FINANCIAL TECHNOLOGY AND OTHER RELATING ISSUES
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm chung
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Chúng tôi thực hiện thống kê mô tả với toàn bộ biến quan sát và các ba mức thu nhập: thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao. Theo kết quả điều tra, độ tuổi trung bình của người lao động tương đối đồng đều, dao động từ 36.5 đến 37.54. Đa số người lao động sống trong gia đình có từ 4 đến 5 thành viên. Tổng số năm đi học giữa các nhóm thu nhập thì có sự chênh lệch đáng kể, ở nhóm thu nhập thấp trung bình là 7.64 năm, trong khi đó ở nhóm thu nhập cao là 12.31 năm. Kết quả cũng cho thấy giữa các nhóm thu nhập thì nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn, ở nhóm thu nhập cao nam chiếm tới 60,4%.
Bảng 1: Thông tin chung
Biến quan sát
Mức thu nhập
Toàn mẫu Thu nhập
thấp
Thu nhập
trung bình Thu nhập cao
Số quan sát 2844 2827 2838 8531
Tuổi (năm) 36.94 (13.23) 36.50 (11.03) 37.54 (9.52) 36.98 (11.36) Tiền lương (Nghìn đồng/
giờ) 13.91 (5.48) 28.21 (3.69) 53.13 (21.69) 31.75 (20.82) Tổng số năm đi học (năm) 7.64 (4.84) 9.49 (4.60) 12.31 (4.44) 9.82 (5.01) Giới tính (%) Nữ 1326 (46.6) 1192 (42.2) 1123 (39.6) 3650 (42.8) Nơi sống (%) Nông thôn 2179 (76.6) 1871 (66.2) 1315 (46.3) 5375 (63.0) Dân tộc (%)
Dân tộc
khác 614 (21.6) 252 (8.9) 186 (6.6) 1054 (12.4) Tình trạng
hôn nhân (%) Đã kết hôn 1867 (65.6) 2092 (74.0) 2277 (80.2) 6249 (73.3) Bằng cấp giáo
dục cao nhất
Không
bằng cấp 525 (18.5) 229 (8.1) 103 (3.6) 858 (10.1) Tiểu học 683 (24.0) 598 (21.2) 309 (10.9) 1595 (18.7) Trung học
cơ sở 869 (30.6) 860 (30.4) 511 (18.0) 2242 (26.3)
Trung học
phổ thông 544 (19.1) 691 (24.4) 728 (25.7) 1968 (23.1) Đại học 223 (7.8) 449 (15.9) 1187 (41.8) 1868 (21.9) Nơi làm việc
(%)
Tư nhân 2335 (82.1) 1983 (70.1) 1363 (48.0) 5697 (66.8) Nhà nước 393 (13.8) 480 (17.0) 999 (35.2) 1876 (22.0) Vốn đầu tư
nước ngoài 116 (4.1) 364 (12.9) 476 (16.8) 958 (11.2)
Chú thích: Biến liên tục thể hiện giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn, biến rời rạc thể hiện tỉ lệ phần trăm của từng mức độ. Nhóm thu nhập: thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao (tương ứng các giá trị nhỏ hơn mức phân vị 33% , từ mức phân vị 33% đến mức phân vị 66% và lớn hơn mức phân vị 66% của tiền lương theo giờ.).
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2018 Kết quả phân tích cũng cho thấy rằng thu nhập bình quân một giờ có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm thu nhập. Nhóm thu nhập thấp trung bình là 13.91 nghìn đồng/ giờ trong khi đó nhóm thu nhập cao là 53.13 nghìn đồng/ giờ. Người lao động có thu nhập cao thì phần lớn sinh sống ở thành thị, chỉ khoảng 46.3% ở nông thôn. Người lao động có thu nhập thấp và trung bình thì tỷ lệ sinh sống ở nông thôn lại cao hơn, đặc biệt đối với nhóm thu nhập thấp có tới 76.6% ở nông thôn.
