4. 1. Phương pháp và dữ liệu mô hình đánh giá tác động của tài chính toàn diện tới đói nghèo tại các nước Asean
Để đánh giá tác động của tài chính toàn diện tới đói nghèo tại các nước Asean, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy có dạng như sau:
𝑃𝑂𝑅𝑖,𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝐹𝐼𝐼𝑖,𝑡+ 𝛽2𝐸𝑋𝐸𝑖,𝑡+ +𝛽3𝐺𝑂𝑉𝑖,𝑡+ 𝛽2𝑃𝑂𝑃𝑖,𝑡+ 𝛽2𝐼𝑁𝐹𝑖,𝑡+ 𝛽2𝐺𝑃𝐷𝑖,𝑡+ 𝜃𝑡+ 𝜀𝑖,𝑡
Trong đó biến phụ thuộc 𝑃𝑂𝑅𝑖,𝑡thể hiện cho đói nghèo của các quốc gia theo các năm, được đo lường thông qua tỷ lệ người dân sống dưới ngưỡng nghèo quốc gia (%). Biến giải thích, 𝐹𝐼𝐼𝑖,𝑡, là chỉ số tài chính toàn diện của các quốc gia theo các năm. Chỉ số này được nhóm nghiên cứu tính toán như đã mô tả tại mục 3.1.2. Ngoài ra, mô hình đưa vào các biến kiểm soát để gia tăng khả năng giải thích cho biến phụ thuộc. Các biến kiểm soát bao gồm chi tiêu chính phủ, chi tiêu Chính phủ cho giáo dục, tỷ lệ lạm phát, dân số, tăng trưởng kinh tế.
Mô tả về các biến trong mô hình được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Các biến sử dụng trong mô hình
Phân loại Biến Mô tả Ký hiệu
Biến phụ
thuộc Đói nghèo Tỷ lệ người dân sống dưới ngưỡng nghèo quốc
gia (%) POR
Biến giải thích Tài chính toàn diện Chỉ số Tài chính toàn diện FII
Biến kiểm soát
Chi phí cho giáo dục Chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục trên GDP
(%) EXE
Chi tiêu chính phủ Chi tiêu Chính Phủ trên GDP (%) GOV
Dân số Số dân (triệu dân) POP
Lạm phát Tỷ lệ lạm phát (%) INF
Tăng trưởng kinh tế GDP bình quân đầu người GDP Giai đoạn nghiên cứu 18 năm và dữ liệu được thu thập theo năm từ năm 2000 đến năm 2017. Nhóm nghiên cứu rất muốn có các dữ liệu cập nhật hơn nhưng hiện dữ liệu liên quan đến tài chính toàn diện do WB cung cấp hiện chỉ đến năm 2017. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ các cơ sở dữ liệu uy tín trên thế giới của WB, ADB bao gồm bộ dữ liệu phát triển thế giới (World development Indicators), dữ liệu về đói nghèo và vốn (Poverty and Equity), dữ liệu về các chỉ số chính của ADB cho các quốc gia. Do dữ liệu đói nghèo của Brunei và Singapore không có poverty line chính thức cả trên dữ liệu quốc gia và dữ liệu WB, do đó 2 quốc gia này cũng bị loại trừ khi nghiên cứu về tác động của tài chính toàn diện tới đói nghèo của các quốc gia Asean. Như vậy đối tượng nghiên cứu là 8 quốc gia Asean bao gồm:
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt nam.
Bảng 2: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình Tên biến Số quan sát Giá trị trung
bình Độ lệch chuẩn min max
Biến phụ thuộc
POR 144 19,2114 10,7714 0,01 42,3
Biến giải thích
FII 144 0,0917 0,0832 0,0086 0,3551
Biến kiểm soát
EXE 144 2,3274 1,6900 0,2564 7,7495
GOV 144 10,2421 3,8658 3,4603 21,3844
POP 144 71,1209 67,3870 5,02 265,27
INF 144 5,0595 4,3778 -1,7 25,1
GDP 144 2402,92 2498,49 110 11140
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả Với dữ liệu bảng, nghiên cứu lựa chọn mô hình phù hợp giữa các mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Squared- POLS), mô hình hiệu ứng cố định (Fixed
Effect model- FEM), và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect model -REM). Để lựa chọn môhình phù hợp nhất, nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch-Pagan Lagrange (Kiểm định LM), và Hausman test. Kết quả cho thất mô hình tác động ngẫu nhiên REM là phù hợp.
