Theo lý thuyết đại diện (Agency theory) của Jensen & Meckling (1976), luôn có sự xung đột về lợi ích giữa hai bên đó là bên ủy nhiệm (chủ sở hữu) với bên được ủy nhiệm (các nhà quản lý). Xung đột lợi ích xảy ra giữa bên uỷ nhiệm và bên được uỷ nhiệm liên quan đến thông tin tài chính của công ty. Khi nhà quản lý có được thông tin tài chính của công ty nhiều hơn các chủ sở hữu, tình huống về thông tin bất đối xứng sẽ phát sinh và tạo cơ hội cho lựa chọn trái ngược của nhà quản lý đểđạt được các lợi ích cá nhân thay vì tối đa hoá lợi ích cho các cổ đông. Thêm vào đó việc các cổ đông thường đánh giá các nhà quản lý thông qua các thông tin tài chính của công ty như doanh thu, lợi nhuận cũng là một nguyên nhân khiến các nhà quản lý thao túng báo cáo tài chính để thực hiện mục đích cá nhân của mình. Hành động đó có thể làm báo cáo tài chính không phản ánh một cách trung thực, hợp lý tình hình hoạt động của công ty, không cung cấp được thông tin hữu ích cho người cần sử dụng như cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ, các nhà phân tích đầu tư…
BCTC là phương tiện trình bày thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh, và tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho những người quan tâm, chủ yếu là những đối tượng quan tâm bên ngoài doanh nghiệp. Chất lượng BCTC thể hiện ở việc trình bày tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp một cách trung thực và hợp lý bằng cách đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chếđộ kếtoán, và các quy định hiện hành. Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp với quy định của chuẩn mực kếtoán, đảm bảo BCTC được công bốđáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng thông tin BCTC quy định trong chuẩn mực kế toán. Theo Khuôn khổ khái niệm BCTC (Conceptual Framework) của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB, 2018), thông tin tài chính được coi là hữu ích khi thông tin này đáp ứng được một sốđặc điểm về chất lượng là các yêu cầu cơ bản đối với thông tin BCTC. Chất lượng thông tin tài chính cần đáp ứng hai yêu cầu cơ bản đó là Thích hợp (Relevance) và Trình bày trung thực (Faithful representation). Trong đó, thông tin thích hợp là thông tin giúp người sử dụng có thể thay đổi quyết định. Thông tin tài chính là thích hợp nếu nó có giá trị dự đoán, hoặc giá trị xác nhận, hoặc là cả hai. Thông tin BCTC giúp kiểm tra và xác nhận các dự đoán hoặc đánh giá trước đó và dự đoán triển vọng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong tương lai cũng như tăng cường khảnăng dự đoán khi có thông tin về các sự kiện bất thường. Về yêu cầu trình bày trung thực, BCTC phải phản ánh trung thực tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của đơn vị báo cáo. Để có thể phản ánh trung thực, BCTC cần phản ánh đầy đủ (complete), trung lập (neutral) và không sai sót (free from error) tình hình của đơn vị báo cáo. Ngoài ra, đểđảm bảo thông tin BCTC là hữu ích, tính có thể so sánh, có thể xác minh, kịp thời, dễ hiểu là 4 yêu cầu bổ sung đối với thông tin BCTC. Chất lượng thông tin BCTC phải được dựa trên những yêu cầu nói trên để từ đó xác định chất lượng thông tin BCTC có đạt chất lượng cao hay không. Đặc điểm của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ko chỉ cần đảm bảo đặc điểm chất lượng cơ bản và tăng cường mà còn phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn của thị trường chứng khoán, trong đó có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán.
