Ứng dụng của Blockchain

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 758 - 766)

FINANCIAL TECHNOLOGY AND OTHER RELATING ISSUES

3. Ứng dụng của Blockchain

Blockchain có rất nhiều tiềm năng ứng dụng, và dưới đây là một số ứng dụng của nó.

3.1. Hiu khách hàng (Know Your Customer KYC)

Quy trình KYC với thông tin khách hàng và các quy định hiện hành liên tục phát sinh theo thời gian, điều này làm cho quá trình cập nhật hồ sơ và tài liệu liên quan khá khó khăn.

Thực hiện KYC lặp đi lặp lại có thể gây lãng phí thời gian, tiền bạc và làm khách hàng không thoải mái. Hơn nữa, khách hàng thường được yêu cầu cung cấp một loạt tài liệu mỗi khi họ được một tổ chức tài chính yêu cầu. Để giảm bớt công việc này, cơ quan có thẩm quyền có thể duy trì tài liệu về khách hàng một cách tập trung (ví dụ: cơ quan quản lý hoặc tổ chức nhà nước). Tuy nhiên, đây là một giải pháp dễ bị tấn công mạng. Các giải pháp chuỗi khối có thể giảm bớt thách thức được liệt kê ở trên, thông qua việc phân cấp và bảo mật quy trình KYC. Đặc biệt, bằng cách lưu giữ dữ liệu khách hàng trong một sổ cái phân tán, những người tham gia chuỗi khối sẽ có thể cập nhật thông tin khách hàng khi cần, đồng thời có thể truy cập vào hình ảnh cập nhật về hồ sơ của khách hàng. Trong bối cảnh này, các giải pháp blockchain cung cấp một số những lợi thế đáng kể, chẳng hạn như:

+ Phi tập trung (Decentralization): Hồ sơ khách hàng được lưu trữ theo kiểu phi tập trung giúp giảm nguy cơ tấn công mạng, tăng cường bảo mật, bảo vệ dữ liệu và còn tăng tính nhất quán thông tin so với lưu trữ tập trung.

+ Kiểm soát quyền riêng tư: Thông tin của khách hàng không còn được xử lý bởi một bên thứ ba thay vào đó, nó được xử lý bởi các ứng dụng phi tập trung như hợp đồng thông minh. Các hợp đồng sau này xử lý dữ liệu của khách hàng thay mặt cho toàn bộ hệ sinh thái tài chính. Hơn nữa, việc truy cập thông tin khách hàng cho các mục đích KYC (hoặc mục đích khác) chỉ có thể xảy ra khi có sự đồng ý của khách hàng, điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc kiểm soát quyền riêng tư.

+ Tính bất biến: Sau khi được ghi lại trong chuỗi khối, thông tin khách hàng sẽ tồn tại mãi mãi và không thể thay đổi. Điều này cho phép theo dõi chính xác thông tin khách hàng mọi lúc và dựa trên thông tin có sẵn cho tất cả các tổ chức tài chính tham gia vào blockchain.

Tuy nhiên, có thể xóa thông tin khách hàng khi khách hàng bị đóng tài khoản, trong trường hợp đó, khách hàng có quyền được hưởng “quyền được quên” một trong những nguyên tắc cốt lõi của GDPR (General Data Protection Regulation - Quy định chung về bảo vệ dữ liệu).

3.2. Đánh giá ri ro tín dng doanh nghip va và nh

Ngày nay, hầu hết các ngân hàng đều coi doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là khách hàng có rủi ro cao, khiến việc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay càng trở nên khó khăn hơn.

Trong bối cảnh này, các ngân hàng yêu cầu các phương pháp tiếp cận để chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc sử dụng dữ liệu tài chính và kế toán thông thường còn có khả năng tận dụng lượng lớn dữ liệu thay thế (ví dụ: dữ liệu từ mạng xã hội, tin tức và các nguồn internet khác). Những cách tiếp cận như vậy có thể thúc đẩy khả năng chia sẻ dữ liệu giữa các ngân hàng và các tổ chức khác. Công nghệ chuỗi khối cho phép chia sẻ an toàn thông tin chấm điểm tín dụng từ nhiều bên (ví dụ: ngân hàng và tổ chức đánh giá rủi ro tín dụng). Mỗi tổ chức tham gia đóng góp thông tin có thể được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện thuận lợi cho các quyết định cho vay. Hơn nữa, việc chấm điểm rủi ro tín dụng được thực hiện mà không để lộ dữ liệu nhạy cảm. Giá trị của blockchain sẽ tăng lên cùng với số lượng người tham gia và dựa trên khối lượng và giá trị thông tin mà họ đóng góp. Càng nhiều ngân hàng hợp tác như một phần của chuỗi khối như vậy, thì các đánh giá rủi ro tín dụng càng chính xác. Theo Ariana Polyviou (2019) đã có những công ty khởi nghiệp cung cấp các giải pháp dựa trên blockchain đểchấm điểm tín dụng.