Bảng 3: Kết quả hồi quy theo mô hình OLS, FEM và REM Mô hình Mô hình OLS (1) Mô hình FEM (2) Mô hình REM (3)
FII -44,1265***
(12,8579)
-48,7511**
(22,3582)
-50,3760***
(17,63)
EXE -0,7251
(0,5299)
-2,1455*
(1,1332)
-1,4372**
(0,6973)
GOV 0,2034
(0,175)
0,0362 (0,2977)
0,0363 (0,2386)
POP -0,0379***
(0,009)
-0,03333 (0,0263)
-0,0369**
(0,0162)
INF -0,0466
(0,1493)
0,064 (0,13)
0,053 (0,1297)
GDP -0,0017***
(0,0005)
-0,0013*
(0,0007)
-0,0012**
(0,0005) Constant 30,3573***
(2,2022)
33,9232***
(3,3215)
32,3801***
(3,0435)
N 144 144 144
R-square 0,6147 0,5940 0,6035
Prob>F 0,0000 0,0000 0,0000
Số trong ngoặc thể hiện sai số chuẩn của hệ số hồi quy. Ký hiệu ***,**,** thể hiện các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả 4.2 Kết quả
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số của biến FII trong mô hình là -50,3760 với mức ý nghĩa 1%, minh chứng về mối quan hệ ngược chiều giữa tài chính toàn diện và đói nghèo. Kết luận này cũng tương đồng với phần lớn kết quả nghiên cứu khi cho rằng nhiều người có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính hơn sẽ giúp người dân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế, từ đó giúp giảm đói nghèo (Park và cộng sự, 2015), bên cạnh đó khả năng tiếp cận với tài chính tăng lên sẽ giúp gia tăng đầu tư, tạo công ăn việc làm từ đó gia tăng thu nhập cho xã hội và làm giảm tỷ lệ đói nghèo (Amadou ,2018), hay tài chính toàn diện tăng lên đồng nghĩa với việc những người nghèo sẽ có nhiều động lực hơn để sử dụng các sản phẩm tài chính từ các tổ chức chính thức trong việc đầu tư vào hoạt động kinh doanh và nâng cao thu nhập (Ibrahim và cộng sự 2019)
Với các biến kiểm soát, tăng trưởng kinh tế GDP tác động âm và có ý nghĩa thống kê 5% với hệ số tác động (-0,0012) tới đói nghèo, có nghĩa là tăng trưởng kinh tế có tác động
giúp giảm nghèo. Nhận định này tương đồng với phần lớn các nghiên cứu, như nghiên cứu của Omar (2020) cũng có kết luận tương tự khi cho rằngnền kinh tế phát triển sẽ giúp tạo ra nhiều nhu cầu việc làm hơn, tăng thu nhập thực cho cả các nhân sự có cả kỹ năng thấp, cải thiện chất lượng sống. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính phát triển toàn diện, thúc đẩy các cá nhân và họ nghèo đầu tư và quản lý rủi ro tài chính tốt hơn, từ đó giúp giảm nghèo. Hay như nghiên cứu của Mansi và cộng sự (2020) chỉ ra rằng tác động của GDP bình quân đầu người đến đói nghèo là ngược chiều, và có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, tại các quốc gia đang phát triển thì tác động của GDP bình quân đầu người lên tỉ lệ đói nghèo càng rõ nét. Điều này là do sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cũng như nâng cao thu nhập hơn. Chính vì vậy tăng trưởng kinh tế nói chung mà cụ thể là GDP bình quân đầu người sẽ có tác động tích cực đến tỉ lệ đói nghèo tại các quốc gia.
Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục, EXE, tác động âm và có ý nghĩa thống kê 5% (hệ
số tác động -1,4372) tới đói nghèo, có nghĩa là Chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục sẽ giúp giảm nghèo. Odior (2014) cũng có kết luận tương tự như vậy vì cho rằng Chi tiêu chính phủ cho giáo dục là chính sách giúp gia tăng năng lực và khả năng làm việc của người dân, nhờ đó giúp người dân có được công việc ổn định và thu nhập tốt hơn, nhờ đó giúp giảm nghèo. Jung và Thorbecke (2003) khi nghiên cứu cụ thể tác động của chi tiêu cho giáo dục đối với đói nghèo tại Tanzania và Zambia cũng đưa ra quan điểm tương tự. Theo các tác giả, việc phân phối chi phí cho giáo dục một cách hợp lý sẽ là một công cụ vô cùng hữu hiệu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo
Kết quả mô hình cho thấy, tuy chi tiêu Chính phủ cho giáo dục, EXE, được minh chứng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ đói nghèo nhưng chi tiêu của Chính phủ, GOV, lại tác động dương nhưng không có ý nghĩa thống kê tới đói nghèo. Bên cạnh đó, lạm phát INF cũng chưa được chứng minh có tác động có ý nghĩa thống kê tới đói nghèo.
