Bài nghiên cứu của tác giả đã đóng góp những bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thường đưa ra quyết định đầu tư dựa trên cơ hội đầu tư. Khi những công ty đang đối mặt với khó khăn tài chính nhưng có nhiều cơ hội đầu tư, những công ty này thường đưa ra quyết định đầu tư không khác biệt với những công ty có tình hình tài chính khỏe mạnh. Bởi họ tin rằng những khoản đầu tư bổ sung có thể giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn. Vì vậy, giải pháp được đưa ra làcông ty Việt Nam cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư, bởi trong tình trạng kiệt quệ tài chính, công ty thường phải đối mặt với hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài lẫn các nguồn lực bên trong, do đó, việc đầu tư quá mức có thể khiến công ty lựa chọn những dự án đầu tư với NPV âm, điều này có thể khiến công ty gia tăng thiệt hại và rơi vào tình trạng phá sản nhanh hơn. Cuối cùng, bài nghiên cứu này cũng tồn tại những hạn chế: thứ nhất, bài nghiên cứu đã bỏ qua mức độ kiệt quệ của từng nhóm ngành riêng biệt lên kết quả hồi quy, thứ hai, một số dữ liệu thứ cấp khó thu thập hoặc không có sẵn dẫn đến mẫu dữ liệu bị thu hẹp; thứ ba, do nền kinh tế thế giới và Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19 trong năm 2019 và 2020, do đó, thông tin từ báo cáo tài chính giai đoạn này có nhiều biến động, dẫn đến kết quả nghiên cứukhông như mong muốn.
Tài liệu tham khảo
Altman, Edward I. "Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy." the Journal of Finance 23, no. 4 (1968): 589-609.
Altman, E. I. (2002). Corporate distress prediction models in a turbulent economic and Basel II environment.
Beaver, W. H. (1966). Financial ratios as predictors of failure. Journal of accounting research, 71-111.
Bhagat, Sanjai, Nathalie Moyen, and Inchul Suh. "Investment and Internal Funds of Distressed Firms." Journal of Corporate Finance 11, no. 3 (2005): 449-72.
Cleary, The relationship between firm investment and financial status, 1999
Fazzari, Steven, R Glenn Hubbard, and Bruce C Petersen. Financing Constraints and Corporate Investment. National Bureau of Economic Research Cambridge, Mass., USA, 1987.
Fazzari, S. M., Hubbard, R. G., & Petersen, B. C. (2000). Investment-cash flow sensitivities are useful: A comment on Kaplan and Zingales. The Quarterly Journal of Economics, 115(2), 695-705.
Hoshi, T., Kashyap, A., & Scharfstein, D. (1991). Corporate structure, liquidity, and investment: Evidence from Japanese industrial groups. The Quarterly Journal of Economics, 106(1), 33-60.
Hotchkiss, E. S. (1995). Postbankruptcy performance and management turnover. The Journal of Finance, 50(1), 3-21.
Jensen, Michael C, and William H Meckling. "Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure." Journal of financial Economics 3, no. 4 (1976): 305-60.
Kadapakkam, P.-R., Kumar, P., & Riddick, L. A. (1998). The impact of cash flows and firm size on investment: The international evidence. Journal of banking & Finance, 22(3), 293-320.
Kaplan, S. N., & Zingales, L. (1997). Do investment-cash flow sensitivities provide useful measures of financing constraints? The Quarterly Journal of Economics, 112(1), 169- 215.
Kaplan, S. N., & Zingales, L. (2000). Investment-cash flow sensitivities are not valid measures of financing constraints. The Quarterly Journal of Economics, 115(2), 707- 712.
Keasey, Kevin, Julio Pindado, and Luis Rodrigues. "The Costs of Sme’s Financial Distress across Europe." Leeds University (2009).
Lang, Larry, Eli Ofek, and RenéM Stulz. "Leverage, Investment, and Firm Growth." Journal of financial Economics 40, no. 1 (1996): 3-29.
