2.1. Khái quát tình hình triển khai kiểm tra sức chịu đựng của một số NHTW trong giai đoạn Covid
Kiểm tra sức chịu đựng thường được thực hiện theo hai cách tiếp cận: Bottom-up (đánh giá ở cấp độ ngân hàng) và Top-down (đánh giá trên toàn hệ thống). Đối với Top-down, dựa trên số liệu báo cáo của các ngân hàng, cơ quan giám sát sẽ áp dụng các kịch bản khác nhau đểđánh giá mức độ tổn thất của hệ thống hoặc từng nhóm ngân hàng riêng biệt (còn gọi là phân tích nhóm đồng hạng). Ngược lại, phương pháp Bottom-up sẽ do từng ngân hàng tự thực hiện theo các kịch bản do cơ quan quản lý quy định hoặc các kịch bản đặc thù riêng. Ưu điểm của cách làm này là ngân hàng có thể tận dụng tốt các dữ liệu đặc thù của danh mục đầu
tư của mình. Cách tiếp cận Top-down nhằm xác định những nhóm rủi ro chung có thể gây mất ổn định hệ thống tài chính và nền kinh tế. Cách tiếp cần này cũng phức tạp và đòi hỏi mức độ tổng hợp cao hơn phương pháp Bottom-up. Theo đó, NHTW phải tổng hợp nhiều danh mục có sự đồng dạng tương đối và thường phải đưa ra những giả định, điều chỉnh để có thể tổng hợp hoặc so sánh các danh mục.
Theo các kết quả thống kê, hầu hết các NHTW sử dụng phương pháp Top-down hoặc sử dụng kết hợp với phương pháp Bottom-up, chỉ 7% trong số 45 quốc gia được điều tra sử dụng Bottom-up (Ths. Dương Quốc Anh, 2012, 27). Đặc biệt trong khủng hoảng, các cơ quan giám sát thường bỏ qua phương pháp Bottom-up và chỉ thực hiện kiểm tra sức chịu đựng theo hướng Top-down nhằm rút ngắn thời gian thực hiện báo cáo. Điều này cho phép kết quả kiểm tra sức chịu đựng có thể được tính toán kịp thời tác động và chuyển hóa chúng vào thành chính sách.
Bảng 1: Kiểm tra sức chịu đựng trong khủng hoảng Covid-19 của một số NHTW
Các điều chỉnh NHTW Anh (Bank of England)
NHTW Châu Âu (ECB)
Ngân hàng dự trữ
liên bang Hoa Kỳ (FED)
Thời điểm thực hiện Tháng 5/2020 Tháng 7/2020 Tháng 6/2020 Độ dài giai đoạn kiểm
tra sức chịu đựng
3 năm (tới Q1/2023) 2,5 năm (tới Q4/2022) 3 năm (tới Q1/2023) Phương pháp Top-
down và Bottom-up
Chỉ sử dụng Top- down
Chỉ sử dụng Top- down
Chỉ sử dụng Top- down Có tính đến ảnh
hưởng của các chính sách hỗ trợ Covid
Có (tất cả chính sác tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách quản lý hành chính)
Có (tất cả chính sác tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách quản lý hành chính)
Chỉxét đến các chính sách cơ cấu nợ
và miễn thuế cho hệ
thống ngân hàng.
Có công bố không? Có Có Có
Mục tiêu của kiểm tra sức chịu đựng
Các nhà quản lý có cơ sở khuyến khích hệ thống ngân hàng tiếp tục đẩy vốn ra nền kinh tếdù đang trong suy thoái
Nhận diện các ngân hàng dễ tổn thất ngay tại giai đoạn sớm của khủng hoảng
Để hiểu các nguy cơ trong suy thoái đối với vốn của hệ
thống ngân hàng
Nguồn: Stress-testing banks during the Covid 19 pandemic, BIS, Oct 2020 2.2. Kinh nghiệm thực hiện kiểm tra sức chịu đựng cấp hệ thống của FED.