Dân số tác động âm và có ý nghĩa thống kê 5% (hệ số tác động -0,0369) tớiđói nghèo, hàm ý quốc gia có dân số càng đông càng có tỷ lệ đóinghèo thấp hơn. Nhận định đi ngược lại với phần lớn các nghiên cứu, điển hình như nghiên cứu của Sinding (2009) khi cho rằng tỷ lệ
sinh giảm sẽ giúp tạo cơ hội giúp phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, vì khi đó sẽ tập trung được nguồn lực để phỏt triển con người tốt hơn. Hay nghiờn cứu của Aktaş và Sevinỗ (2020) cho rằng sự gia tăng của dân số cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ nghèo đói của quốc gia đó gia tăng. Hay nói cách khác, khi dân số gia tăng quá nhanh, vượt quá khả năng cung ứng thì sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống khi những nhu cầu tối thiểu về lương thực, giáo dục, y tế, phúc lợi không được đảm bảo
5. Kết luận
Nghiên cứu phân tích thực trạng về tài chính toàn diện (qua các cấu phần và chỉ số tổng hợp) và thực trạng về đói nghèo tại các quốc gia Asean. Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành phân tích tác động của tài chính toàn diện tới đói nghèo tại 8 quốc gia Asean.
Một số kết luận được rút ra như sau:
Thứ nhất, các quốc gia trong khu vực Asean có mức tài chính toàn diện rất khác nhau.
Những quốc gia có mức độ tài chính toàn diện cao nhất bao gồm: Thái Lan và Malaysia;
những quốc gia có chỉ số tài chính toàn diện thấp là Campuchia, Myanmar, Lào. Tuy nhiên nhìn chung các nước đều nỗ lực để phát triển tài chính toàn diện do đó chỉ số tài chính toàn diện đều có sự cải thiện qua các năm.
Thứ hai, tình trạng đói nghèo các quốc gia trong khu vực Asean ngày càng được cải thiện, thể hiện thông qua tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo quốc gia có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000 - 2017. Nổi bật trong đó phải kể đến Thái Lan và Philippines với mức độ giảm là hơn 4 lần trong toàn bộ thời gian nghiên cứu. Chính vì vậy, tại thời điểm năm 2017, chỉ số đói nghèo tại các quốc giatrong khu vực Asean hầu hết đều dưới 10% (chỉ trừ Lào).
Thứ ba, quốc gia có mức độ tài chính tài toàn diện càng cao thì tỷ lệ đói nghèo càng thấp. Nghiên cứu tác động trên cấp độ quốc gia như vậy sẽ giúp các nhà lập và thực thi chính sách trong việc thúcđẩy tài chính toàn diện, hướng tới xóa đói giảm nghèo.
Thứ tư, quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao và dân số đông có tỷ lệ đói nghèo càng thấp. Tuy chi tiêu chính phủ tăng không được minh chứng có tác động tới đói nghèo nhưng chi tiêu chính phủ cho giáo dục tăng có tác động giảm đói nghèo.
Tài liệu tham khảo
Amadou, D. (2018). Financial Inclusion and Poverty Reduction: Selected Approaches and Implications for Mali's Choice. Academic Journal of Economic Studies, 4(4), 50-56.
Aktaş, M. T. & Sevinỗ, A. (2020). The Determinants of Poverty in Developing Countries:
Theoreticaland Empirical Analysis. Journal of Current Researches on Business and Economics, 10 (2), 225-242.
Anthony E, Ageme, C.A. Anisiuba, Felix Chukwubuzo Alio, Hillary Chijindu Ezeaku, J.U.J.
Onwumere ( 2018). Empirical assessment of the effects of financial inclusion on poverty reduction in Nigeria, European Journal of economics, finance and administrative sciences Issue 99, August- November, 2018, pp 21-30
ASEAN (2020) ASEAN: Key Figues 2020. Tiếp cận từ https://www.aseanstats.org/wp- content/uploads/2020/11/ASEAN_Key_Figures_2020.pdf
Beck, T., Demirgỹỗ Kunt, A &ã Levine, R. (2007), Finance, inequality and the poor, Journal of Economic Growth,pp 27–49.
Beck, Thorsten, Asli Demirguc-Kunt, and Patrick Honohan (2008) Finance for All? Policies and Pitfalls in Expanding Access, Washington, DC: World Bank.