Một ví dụ là Bloom, cung cấp tính năng chấm điểm tín dụng phi tập trung dựa trên Ethereum và IPFS (Inter Planetary File System). Tương tự như vậy, PayPie cung cấp dịch vụ đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên kế toán blockchain, cho phép đánh giá rủi ro tín dụng tin cậy và minh bạch.

3.3. Hp đồng thông minh (Smart contracts)

Hợp đồng thông minh là một giao thức đặc biệt nhằm xác minh, kiểm chứng, thực hiện đàm phán hoặc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng thông minh cho phép thực hiện các giao dịch đáng tin cậy mà không có bên thứ ba. Các giao dịch này có thể theo dõi và không thể đảo ngược. Hợp đồng thông minh chứa tất cả thông tin về các điều khoản hợp đồng và thực hiện tất cả các hành động dự kiến một cách tự động. Hợp đồng thông minh có thể được lưu trữ trên Blockchain. Lúc đầu, các tài sản và các điều khoản hợp đồng được mã hóa và đưa vào Block của một Blockchain. Hợp đồng này được phân phối và sao chép nhiều lần giữa các nút của nền tảng Blockchain. Sau khi kích hoạt, hợp đồng được thực hiện theo các điều khoản hợp đồng đã kí. Chương trình kiểm tra việc thực hiện các cam kết tự động. Đặc trưng của Blockchain trong hợp đồng thông minh là loại bỏ sự tham gia bên thứ ba và tăng cường an ninh, giảm giả mạo hoặc thay đổi trái phép.

3.4. Các nn tng giao dch (Trading Platforms)

Một ngân hàng có thể thiết lập một nền tảng giao dịch dựa trên Blockchain. Công nghệ Blockchain cung cấp một môi trường tiềm năng để trao đổi tài sản. Như đã thảo luận,

Blockchain có thể loại bỏ mối đe dọa hoặc nguy cơ gian lận và điều này cũng có thể áp dụng cho giao dịch. Hơn nữa, Blockchain cũng sẽ giải quyết các vấn đề như rủi ro hoạt động và chi phí hành chính vì nó có thể được làm minh bạch. Việc truy xuất nguồn gốc và lịch sử hồ sơ có thể tồn tại trên mỗi tài sản/ mặt hàng có giá trị được giao dịch sẽ đảm bảo và xác thực tất cả các cách thức thông qua chuỗi cung ứng. Barclays thực hiện các giao dịch ngoại thương sử dụng công nghệ Blockchain. Ngân hàng đã giảm thời gian xử lý từ 7 –10 ngày xuống dưới 4 giờ. Tại Việt Nam, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ blockchain trong giao dịch phát hành thư tín dụng tới một ngân hàng thông báo ngoài hệ thống với việc phát hành thành công thư tín dụng (LC) xác nhận liên ngân hàng trên mạng lưới Contour cho một đơn hàng xuất nhập khẩu. Đây là giao dịch tài trợ thương mại sử dụng công nghệ blockchain đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện qua các ngân hàng ngoài hệ thống.

Trên thực tế, khi một mặt hàng có giá trị cao được tạo ra lần đầu tiên, một mã thông báo kỹ thuật số tương ứng được phát hành bởi một cơ quan có thẩm quyền nhằm xác nhận điểm xuất xứ của sản phẩm. Sau đó, mỗi khi sản phẩm được mua và bán thì mã thông báo kỹ thuật số được di chuyển để tạo ra một chuỗi quyền sở hữu thực tế. Mã kỹ thuật số hoạt động như một "giấy chứng nhận tính xác thực" ảo mà sẽ có lợi thế là nó khó lấy cắp hoặc giả mạo hơn là một mảnh giấy. Khi nhận được mã số kỹ thuật số, người nhận cuối cùng của sản phẩm đó sẽ có thể xác minh nguồn gốc sản phẩm. Tương tự, tính bất biến và tính duy nhất của kỹ thuật số vốn có trong Blockchain có khả năng cung cấp chuyển giao giá trị an toàn và đưa ra giải pháp cho vấn đề chứng thực tài chính. Thách thức của việc duy trì sự riêng tư của dữ liệu giữa các đối tác với các giao dịch thương mại cũng được khắc phục bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain, trong đó mã thông báo dưới dạng mật mã được sử dụng để bảo vệ dữ liệu thương mại với các bên chỉ được phép truy cập thông tin được cấp phép với khoá an toàn.