Kiểm tra sức chịu đựng đã được FED thực hiện định kỳ hàng năm cho giai đoạn 3 năm tiếp theo kể từ năm 2012, từ đó đưa ra các hành động điều chỉnh thích hợp đối với hệ
thống ngân hàng. Bài viết sẽ tập trung vào kết quả kiểm tra sức chịu đựng gần nhất vào tháng 12/2020.
Căn cứ vào quy mô tổng tài sản, FED chia các ngân hàng và định chế tài chính vào ba nhóm: dưới 100 tỷ USD; từ 100 tỷ USD tới 250 tỷ USD; và trên 250 tỷ USD. Nhóm 1 và một số ngân hàng thuộc nhóm 2 sẽ được đánh giá theo tần suất 2 năm/lần, trong khi các định chế tài chính còn lại được thực hiện định kỳ hàng năm. FED đã lựa chọn và yêu cầu 33 định chế tài chính nộp các biểu bảng cân đối, kết quả kinh doanh và biến động vốn (theo US GAAP) tại thời điểm 30/06/2020. Một số trường hợp cần cung cấp thêm các kết quả tài chính thời điểm tháng 11/2020.
Bước 1: Thiết lập các kịch bản vĩ mô
Ngày 17/12/2020, FED công bố ba kịch bản vĩ mô cho giai đoạn 2021-2023, bao gồm 1 kịch bản cơ sở và 2 kịch bản căng thẳng dựa trên khảnăng bùng phát của dịch Covid. FED sử dụng 28 biến sốvĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng thu nhập bình quân, CPI, lãi suất/lợi suất trái phiếu chính phủ(“TPCP”), chỉ số Down Jones, giá nhà ở, giá bất động sản thương mại, giá hàng hóa, lãi suất….tại thịtrường tài chính Mỹ; và 4 biến vĩ mô (tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá với USD) cho 4 nền kinh tế lớn ngoài Mỹ là Châu Âu, Châu Á, Nhật và Anh.
Hình 4: Tăng trưởng GDP các kịch bản
Đơn vị tính: %
Nguồn: December 2020 stress test results, Board of Governors of the Federal reserve system Bước 2: Đánh giá tác động của các biến vĩ mô tới tổn thất của ngân hàng.
Kết quả kiểm tra sức chịu đựng cho thấy 33 định chế tài chính sẽ phải chịu mức tổn thất lên tới 629 tỷUSD trong vòng 3 năm tới. Trong đó, 514 tỷ USD đến từ các khoản vay; 4 tỷ USD đến từ danh mục chứng khoán; 95 tỷ USD do rủi ro đối tác và 16 tỷ USD của các danh mục khác.
Tổn thất từ các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 82% danh mục. Tỷ lệ
lỗ trung bình (đo bằng tổng số lỗ chia dư nợ bình quân trong 3 năm) là 7,7%, biến động mạnh từ 1,7% tới 21,3% tùy từng ngân hàng. Điều này phản ánh mức độ rủi ro khác nhau của các danh mục tài sản cho vay tại các ngân hàng. Xét theo khía cạnh sản phẩm vay, tỷ lệ tổn thất cao nhất (22,3%) và thấp nhất (2,1%) lần lượt là thẻ tín dụng và khoản vay ưu tiên xử lý TSBĐ. Kết quả cho thấy sự khác biệt trong bản chất của loại hình cho vay cũng như tính nhạy cảm của hai sản phẩm này trong điều kiện kinh tế khủng hoảng.