Chu Khánh Lân, Nguyễn Minh Phương, Trương Hoàng Diệp Hương, Đào Bích Ngọc, Phạm Mạnh Hùng (2018). Nhân tố ảnh hưởng tới tài chính bao trùm: bằng chứng mới từ phân tích dữ liệu bảng. Báo cáo nghiên cứu 18/04.Học viện Ngân hàng
Chu Minh Hội (2014), “Quan hệ giữa tiếp cận tài chính và thu nhập”,Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số CĐ tháng 6, tr. 10-13
Hussaini, U., & Chibuzo, I. C.(2018) The effects of financial inclusion on poverty reduction:
The moderating effects of microfinance. International Journal of Multidisciplinary Research and Development 5(12), 188-198
Ibrahim, Manu, Adamu, Jediel, Kasima, Hajara và Yusrah (2019) An examination of the Impact of Financial Inclusion on Poverty Reduction: An Empirical Evidence from Sub-Saharan Africa. International Journal of Scientific and Research Publications, 9(1), 239 - 252
Inoue, Takeshi ( 2019). Financial inclusion and poverty reduction in India. Journal of Financial economic policy, 11(1): 21-23
Jabir MI, Mensah L, Gyeke-Dako A (2017) Financial inclusion and poverty reduction in sub- Saharan Africa. Afr Fin J 19:1–22
Jung, H.S. and Thorbecke, E. (2003). The impact of public education expenditure on human capital, growth, and poverty in Tanzania and Zambia: a general equilibrium approach.
Journal of Policy Modeling, 25(8), pp.701-725.
Lê Thị Khuyên và Bùi Ngọc Mai Phương (2018). Tiếp cận tài chính toàn diện của các nước ASEAN và một số khuyến nghị đối với Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng
Mansi, E., Hysa, E., Panait, M. and Voica, M.C., (2020). Poverty—A Challenge for Economic Development? Evidences from Western Balkan Countries and the European Union. Sustainability, 12(18), p.7754.
Mirza, H., Giroud, A., Jalilian, H., Weiss, J., Freeman, N. and Than, M., 2004.
Regionalisation, foreign direct investment and poverty reduction: The case of ASEAN.
University of Bradford, School of Management.
Odior, E. (2014). Government Expenditure on Education and Poverty Reduction: Implications for Achieving the MDGS in Nigeria a Computable General Equilibrium Micro- Simulation Analysis. Asian Economic and Financial Review, 4, 150-172.
Park, C, Mercado RV (2018) Financial inclusion: new measurement and cross-country impact assessment. ADB Economics Working Paper Series 539/2018. Manila, Philippines.
Park, Cyn-Young & Mercado, Jr, Rogelio. (2015). Financial Inclusion, Poverty, and Income Inequality in Developing Asia. SSRN Electronic Journal. 10.2139/ssrn.2558936.
Phạm Hoàng Anh và Trần Thị Thắng (2019). Tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 202, tháng 3.2019, trang 18-44
Sarma, M. va Pais, J. (2008), Financial inclusion and development: Across country analysis, Idian Council for Research on International Economic Relations.
Schmied, J., & Ana, M. A. R. R. (2016). Financial Inclusion And Poverty: The Case Of Peru.
Regional and Sectoral Economic Studies, 16(2), 29-40.
Simon N. (2019). Financial inclusion and stability in the MED region: Evision from poverty and inequality. Femese research papers, FEM44-01
Sinding S. W. (2009). Population, poverty and economic development. Philosophical transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological sciences, 364(1532), 3023–3030. https://doi.org/10.1098/rstb.2009.0145
Sumarto, S. and Moselle, S., 2015. Addressing poverty and vulnerability in ASEAN: an analysis of measures and implications going forward. The SMERU Research Institute.
Tri Gunasih, Fran Sayekte, Ratana Listiana D. Financial inclusion and poverty alleviation:
Evidence from Indonesia. International journal of economics, business and management research, Vol. 2. No. 03; 2018, pp 468- 480
THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐĐỀ XUẤT
Tạ Thanh Huyền - Đỗ Thu Hằng - Phạm Hồng Linh - Nguyễn Thị Thu Trang
Học viện Ngân hàng
Tóm tắt
Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tại Việt Nam, kể từ khi hệ thống ngân hàng thực hiện quá trình cải cách, các NHTM đã nhận thức nghiêm túc hơn về vấn đề RRTK trong hoạt động của mình. Trong bài viết này, các tác giả tổng quan về khái niệm rủi ro thanh khoản, các chỉ sốđo lường rủi ro thanh khoản.
Tiếp theo, dựa trên dữ liệu từ NHNN và các tổ chức, nhóm tác giả tổng hợp các quy định về quản lý rủi ro thanh khoản và phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Phấn cuối, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị nhằm quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Từ khoá: rủi ro thanh khoản, chỉ số thanh khoản, quản lý thanh khoản
CURRENT SITUATION OF LIQUIDITY RISK IN VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS AND SOME RECOMMENDATIONS
Abstract
Liquidity risk is one of the specific risks of banking business. In Vietnam, since the reform of the banking system, commercial banks have become more serious about credit risk in their operations. In this article, the authors review the concept of liquidity risk, liquidity risk metrics. Next, based on data from the SBV and other organizations, the authors synthesize regulations on liquidity risk management and analyze the current situation of liquidity risk at Vietnamese commercial banks. Lastly, we propose some recommendations to manage liquidity risk of the banking system.
Keywords: liquidity risk, liquidity ratio, liquidity management