Theo số liệu của Bảng 1 phần lớn người lao động là dân tộc Kinh, ở nhóm thu nhập cao thì tỷ lệ này lớn nhất và chiếm tới 93.4%. Trình độ học vấn cũng là vấn đề mà nghiên cứu quan tâm. Người lao động không có bằng cấp hoặc có bằng tiểu học chiếm tỷ lệ cao ở nhóm thu nhập thấp (chiếm 18.5% và 24%), trong khi đó ở nhóm thu nhập cao tỷ lệ này chỉ là 3.6%
và 10.9%. Trình độ trung học cơ sở ở nhóm thu nhập thấp (30.6%) và thu nhập trung bình (30.4%) nhiều hơn hẳn nhóm thu nhập cao (18 %). Trình độ trung học phổ thông và đại học thì chiếm tỷ lệ lớn nhât ở nhóm thu nhập cao (25.7% trình độ trung học phổ thông và 41.8%
trình độ đại học), đặc biệt trình độ đại học ở nhóm thu nhập cao gần gấp đôi trung bình của cả nước (21.9%).
Bảng 1 cũng thể hiện mối liên hệ giữa nơi làm việc và thu nhập, đối với nơi làm việc thì trong nghiên cứu này chia làm ba thành phần chính đó là: làm việc ở công ty tư nhân, làm việc nhà nước và làm việc ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với tất cả các nhóm thu nhập thì người lao động làm việc ở công ty tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt ở nhóm thu nhập thấp chiếm tới 82,1%. Người lao động làm việc nhà nước và làm việc ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì tập trung nhiều hơn ở nhóm thu nhập cao (35.2 % làm việc nhà nước và 16.8% làm việc ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài), trong khi đó nhóm thu nhập trung bình tương ứng là 17% và 12.9%, còn nhóm thu nhập thấp chỉ là 13.8 % và 4.1%.
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân
Hình 1 cho thấy mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người với trình độ của người lao động. Người lao động có trình độ càng cao thì thu nhập bình quân 1 giờ càng cao.
Lao động có trình độ đại học có thu nhập bình quân theo giờ cao nhất và trung bình là 40 nghìn đồng/ giờ. Lao động không có bằng cấp thu nhập thấp nhất, trung bình 20 nghìn đồng/
giờ và có ít nhất 75% hộ có thu nhập bình quân chỉ 12 nghìn đồng/ giờ. Lao động có trình độ Tiểu học và trung học cơ sở có thu nhập bình quân 1 giờ xấp xỉ nhau, khoảng 25 nghìn đồng/
giờ. Mức thu nhập trung bình cao thứ hai là khoảng 30 nghìn đồng/ giờ và tập trung chủ yếu ở nhóm có trình độ trung học phổ thông.
Hình 1: Biểu đồ hộp thu nhập theo giờ của người lao động có bằng cấp thuộc hệ thống giáo dục phổ thông và cao đẳng đại học trở lên
Chú thích: Biểu đồ hộp (boxplot) thể hiện bốn giá trị tứ phân vị (đường nằm ngang là trung vị (mức phân vị 50%), hai cạnh chiều rộng là mức phân vị thứ nhất (25%) và mức phân vị thứ 3 (75%). Chấm đỏ là giá trị trung bình. Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2018.
Hình 2: Biểu đồ hộp thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập bình quân 1 giờ và giới tính của người lao động
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2018.
Hình 2 cho thấy thu nhập bình quân một giờ ngoài việc phụ thuộc vào trình độ học vấn của người lao động thì còn phụ thuộc vào giới tính. Người lao động có cùng trình độ thì nam có thu nhập cao hơn nữ. Đặc biệt với người lao động không bằng cấp sự chênh lệch này thể hiện rõ ràng nhất, đối với nam thì có ít nhất 75% thu nhập từ 14 nghìn đồng/ giờ trở lên và
thu nhập trung bình là 22 nghìn đồng/ giờ, cò nữ thì có ít nhất 75% thu nhập từ 9 nghìn đồng/
giờ và trung bình khoảng 14 nghìn đồng/ giờ.