López-Gutiérrez, C., Sanfilippo-Azofra, S., & Torre-Olmo, B. (2015). Investment decisions of companies in financial distress. BRQ Business Research Quarterly, 18(3), 174-187.
Myers and Majluf, Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have, 1984
Morgado, Artur, and Julio Pindado. "The Underinvestment and Overinvestment Hypotheses:
An Analysis Using Panel Data." European Financial Management 9, no. 2 (2003):
163-77.
Pindado, Julio, Luis Rodrigues, and Chabela de la Torre. "How Do Insolvency Codes Affect a Firm’s Investment?", International Review of Law and Economics 28, no. 4 (2008):
227-38.
Thi, T. Đ. (2016). Dự báo kiệt quệ tài chính bằng mô hình kết hợp các yếu tốtài chính, vĩ mô và thịtrường.
Dang, V. A. (2011). Leverage, debt maturity and firm investment: An empirical analysis.
Journal of business finance & accounting, 38(1‐2), 225-258.
Whitaker, R. B. (1999). The early stages of financial distress. Journal of economics and finance, 23(2), 123-132.
White, M. J. (1994). The costs of corporate bankruptcy: A US-European comparison.
Available at SSRN 5552.
Whited, T. M. (1992). Debt, liquidity constraints, and corporate investment: Evidence from panel data. The Journal of Finance, 47(4), 1425-1460.
Wruck, K. H. (1990). Financial distress, reorganization, and organizational efficiency.
Journal of financial economics, 27(2), 419-444.
Phụ lục: Đo lường các biến trong mô hình
Ký hiệu biến Đo lường
Biến phụ thuộc
I/Q Mức độ đầu tư/Cơ hội đầu tư Biến độc lập
CF = EBITDA (t)
K (t)
SIZE = ln (Tổng giá trị sổ sách của tài sản) LEV = Giá trị sổ sách của tổng nợ (t)
Giá trị sổ sách của tổng tài sản (t) QD Biến giả, xác định cơ hội đầu tư
- QD = 1: công ty có nhiều cơ hội đầu tư (TobinQ > 1) - QD = 0: công ty có ít cơ hội đầu tư (TobinQ <1 1) DIF Biến giả, cho thấy khả năng kiệt quệ tài chính
- DIF = 1: công ty gặp kiệt quệ tài chính - DIF = 0: công ty không gặp kiệt quệ tài chính Trường hợp 1: Dùng thước đo Z-score (Altman 2002) Z = 6.56*X1 + 3.26*X2 + 6.72*X3 + 1.05*X4 Trường hợp 2: So sánh EBITDA với chi phí tài chính
QDxDIF Biến tương tác, giữa cơ hội đầu tư và kiệt quệ tài chính
YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢNĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
Nguyễn Thị Nhinh –Vũ Quang Trọng Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Bài viết tập trung làm rõ vai trò của kế toán quản trị chi phí doanh thu và kết quả kinh doanh trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Mô hình nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến khảnăng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị cho chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở tổng thuật tài liệu. Dữ liệu thu thập thông qua khảo sát tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được sử dụng để kiểm định mô hình. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, bài viết góp phần bổ sung các khuyến nghị, đề xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí doanh thu và kết quả của nhà quản trị.
Từ khóa: Doanh nghiệp xây dựng, kế toán quản trị, nhu cầu thông tin kế toán .
FACTORS AFFECTING THE ABILITY TO MEET THE NEEDS OF MANAGEMENT ACCOUNTING INFORMATION FOR COST, REVENUE,
AND PERFORMANCE IN THE CONSTRUCTION COMPANIES LISTED ON THE VIETNAM STOCK EXCHANGE
Abstract
The article focuses on clarifying the role of management accounting for costs, revenue and performance in meeting the information needs of managers. The research model of factors affecting the ability to meet the demand for management accounting information for costs, revenue and performance in enterprises is built on the basis on literature review. Data collected through surveys at construction companies listed on Vietnam's stock exchange is used to test the model. Based on empirical research results, the article contributes to additional recommendations and proposals to better meet the information needs of managers about management accounting for costs, revenue and performance.