Điều này sẽ cho phép giữ bí mật của giao dịch, đặc biệt là giao dịch tài chính.

3.5. Thanh toán (Payments)

Blockchain có thể được sử dụng như là cách khác để trả tiền cho nhau, không phụ thuộc vào SWIFT và các chương trình thanh toán khác. Hệ thống thanh toán hiện tại luôn phải thông qua các ngân hàng và ngân hàng trung ương và đang chịu rất nhiều áp lực trước yêu cầu hiện đại hóa và giải quyết các vấn đề an toàn và an ninh. Ngoài việc tăng tốc độ chuyển tiền, Blockchain cũng có thể giúp các ngân hàng hoạt động liên tục, 24 giờ trong ngày, nhanh hơn và dễ dàng hơn thanh toán. Blockchain có thể được các ngân hàng sử dụng cho cách tiếp cận nguồn mở để thanh toán thay thế cho nhiều trung gian phổ biến trong thanh toán, qua đó tiết kiệm cho các tổ chức đối tác và khách hàng. Do đó Blockchain có thể được sử dụng để thanh toán theo thời gian thực trên toàn cầu, minh bạch, giảm gian lận cũng như chi phí hợp lý. Vấn đề với công nghệ Blockchain tại thời điểm này là kết nối với các hệ thống khác, giao thức giữa các sổ cái sẽ phải được phát triển, thử nghiệm và đưa vào sử dụng như thế nào và thời gian bao lâu cũng như khả năng mở rộng. Ví dụ như các loại tiền điện tử như bitcoin và ether được xây dựng trên các blockchain công khai (tương ứng là Bitcoin và

Ethereum) mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để gửi và nhận tiền. Bằng cách này, blockchain xác minh các giao dịch và cung cấp cho mọi người trên toàn thế giới quyền truy cập vào các khoản thanh toán nhanh, rẻ và không biên giới. Trên thực tế, mạng Ethereum đã trở thành mạng đầu tiên thanh toán một nghìn đô la trong các giao dịch trong năm 2020.

4. Thách thức

Blockchain có thể giải quyết một số vấn đề ngành ngân hàng đang phải đối mặt, tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức khi Blockchain được triển khai. Liệu rằng Blockchain có đủ tin cậy, có đảm bảo tính riêng tư hay không? Với một hệ thống sổ cái mở thì sẽ khó để đảm bảo sự riêng tư của dữ liệu khách hàng cho dù điều này có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng các Blockchain riêng hoặc mã hóa. Bên cạnh đó, người dùng vẫn phải bận tâm về an ninh không gian mạng khi họ ủy thác dữ liệu cá nhân của mình cho một giải pháp Blockchain nào đó.

Ngoài ra, câu hỏi về cách thức mà các giải pháp Blockchain có thể tích hợp với các hệ thống thanh toán của ngân hàng hiện tại (đặc biệt là trong hệ thống độc quyền). Để thực hiện chuyển đổi, cần phải có sự hợp tác và nhất trí giữa các bên liên quan và sẽ mất thời gian.

Blockchain cũng phải đối mặt với quy định rất khác nhau của các tổ chức tài chính cũng như việc các quy định hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn hay tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh các giao thức Blockchain. Các tổ chức cần có thời gian để xây dựng các quy định được quốc tế chấp thuận.

Cuối cùng, nếu áp dụng Blockchain thì cũng phải đặt ra thách thức về khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch, quá trình xác minh và giới hạn dữ liệu trong việc áp dụng rộng rãi Bockchain. Chris Mager của BNY Mellon cho rằng có thể mất từ 7 đến 10 năm để phát triển một hệ thống thanh toán dựa trên Blockchain cho thanh toán thương mại, thanh toán liên ngân hàng…

5. Công nghệ Blockchain tại Vit Nam

Việc phát triển các ứng dụng trên công nghệ Blockchain được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích. Thủ tướng đã có Quyết định 2117/QĐ-TTg ngày 16-12-2020 ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Thời gian để Ngân hàng Nhà nước thực hiện là từ 2021-2023.