Chất lượng báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính là một trong những chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra sự ảnh hưởng của quản trị công ty, loại công ty kiểm toán, quy mô công ty, tập trung vốn chủ sở hữu, các chỉ số tài chính cụ thể như đòn bẩy tài chính, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tính thanh khoản,… đến chất lượng báo cáo tài chính (Qinghua & các cộng sự, 2007; Habib & Azim, 2008; Dechow & các cộng sự, 2010;
Hassan, 2013; Alves, 2014). Tại Việt Nam, chủđềliên quan đến chất lượng báo cáo tài chính cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể kểđến nghiên cứu như là nghiên cứu dựa trên khảo sát nhận thức về chất lượng báo cáo tài chính của Bùi Văn Dương & Đỗ Thị Hải Yến (2017), nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC được khảo sát tại các công ty xây lắp của Đào Thị Nhung (2021), nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của Lê Quỳnh Liên (2021).... Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trên đà nghiên cứu và chỉnh sửa chuẩn mực kế toán, thì việc phát triển thang đo chất lượng BCTC cũng như là xác định ác nhân tốảnh hưởng đến chất lượng BCTC là rất cần thiết, nhất là với nhóm công ty có vốn hoá thị trường lớn bởi lẽ các công ty này nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Do đó, xuất phát từ lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam về đề tài liên quan, bài viết xây dựng mô hình kiểm định các nhân tốảnh hưởng tới chất lượng báo cáo tài chính bao gồm 10 nhân tố với 5 nhân tố thuộc nhóm quản trị công ty, 1 nhân tố về kiểm toán, và 4 nhân tố thuộc nhóm nhân tố tài chính và nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu của nhóm các công ty có vốn hoá lớn nhất trên HOSE.
2.1. Quy mô hội đồng quản trị
Dựa theo các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết liên quan, đa số các tác giả lập luận rằng, ban đầu hội đồng quản trị có quy mô lớn sẽ có những thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao chức năng của ban quản trịnhư việc hỗ trợtư vấn, giảm chuyên quyền của các nhà quản lý, tận dụng được nhiều mối quan hệ của các thành viên hội đồng quản trị. Ngoài ra, công ty có quy mô hội đồng quản trị lớn sẽ có nhiều thành viên độc lập và có kinh nghiệm chuyên môn tham gia để có thể giám sát hành vi thao túng báo cáo tài chính, đồng thời có nhiều trách nhiệm hơn trong việc quản lý, giám sát và miễn nhiệm những ban điều hành kém hiệu quả (Habib & Azim, 2008). Ngược lại, theo Vafeas (2000) và Liu (2012), khi quy mô hội đồng quản trị quá lớn, sẽ xuất hiện sự phức tạp nhất định trong các mối quan hệvà điều này làm cho hiệu quả làm việc của các thành viên giảm và các xung đột nội bộ có thểtăng lên, từ đó làm giảm chất lượng báo cáo tài chính.
2.2. Tính độc lập của hội đồng quản trị
Những công ty có tỷ lệ thành viên độc lập cao hơn sẽ hạn chế được gian lận về báo cáo tài chính vì họ không có lợi ích trực tiếp để phải thông đồng với ban giám đốc so với các thành viên hội đồng quản trị có cổ phần. Mục đích của việc bổ nhiệm các thành viên hội đồng quản trị độc lập là nhằm đảm bảo hội đồng quản trị có sự tham gia của những thành viên có thể đưa ra các phán quyết tốt nhất hoàn toàn vì lợi ích của công ty mà không bị ảnh hưởng bởi
bất cứ mâu thuẫn lợi ích thực tế nào. Hội đồng quản trị với các thành viên càng ít biết nhau và ít can thiệp đến công việc điều hành doanh nghiệp sẽ có cái nhìn mang tính khách quan và phát hiện được các hành vi sai phạm trong doanh nghiệp. Điều này tránh được vấn đề các thành viên thông đồng với nhau để thao túng thông tin tài chính, kế toán (Habib & Azim, 2008; Hassan, 2013; Alves, 2014). Tuy nhiên, sốlượng tối thiểu của thành viên độc lập trong hội đồng quản trịlà 1/3 được đề xuất bởi nguyên tắc quản trị công ty ởđa số quốc gia trên thế giới không đủ để giám sát việc quản trị lợi nhuận hay gian lận BCTC (Johari & cộng sự, 2009). Ngoài ra, thành viên hội đồng quản trị độc lập có thể khó quản trị được chất lượng BCTC vì họ có ít thông tin hơn về các hoạt động cụ thể của công ty, tính độc lập của thành viên độc lập trong hội đồng quản trị không được rõ ràng, và vai trò giám sát của thành viên độc lập trong hội đồng quản trịchưa được phát huy tối ưu (Park & Shin, 2004).