Hình 3 thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và nơi sống. Người lao động cùng trình độ thì sinh sống ở thành thị có thu nhập cao hơn ở nông thôn. Sự khác biệt này được thể hiện rõ nhất ở trình độ đại học, người lao động ở nông thôn thu nhập trung bình 34 nghìn đồng/ giờ trong khi đó ở thành thị thì thu nhập bình quân là 43 nghìn đồng/ giờ.
Hình 3: Biểu đồ hộp thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập bình quân 1 giờ và nơi sống
3.2. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu
Bảng 2: Bảng hệ số hồi quy Biến quan sát Mô hình
OLS (6)
Mô hình phân vị (7) Phân vị
10%
Phân vị 25%
Phân vị 50%
Phân vị 75%
Phân vị 90%
Hệ số chặn 2.783***
(0.034)
1.88***
(0.094)
2.479***
(0.048)
2.923***
(0.034)
3.256***
(0.033)
3.51***
(0.043)
Tuổi 0.003***
(0.001)
0.002 (0.002)
0.003***
(0.001)
0.003***
(0.001)
0.003***
(0.001)
0.004***
(0.001) Số thành viên hộ
Tổng số năm đi học 0.041***
(0.002)
0.05***
(0.004)
0.043***
(0.002)
0.039***
(0.002)
0.037***
(0.002)
0.038***
(0.002) Giới
tính
Nữ
(mặc định:
Nam)
-0.198***
(0.013) -
0.221***
(0.033) -
0.181***
(0.017) -
0.179***
(0.013) -
0.186***
(0.013) -
0.195***
(0.017) Nơi
sống
Nông thôn (mặc định:
Thành thị)
-0.243***
(0.014) -
0.312***
(0.034) -
0.251***
(0.018) -
0.211***
(0.013) -
0.208***
(0.014) -
0.258***
(0.019) Dân
tộc
Dân tộc khác (mặc
-0.255***
(0.02) -
0.245***
-
0.348***
-
0.286***
-
0.225***
-
0.186***
định:
Kinh)
(0.038) (0.027) (0.024) (0.019) (0.028) Tình
trạng hôn nhân
Đã kết hôn (mặc định:
Khác)
0.211***
(0.016)
0.467***
(0.055)
0.239***
(0.025)
0.148***
(0.016)
0.122***
(0.016)
0.096***
(0.019)
Nơi làm việc (mặc định: tư nhân)
Nhà nước 0.086***
(0.018)
0.031 (0.044)
0.05*
(0.024)
0.112***
(0.018)
0.134***
0.019)
0.142***
(0.027) Vốn đầu tư
nước ngoài
0.372***
(0.021)
0.563***
(0.043)
0.447***
(0.022)
0.347***
(0.017)
0.269***
(0.02)
0.241***
(0.022)
!! 0.2534 0.141 0.155 0.152 0.158 0.176
Chú thích: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.
( !! trong mô hình OLS là !! hiệu chỉnh, trong mô hình hồi quy phân vị là Pseudo-!!) Nguồn: Tác giả tính toán từ bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư 2018.