Mặt khác, Công nghệ blockchain đang được nhiều ngân hàng Việt Nam tích cực áp dụng và xem là nền tảng cho chuyển đổi số khi làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Blockchain giúp cho các giao dịch ngân hàng được hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các quy trình thủ công trên giấy, thay vào đó là các quy trình tự động và được sắp xếp hợp lý. Với những tính năng đột phá, công nghệ Blockchain đã và đang được ứng dụng nhằm thúc đẩy thương mại tăng trưởng bền vững, nâng cao tính minh bạch, loại bỏ sự can thiệp của trung gian, số hóa chứng từ, giảm chi phí giấy tờ và thời gian giao dịch, Blockchain còn là

giải pháp hữu hiệu cho các ngân hàng để đổi mới các sản phẩm dịch vụ, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của mình và là nền tảng để nâng cao tính cạnh tranh. Nhiều ngân hàng của Việt Nam thời gian qua đã thử nghiệm, áp dụng thành công mô hình, công nghệ Blockchain như: BIDV, Vietcombank, MBbank, HDBank, HSBC, VietinBank, VIB, TPBank

… Kết quả bước đầu thu được đáng khích lệ. BIDV, HDBank, Vietinbank, MBBank, Vietcombank chính thức công bố giao dịch phát hành và thông báo L/C trên nền tảng Blockchain vào năm 2020. Điều này không chỉ đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch thông tin giữa các bên liên quan, mà còn cải thiện rõ rệt thời gian xử lý thủ tục mở LC từ 5 ngày xuống còn chưa đầy 12 giờ) và tiết kiệm chi phí cho toàn bộ chu trình. TPBank là ngân hàng ứng dụng chuyển tiền quốc tế bằng công nghệ Blockchain dựa trên mạng lưới RippleNet.

Vietcombank áp dụng công nghệ blockchain với việc ra mắt thành công VCB Rewards trên Ngân hàng số VCB Digibank. Khách hàng chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank có thể dễ dàng trải nghiệm VCB Rewards. Chương trình VCB Rewards tự động áp dụng với các khách hàng cá nhân hiện hữu đang sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Toàn bộ quá trình tích điểm và đổi quà được lưu trữ, cập nhật tự động trên VCB Digibank, khách hàng có thể tra cứu lịch sử tích điểm và đổi quà của mình bất cứ lúc nào.

Trên thực tế, công nghệ blockchain còn có thể được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác như trong giao dịch thanh toán bù trừ, bảo lãnh, cho vay, huy động vốn cộng đồng, trong lĩnh vực chứng khoán (như đăng ký chứng khoán, trong các hoạt động giao dịch…), trong các hoạt động thu thuế, kiểm toán…”, ông Cấn Văn Lực nói tại hội thảo “Công nghệ WBF 2019 tại Việt Nam” do Diễn đàn Blockchain thế giới (WBF) phối hợp với Quỹ OriusCapital tổ chức tại TP.HCM. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm và đầu tư vào công nghệ Blockchain. Trong tương lai công nghệ Blockchain sẽ còn phát triển hơn nữa.

Như vậy, công nghệ blockchain mở ra một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và trong xu thế phát triển đó, các ngân hàng Việt Nam không chỉ khẳng định sự chủ động phát triển, tăng nguồn thu và lợi nhuận, góp phần đóng góp thế mạnh là hạt nhân của kinh tế, tạo đà tăng trưởng, phát triển cho đất nước.

6. Phần kết luận

Công nghệ Blockchain mang lại nhiều lợi ích: KYC ứng dụng blockchain tiết kiệm thời gian, tài nguyên; Hợp đồng thông minh có thể tự động xử lý toàn bộ công việc, bảo vệ các bên tham gia trong hợp đồng; giao dịch thực hiện nhanh hơn, thậm chí trong vài phút thay vì vài ngày, phí giao dịch thấp, minh bạch, an toàn, hiệu quả;…Ước tính rằng các công nghệ Blockchain có thể làm giảm chi phí cơ sở hạ tầng của ngân hàng khoảng 15-20 tỷ đô la một năm vào năm 2022 - như tuyên bố trong "FinTech 2.0 Paper" của Santander InnoVentures.

Bloclchain cũng đặt ra thách thức đòi hỏi tất cả các bên liên quan sẽ phải tham gia hợp tác vào sự phát triển trong lĩnh vực này, "sẽ cần phải có một tập thể chung" giữa các ngân hàng, nhà quản lý và các công ty công nghệ, tài chính. Bên cạnh đó, thách thức về sự riêng tư, bảo mật, khả năng mở rộng…cũng là những vấn đề cần xem xét. Blockchain có thể là giải pháp công nghệ tiềm năng tuy nhiên nó còn cần phải tiếp tục được hoàn thiện để phát triển.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 758 - 766)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(910 trang)