2.3. Sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc
Đối với các công ty cổ phần thì chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành đều đóng vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Khi một chủ thể kiêm nhiệm hai vị trí sẽ nắm trong tay rất nhiều quyền hạn, dễ dẫn đến sự chuyên quyền, lợi dụng chức quyền trong quản lý và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Nghiên cứu của các tác giả Qinghua & cộng sự (2007) và Habib & Azim (2008) kết luận rằng công ty không có sự kiêm nhiệm giữa tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị có chất lượng báo cáo tài chính sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu định lượng cho thấy không phải lúc nào sự kiêm nhiệm chức vụ này cũng có tác động tiêu cực đến chất lượng BCTC. Finkelstein & D'Aveni (1994) kiểm định và kết luận rằng một số công ty có xu hướng để chủ tịch hội đồng quản tị kiêm nhiệm giám đốc điều hành vì sẽ tránh được vấn đề mâu thuẫn trong điều phối, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh.
2.4. Tần suất của các cuộc họp hội đồng quản trị
Các cuộc họp hội đồng quản trị thường xuyên là một cách mà hội đồng quản trị ứng phó với những năm hoạt động khó khăn. Hội đồng quản trịthường có xu hướng phản ứng với hiệu suất kém bằng cách nâng cao mức độ hoạt động của hội đồng quản trị thông qua các cuộc họp. Bên cạnh đó, các cuộc họp hội đồng quản trị thường xuyên là một cam kết tiếp tục chia sẻ thông tin với nhà quản lý, từđó giám sát việc cung cấp thông tin dưới dạng báo cáo tài chính chất lượng hơn (Qinghua & cộng sự, 2007; Hassan, 2013; Nguyễn Trọng Nguyên, 2016).
2.5. Mức độ chuyên môn tài chính của hội đồng quản trị
Chất lượng giám sát của hội đồng quản trị phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của người tham gia giám sát. Hội đồng quản trị có các thành viên có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính có khảnăng phát hiện các hành vi thao túng báo cáo tài chính của ban giám đốc nhờ vào những am hiểu của mình. Các phát hiện của Agrawal & Chadha (2005) khi nghiên cứu về các công ty của Mỹ đã nêu bật tầm quan trọng kiến thức kế toán của các thành viên hội đồng quản trịkhông điều hành trong việc giảm khảnăng phải điều chỉnh báo cáo tài chính. Luận án
tiến sĩ của Nguyễn Trọng Nguyên (2016) cũng chỉ ra rằng mức độ chuyên môn kế toán tài chính của hội đồng quản trịảnh hưởng thuận chiều tới chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
2.6. Chọn lựa công ty kiểm toán
Kiểm toán độc lập đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tìm ra hành vi thao túng baos cáo tài chính của người quản lý. Đội ngũ kiểm toán chuyên nghiệp với kỹ năng chuyên môn cũng như quy tắc đạo đức chuẩn mực giúp quy trình kiểm toán hiệu quảhơn và chất lượng báo cáo tài chính sau kiểm toán tốt hơn. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của các doanh nghiệp kiểm toán thuộc Big4 đến việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp tại các quốc gia có chế độ bảo hộ nhà đầu tư nghiêm ngặt (Krishnan, 2003). Kiểm toán viên từBig4 được cho là độc lập hơn và cung cấp chất lượng kiểm toán tốt hơn so với các kiểm toán viên khác. Do đó, yếu tố báo cáo tài chính kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big4 được cho rằng có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng báo cáo tài chính.