-15 -10 -5 0 5 10 15
Q4 2020 Q1 2021 Q2 2021 Q3 2021 Q4 2021 Q1 2022 Q2 2022 Q3 2022 Q4 2022 Q1 2023 Q2 2023 Q3 2023
Kịch bản cơ sở Kịch bản 2 Kịch bản 1
Hình 5: Chi tiết tổn thất danh mục vay theo sản phẩm
Đơn vị tính: tỷ USD, %
Nguồn: December 2020 stress test results, Board of Governors of the Federal reserve system Đặc biệt, FED đã thực hiện một sốđiều chỉnh liên quan đến các biến động bất thường của số liệu trong quá trình thực hiện kiểm tra sức chịu đựng như sau:
Một là, Nhờ các các chính sách hỗ trợcơ cấu, gia hạn nợ của Chính phủ mà rủi ro tín dụng đo lường được trong giai đoạn Covid không tăng lên so với thời điểm trước Covid, dẫn tới mối tương quan giữa kết quảđo lường rủi ro tín dụng và các chỉtiêu vĩ mô không còn hợp lý. Vì vậy, FED đã điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp và một số chỉ tiêu khác để có kết quả lỗ tín dụng lớn hơn, phù hợp với mức độ rủi ro thực tếhơn. Các chương trình hỗ trợ khác của chính phủnhư tăng tỷ lệ chi trả bảo hiểm thất nghiệp, chương trình bảo lãnh khoản vay, đều không nằm trong phạm vi kiểm tra sức chịu đựng mặc dù có thể có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống ngân hàng do FED đánh giá hầu hết các chương trình hỗ trợ Covid sẽ kết thúc trong một vài tháng tới.
Hai là, Nhu cầu nghỉdưỡng và BĐS sụt giảm trầm trọng do lệnh giãn cách xã hội và cấm di chuyển dẫn tới sự tăng lên không kiểm soát của tỷ lệ trống phòng trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, ảnh hưởng tới chỉ số giá trị thu hồi tài sản bảo đảm trong các khoản vay đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh. Vì vậy FED đã điều chỉnh giảm tỷ lệ này xuống, khiến mức lỗ giảm xuống.
Bước 3: Đánh giá tác động tới Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và vốn của hệ thống ngân hàng
Thông qua các biểu được nộp bởi 33 định chế tài chính, FED thực hiện tổng hợp và xác định kết quả kinh doanh của toàn hệ thống tại thời điểm đánh giá, sau đó số liệu tổn thất dự kiến sẽđược kết nối với kết quả kinh doanh bằng chi phí dự phòng.
Bảng 2: Dựphóng KQKD giai đoạn từ Q3/2020 tới hết Q3/2023
Đơn vị tính: tỷ USD Chỉ tiêu Kịch bản 1 Kịch bản 2 Chênh lệch
Lợi nhuận trước DPRR 371,0 363,2 7,8
25.8
120.7
98.3
158
47.6 63.7
2.10%
7.50%
12.60%
22.30%
6.40%
4%
Khoản vay thế chấp Cho vay thương mại và công nghiệp (bao gồm các khoản vay
DN vừa và nhỏ)
Cho vay BĐS thương
mại Cho vay thẻ tín dụng Cho vay tiêu dùng khác
Cho vay khác Lỗ Tỷ lệ tổn thất trên dư nợ
Trong đó:
Thu nhập từ lãi 741,9 747,5 -5,6
Thu nhập ngoài lãi 889,6 878,8 10,8
Trừđi:
Lỗ từ rủi ro hoạt động và chi phí nắm giữBĐS 1260,5 1.263,2 -2,7
Lợi nhuận trước thuế -172,6 -198,2 25,6
Rủi ro danh mục vay tại thời điểm Q3/2023 514 491 23
Nguồn: December 2020 stress test results, Board of Governors of the Federal reserve system Lợi nhuận sau thuế sau khi được tính ra sẽ tiếp tục loại trừ lợi ích cổ đông thiểu số và thực hiện phân phối lợi nhuận (các khoản trích quỹtheo quy định). Khoản lợi nhuận giữ lại sau cùng được tổng cộng với các khoản mục khác của vốn chủ sở hữu như Thu nhập toàn diện khác (OCI), vốn điều lệ, các quỹ…Vốn năm sau được cộng lũy kế lên dần từ năm trước và điều chỉnh các khoản giảm trừnhư quy định. FED giảđịnh rằng không có nhiều thay đổi trong giá trị tài sản và cấp độ rủi ro tài sản của các ngân hàng như tại thời điểm đánh giá (bao gồm các tài sản chứng khoán, khoản vay, phái sinh, đều giữnguyên) qua các giai đoạn dự báo.
