường và môi trường kinh tếvĩ mô của họ và chếđộ tỷ giá hối đoái. Cụ thể bao gồm nhân tố sau: tổng tài sản là thước đo quy mô; tỷ lệ
vốn chủ sở hữu trên tài sản là thước đo mức độ an toàn vốn; việc kích hoạt các quy định thận trọng, có nghĩa là nghĩa vụđối với các NHTM phải đủ thanh khoản; lãi suất cho vay như một thước đo lợi nhuận cho vay; tỷ trọng chi tiêu công trên tổng sản phẩm quốc nội như là thước đo cung ứng tài sản tương đối lỏng; tỷ lệ lạm phát, làm tăng tính dễ bị tổn thương của các NHTM đối với các giá trị danh nghĩa của các khoản vay cung cấp cho khách hàng; khủng hoảng tài chính, có thể do thanh khoản ngân hàng kém; chếđộ tỷ giá hối đoái, tại các quốc gia có chếđộ cực đoan (chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi độc lập hoặc cốđịnh) có tính thanh khoản cao hơn so với các quốc gia có chế độ trung gian.
Lucchetta (2007) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với giả thuyết rằng lãi suất ảnh hưởng đến việc chấp nhận rủi ro và quyết định giữ nắm giữ các tài sản thanh khoản tại các NHTM của châu Âu. Theo đó, tác giả chỉ ra các tỷ lệ thanh khoản sẽ bịảnh hưởng bởi hành vi của NHTM trên thịtrường liên ngân hàng bao gồm: NHTM thanh khoản cao thì càng cho vay nhiều hơn trên thị trường liên ngân hàng; lãi suất liên ngân hàng - như một thước đo khuyến khích các ngân hàng giữ thanh khoản; lãi suất CSTT – đo lường khả năng NHTM cung ứng tín dụng cho khách hàng; các tỷ lệ thanh khoản phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, trong đó các ngân hàng thanh khoản nên giảm mức độ chấp nhận rủi ro; tổng tài sản phản ánh quy mô ngân hàng.
Moore (2009) đã nghiên cứu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với tính thanh khoản của các NHTM ở Mỹ Latinh và các nước Caribbean. Tác giả đã chỉ ra thanh khoản phải phụ thuộc vào: yêu cầu tiền mặt của khách hàng, thể hiện thông sự biến động của tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi; tình hình kinh tếvĩ mô, trong đó suy thoái theo chu kỳ sẽ làm giảm nhu cầu giao dịch dự kiến của các ngân hàng và do đó dẫn đến thanh khoản giảm; lãi suất thị trường tiền tệ.
Rauch và các cộng sự (2010) đã nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến RRTK tại tổ chức tiết kiệm do nhà nước nắm giữ tại Đức. Các tác giả đã chỉ ra các nhân tố sau có thể xác định thanh khoản ngân hàng: lãi suất CSTT, trong đó thắt chặt CSTT làm giảm thanh khoản ngân hàng; tỷ lệ thất nghiệp, sẽảnh hưởng đến nhu cầu cho vay; hạn mức tiết kiệm; mức độ thanh khoản trong giai đoạn trước; quy mô được đo lường dựa trên sốlượng khách hàng; lợi nhuận ngân hàng.
2.2.2. Tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro thanh khoản
Việc nghiên cứu tác động của các chính sách ATVM nói chung và các công cụ ATVM thanh khoản nói riêng vẫn còn tương đối mới. Các biện pháp ATVM thanh khoản này khi thắt
chặt đều hướng đến mục đích làm giảm RRTK hệ thống, đòn bẩy và dòng vốn hướng tới kiểm soát RRTK tại các NHTM. Các công cụATVM được nghiên cứu nhằm giảm thiểu RRTK bao gồm các tỷ lệ thanh khoản, LDR, giới hạn bất cân xứng.
Trong nghiên cứu của mình, Lim & cộng sự (2011) cho thấy các giới hạn sự bất cân xứng kỳ hạn, các tỷ lệ thanh khoản chu kỳ, tỷ lệđòn bẩy có hiệu quả trong việc giảm tài trợ bán buôn và từ đó giảm thiểu RRTK được đo lường thông qua tỷ lệ cho vay trê tiền gửi.
Corrado & Schuler (2017) cũng xác nhận kết quả trên khi cho rằng việc nhắm mục tiêu tài trợ liên ngân hàng thông qua các biện pháp thanh khoản chặt chẽhơn (tỷ lệ LCR và NSFR) làm giảm mức độ nghiêm trọng của RRTK trong cho vay liên ngân hàng. Bên cạnh đó, Gauthier
& cộng sự (2012) đã chỉ ra các biện pháp thanh khoản như giới hạn đòn bẩy, giới hạn tỷ lệ
vốn liên ngân hàng sẽ giảm tính dễ bị tổn thương do RRTK. Những kết quả này cũng được xác nhận bởi Claessens & cộng sự (2013), các mức vốn bổsung, như một biện pháp làm giảm mức tăng đòn bẩy và tài sản trong thời kỳ bùng nổ.