2.7. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là thước đo lượng tiền mặt được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh thông thường của công ty, phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu và tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Có thể nói, dòng tiền là phiên bản rút gọn của tình hình tài chính công ty, nơi dễ dàng nhìn thấy các vấn đề trong quá trình hoạt động, bao gồm hoạt động kinh doanh. Nhiều nhà đầu tư ưa thích đánh giá dòng tiền hơn so với các số liệu tài chính khác, bời dòng tiền khó bị thao túng nên chất lượng báo cáo của doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng và cụ thểhơn nhiều. Trong khi Aygun & cộng sự (2014) cho rằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có tác động tích cực đến chất lượng báo cáo tài chính, thì nghiên cứu của Alves (2014) chỉ ra rằng chỉ số này có ảnh hưởng ngược chiều đến chất lượng báo cáo tài chính.
2.8. Đòn bẩy tài chính
Để phát ra tín hiệu tốt cho các định chế tài chính, doanh nghiệp có xu hướng điều chỉnh hệ số đòn bẩy tài chính và các hệ số khác cho phù hợp với mục tiêu đi vay, điều này ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo Watts & Zimmerman (1986), đòn bẩy tài chính cao có thểcó hành động tăng thu nhập hoặc thao túng báo cáo tài chính, các hoạt động sẽ làm giảm chất lượng lợi nhuận cho các quyết định khác. Thông thường, cổ đông muốn chỉ số này cao nhằm gia tăng khảnăng sinh lời, trong khi đó đối với các chủ nợ, nếu chỉ số nợ thấp thì khảnăng trảđược nợ của công ty sẽcao hơn và mức độ bảo vệđối với các chủ nợcao hơn trong trường hợp công ty rơi vào tình trạng phải thanh lý tài sản để trả nợ. Do đó trong các nghiên cứu của mình, các tác giả Hassan (2013) và Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) đều cho rằng nhân tố này ảnh hưởng ngược chiều đến chất lượng báo cáo tài chính.
2.9. Khả năng thanh toán hiện hành
Khi tính thanh khoản của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp đang phát tín hiệu cho các định chế tài chính và các bên liên quan là tình hình tài chính của doanh nghiệp đang trong
trạng thái tốt, ổn định, lúc này doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng phát triển kinh doanh. Hệ
số khảnăng thanh toán nhanh nhỏhơn một là khi đó tài sản ngắn hạn không đủbù đắp cho nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng một thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp, song trong thực tế nếu chỉ tiêu này bằng một thì khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng vẫn rất mong manh. Chính vì lẽđó mà khi hệ số này thấp ảnh hưởng đến khảnăng huy động vốn của doanh nghiệp, giảm niềm tin đối với nhà đầu tư, ngân hàng nên doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các thủ thuật kếtoán tác động nhằm tăng hệ số này, làm giảm chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính (Hassan, 2013).
2.10. Khả năng sinh lời của tài sản
Qua tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), nhà đầu tư sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản, tỷ lệ này càng cao thì có thể kết luận rằng khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả, đem đến tất yếu những chứng khoán có chỉ sốROA cao cũng có giá cao và được quan tâm nhiều hơn. ROA thể hiện hiệu quả của việc sử dụng tài sản nhằm sinh ra lợi nhuận cho công ty và cũng là một trong những thước đo năng lực lãnh đạo của các nhà quản lý. Một số nghiên cứu đã chứng minh các công ty có lợi nhuận cao thường có xu hướng lợi dụng một số thủ thuật để cải thiện các số liệu trên báo cáo tài chính. Chỉ số ROA tịnh tiến đều đặn cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, điều này có thể khiến ban quản trị công ty thực hiện các hành vi bóp méo số liệu hay thao túng báo cáo tài chính. Nghiên cứu của Soliman & Ragab (2013) cho rằng khả năng sinh lời của tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng báo cáo tài chính.