Keywords: Construction companies, Management accounting, Accounting information needs
1. Giới thiệu
Kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh (KTQT CP, DT và KQKD) là một bộ phận của KTQT nhằm thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính và phi tài chính ở cả thời điểm quá khứ và dự báo giúp cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động và ra quyết định. Khi môi trường kinh doanh xây dựng trở nên cạnh tranh hơn, để phát triển bền vững nhà quản trị cần phải hiểu được cách thức kinh doanh của chính DN để kiểm soát được các thông tin về CP, DT và KQKD trong doanh nghiệp (DN) làm cho doanh nghiệp xây dựng (DNXD) đạt được hiệu suất cao hơn về lợi nhuận, tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thị trường. Nhà quản trị cần hiểu được mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và ghi nhận giá trị như thế nào. KTQT CP, DT và KQKD thể hiện vai trò cung cấp thông tin cho nhà quản trị liên quan đến các chi phí phát sinh, việc ước tính doanh thu và ghi nhận doanh thu nhằm phản ánh đúng kết quảtrong DNXD được xây dựng phù hợp và trở thành công cụ quản trị quan trọng cho các quyết định của nhà quản trị trong DNXD.
KTQT CP, DT và KQKD cung cấp cho nhà quản trị các chỉ số tài chính với các con số tỷ lệ cụ thể như giá trị chi phí phát sinh, doanh thu, lợi nhuận đạt được hay tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, là việc đo lường khách quan từ các dữ liệu trong quá khứ sẽ giúp cho nhà quản trị kiểm soát thông tin CP, DT và KQKD trong kỳ. KTQT CP, DT và KQKD cung cấp các thông tin dựbáo, tương lai được thu thập đầy đủ theo từng kỳ, theo yêu cầu của nhà quản trị giúp họ ước tính được các thông tin có liên quan phù hợp với khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị.
Xuất phát từ vai trò của KTQT CP, DT và KQKD trong DNXD và thông tin đó phải được phát triển trên cơ sở nhu cầu thông tin của người quản lý trong doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình thực hiện việc thu thập, ghi ghép và cung cấp thông tin, đưa ra các dự báo, có nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến công việc đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản trị các cấp trong một tổ chức. Dựa trên các nghiên cứu của Bernard Piercea, Tony O'Deab (2003), Orla Feeney (2007), Naser B. Ghanem, Suzana Sulaiman (2016), Carla Mendoza, Pierre- Laurent Bescos (2001), chất lượng tổng thể của thông tin là đầu vào quan trọng đáp ứng nhu cầu của các nhà quản trị, giúp họ quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị thông qua chức năng của kế toán quản trị. Sorin Briciu và cộng sự. (2013), Burns và Yazdifar (2001) cho rằng các kỹ thuật mới cần được xem xét và áp dụng để đáp ứng các yêu cầu thay đổi của người dùng. Một số khác nhân tố cũng được nghiên cứu chỉ ra có ảnh hưởng đến công việc đáp ứng nhu cầu thông tin trong doanh nghiệp như: Kỹ năng, kiến thức và năng lực của kế toán quản trị (Orla Feeney, 2007), công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu ( Piercea, Tony O'Deab, 2003; Christofer Andersson và Lotta Mọhửnen, 2014), sự phối hợp giữa cỏc bộ phận trong doanh nghiệp (Sorin briciu và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận dưới góc độ định tính và xem xét tác động của các yếu tố một cách riêng lẻ. Các nghiên cứu toàn diện về yếu tốảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT về chi
phí, doanh thu và kết quả trong các doanh nghiệp niêm yết xây dựng còn hạn chế, đặc biệt là ởcác nước đang phát triển. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là áp dụng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy đểđánh giá tác động của các nhân tốảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT đến chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh (CP, DT và KQKD) – dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.