Dựa vào bảng trên ta thấy hầu như các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.01. Hệ số hồi quy từ phương pháp OLS và hệ số hồi quy tại các phân vị khác nhau đều cho thấy ảnh hưởng tích cực của các yếu tố số năm đi học, yếu tố đã kết hôn, và yếu tố tuổi tác lên thu nhập trung bình của cá nhân và thu nhập tính theo các mức phân vị. Theo đó, yếu tố giáo dục có vai trò quan trọng đối với thu nhập của người lao động. Nếu tổng số năm đi học tăng thêm 1 năm, thì thu nhập trung bình tăng thêm khoảng 4.1%. Tuy nhiên tại các mức phân vị khác nhau thì độ tăng không giống nhau, cụ thể thu nhập ở mức phân vị 10% tăng thêm nhiều nhất, khoảng 5%, mức 25% tăng thêm 4.3%, còn tại các mức phân vị cao hơn thì độ tăng chỉ vào khoảng 3.7 đến 3.9%. Điều đó cũng có nghĩa rằng, đối với nhóm thu nhập thấp, việc được đi học nhiều năm hơn có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập hơn là đối với nhóm thu nhập cao. Đối chiếu với bảng thống kê mô tả phía trên, với nhóm người lao động thu nhập thấp, số năm đi học bình quân chỉ khoảng 7.64 năm, tức là chưa tốt nghiệp THCS, vì thế nếu tăng thời gian đi học nhiều hơn, họ có nhiều cơ hội cải thiện mức thu nhập của mình lên nhiều hơn. Tương tự, yếu tố tuổi tác có ảnh hưởng khá giống nhau ở mức thu nhập trung bình cũng như ở các mức phân vị, tuy nhiên tại mức 10%, hệ số không có ý nghĩa thống kê.
Yếu tố nơi làm việc cũng có ảnh hưởng rất khác nhau lên mức thu nhập trung bình và tại các mức phân vị. Theo đó, so sánh với phạm trù cơ sở là nơi làm việc tại các công ty tư nhân, thu nhập trung bình của người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước và tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều cao hơn, nhưng độ biến động tại các mức phân vị lại rất khác nhau. Ví dụ, mức phân vị 10% của nhóm làm việc tại các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cao hơn nhóm làm việc tư nhân là 56%, tuy nhiên tại mức phân vị độ tăng chỉ có khoảng 24%.
4. Kết luận
Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân người lao động dựa trên bộ số liệu mới nhất 2018, có so sánh phương pháp hồi quy tuyến tính tổng quát OLS với phương pháp hồi quy phân vị. Kết quả ước lượng cho thấy phương pháp hồi quy phân vị phù hợp với nghiên cứu về chênh lệch mức thu nhập. Giáo dục có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với tiền lương thu nhập theo giờ ở tất cả các mức phân vị khác nhau và cả giá trị trung bình. Kết quả nghiên cứu này thêm bằng chứng khoa học cho chính sách Giáo dục và Đào tạo của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là chương trình phổ cập giáo dục được tiến hành từ những năm đầu đổi mới 1986 đến nay và hiện nay vẫn tiếp tục được Đảng và Chính phủ quan tâm trong bối cảnh Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Hơn nữa, ảnh hưởng của giáo dục ở các nhóm thu nhập khác nhau là không giống nhau. Các kết quả thu được có thể là gợi ý cho các chính sách về phát triển giáo dục để nâng cao mức thu nhập cho người lao động.
Yếu tố giáo dục có ảnh hưởng tích cực nhất lên nhóm người lao động có thu nhập thấp, vì vậy cần chú trọng nâng cao trình độ cho nhóm người này bằng nhiều biện pháp khác nhau, ví dụ các chính sách khuyến khích vừa học vừa làm, hỗ trợ người lao động đi học nâng cao trình độ. Các chính sách này cần được nghiên cứu kĩ để phù hợp với các lao động có thu nhập thấp và trung bình, trong đó bao gồm lực lượng công nhân ở các khu công nghiệp và các ngành nghề khác, đang bị ảnh hưởng nhiều do Đại dịch Covid-19. Hiện nay, dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Đảng, Chính phủ và ngành Giáo dục và Đào tạo vẫn đang tích cực áp dụng công nghệ số để đảm bảo quá trình đào tạo xuyên suốt cho các cấp học của học sinh và sinh viên, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai và trong bối kinh tế số và hội nhập sâu rộng. Trong bối cảnh chung Đảng và nhà nước chú trọng chú trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của đất nước, các hộ gia đình cũng đầu tư rất nhiều cho lĩnh vực giáo dục (xem Ngô Thị Ngoan & cộng sự (2021)), các chính sách về tăng trưởng kinh tế bền vững, kết hợp với đào tạo nguồn nhân lực, công bằng tromg tiếp nhận tri thức sẽ vừa mang lại thu nhập tốt hơn cho bản thân người lao động, vừa phát triển kinh tế, công bằng và an sinh xã hội.