Bảng 3: Kết quả dự phóng RWA và tỷ lệ an toàn vốn
Đơn vị tính: tỷ USD Thực hiện
Q2/2020 Kịch bản 1 Kịch bản 2 Chênh lệch
RWA 10.370,0 10.275,1 10.271,9 3,2
Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 13,8 11,8 11,5 0,3
Tỷ lệ an toàn vốn 16,4 14,2 14,1 0,1
Nguồn: December 2020 stress test results, Board of Governors of the Federal reserve system Kết quả trên cho thấy tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 và tỷ lệ an toàn vốn vẫn duy trì được trên mức yêu cầu trong cả hai kịch bản căng thẳng. Thực tế, FED đã yêu cầu các ngân hàng hạn chế phân phối lợi nhuận và tăng cường sức khỏe tài chính thông qua tăng vốn ngay sau kỳ kiểm tra sức chịu đựng tại tháng 6/2020. Với kết quả kiểm tra sức chịu đựng tại tháng 12/2020 này, FED quyết định vẫn sẽ tiếp tục chính sách hạn chế các ngân hàng chi trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu quỹ bằng nguồn lợi nhuận giữ lại cho tới hết Quý 1 năm 2021 hoặc lâu hơn tùy tình hình. Hành động này nhằm gia tăng nguồn dữ trữ vốn tự có của các ngân hàng và tập trung ưu tiên đẩy tín dụng ra hỗ trợ nền kinh tế phục hồi do ảnh hưởng của Covid-19.
2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua nghiên cứu trên, tác giảđánh giá một sốđiểm có ý nghĩa đối với phát triển công cụ kiểm tra sức chịu đựng tại hệ thống ngân hàng Việt Nam như sau:
Thứ nhất, việc kiểm tra sức chịu đựng cần được cơ quan giám sát ngân hàng thực hiện thường xuyên và toàn diện trong hệ thống ngân hàng. Hoạt động này giúp đánh giá mức độ rủi ro và nâng cao khả năng hoạt động bền vững của hệ thống ngân hàng. Việc đưa ra kịch bản kinh tế vĩ mô chung, thống nhất cách thực hiện và công bố các thông tin cho công chúng sẽđảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng. Đồng thời, cơ quan giám sát cần kiểm tra kết quả kiểm tra sức chịu đựng tại các ngân hàng như là một nội dung bắt buộc trong quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
Thứ hai, kiểm tra sức chịu đựng theo phương pháp Top-down giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn tổng quát ở cấp độ hệ thống, thay vì tổng hợp dữ liệu từ các ngân hàng theo phương pháp Bottom-up sẽ có độ trễ và không đưa ra được các quyết định kịp thời. Kết quả kiểm tra sức chịu đựng tại tháng 12/2020 đã giúp FED lường trước được mức độ tổn thất và kịp thời đưa ra chính sách hạn chế các ngân hàng phân phối lợi nhuận làm ảnh hưởng tới vốn, qua đó củng cốnăng lực tài chính và sức chịu đựng của toàn hệ thống.
Thứ ba, kịch bản vĩ mô được thiết kế thống nhất, có sự nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành giúp cho việc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng đạt kết quả tốt nhất. Trên thực tế, nhiều ngân hàng riêng lẻ không đủ năng lực để tự xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý. Ngoài ra, mỗi ngân hàng có sựđánh giá riêng về kịch bản kinh vĩ mô theo các ý kiến chủ quan của ngân hàng đó. Do vậy, để thuận tiện cho NHTW đánh giá, so sánh kết quả kiểm tra sức chịu đựng của các ngân hàng trong hệ thống, cần thiết phải có kế kịch bản kinh tếvĩ mô thống nhất.
Thứ tư, cơ quan giám sát cần đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và kiến thức để xây dựng các kịch bản kinh tế vĩ mô cũng như đánh giá việc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng của các ngân hàng. Cần phải hiểu rằng, việc xây dựng các kịch bản, mô hình cần các chuyên gia chất lượng cao và cần có sự chỉ đạo hướng dẫn phối hợp giữa cơ quan giám sát và ngân hàng. Do vậy, việc đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực có kinh nghiệm, chuyên môn vô cùng quan trọng trong việc triển khai kiểm tra sức chịu đựng.