Tài liệu tham khảo
Doan T., & Stevens P., (2011). Labor Market Returns to Higher Education in Vietnam.
Economics: The Open-Access, Open-Assessment E-Journal, Vol. 5, 2011-12.
doi:10.5018/economics-ejournal.ja.2011-12.
Hao, L. & Naiman, D. (2007) Quantile Regression. Sage, London.
Koenker, R., & Bassett Jr, G. (1978). Regression quantiles. Econometrica: journal of the Econometric Society, 33-50.
McGuinness, S., Kelly, E., Pham, T. T. P., Ha, T. T. T., & Whelan, A. (2021). Returns to education in Vietnam: A changing landscape. World Development, 138, 105205.
Mincer, J. (1974). Schooling, Experience, and Earnings. Human Behavior & Social Institutions No. 2.
Ngô Thị Ngoan, Đàm Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Tuyết Mai & Trịnh Thị Hường (2021).
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu giáo dục của hộ gia đình tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng. TNU Journal of Science and Technology, 226(04), 53–61.
Nguyễn Hữu Dũng & Thuyết Nguyễn Ngọc ( 2015). Suất Sinh Lợi Từ Đầu Tư Cho Giáo Dục Tại Việt Nam. Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế Châu Á 26 (5): 60–75.
Tổng cục thống kê (2019). Kết Quả Khảo Sát Mức Sống Dân Cư Việt Nam Năm 2018. Nhà xuất bản thống kê.
Tran, T. A., Tran, T. Q., & Nguyen, H. T. (2020). The role of education in the livelihood of households in the Northwest region, Vietnam. Educational Research for Policy and Practice, 19(1), 63-88.
Vu, V. H. (2020). The impact of education on household income in rural vietnam.
International Journal o.
ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGHĨA VỤ BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG VÍ ĐIỆN TỬ
Bùi Thị Hằng Nga
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Fintech) thì việc thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán bằng ví điện tử nói riêng ngày càng trở nên phổ biến. Thanh toán bằng ví điện tử không chỉ mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng mà còn giúp cho các tổ chức cung cấp dịch vụ triển khai hoạt động thanh toán được hiệu quả hơn. Để thực hiện thanh toán bằng ví điện tử, người tiêu dùng buộc phải chấp nhận các điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra bao gồm cả việc cung cấp những thông tin bí mật cá nhân. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp thông tin cá nhân này bị tiết lộ cho bên thứ ba làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bài viết phân tích về nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của nhà cung ứng dịch vụ thanh toán ví điện tử.
Từ khóa: Ví điện tử, Thông tin cá nhân, Nghĩa vụ bảo mật.
REGULATORY LEGISLATION IN THE FIELD OF INFORMATION SECURITY OBLIGATIONS CONCERNED E-WALLET PAYMENT
Abstract
This article discusses something now common across modern technologies, especially the technology involved in the Finance and Banking industry – digital payment. Increasingly e-wallets in particular, and non-cash payments in general, have become more popular. E- wallet payment methods are not only providing favourable conditions for the convenience of consumers, but they also assist service suppliers to get a higher operation ratio for payments received due to increased speed in the ability to process them. When using an E-wallet, the user must accept the service policy, detailing the handling of personal information. However, in past incidents customer's personal information have been infringed by sharing that information to third parties without their consent. The article explains the obligation of suppliers E-wallet service in protecting customer data and personal information.
Keywords: E-wallet, Customer data, Ability to process