3.1. Xây dựng các biến quan sát và thang đo
Bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu hiệu quả đánh giá kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp dựa trên tìm hiểu các yếu tố cấu thành kiểm soát thông qua việc sử dụng có hiệu chỉnh mô hình đánh giá của Angella & Eno L. Inanga (2009) và Sultana & Haque (2011). Để phù hợp với đặc điểm nghiên cứu tại Việt Nam, sau khi tổng hợp các nhân tố thông qua các công trình đã công bố, tác giảđã tiến hành lập thang đo nháp và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán về tính phù hợp về nội dung của các nhân tố đã xác định đồng thời phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia bao gồm các kiểm toán viên, giám đốc công ty kiểm toán, chuyên gia từ hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các giảng viên các trường đại học Việt Nam giảng dạy chuyên ngành kiểm toán về các thành phần của KSNB và tác động của việc tìm hiểu các thành phần này đối với hiệu quả đánh giá KSNB trong kiểm toán BCTC các doanh nghiệp xây lắp
Bảng 1: Mã hóa các thuộc tính của các yếu tốliên quan đến đánh giá KSNB trong kiểm toán BCTC doanh nghiệp xây lắp
STT Mã hóa Tên thuộc tính
Đánh giá về Môi trường kiểm soát
1. MTKS1 Tìm hiểu về tính chính trực và các giá trị đạo đức thông qua các quy định về giá trị đạo đức được thiết lập tại các DNXL
2. MTKS2 Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của đơn vị khách hàng có phù hợp với quy mô và hoạt động kinh doanh xây lắp không
3. MTKS3
Tìm hiểu về quyền hạn và trách nhiệm của các nhân viên có được xác định rõ ràng, phù hợp đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trụ sở chính hay ở từng công trình hay không
4. MTKS4 Tìm hiểu về thông lệ và chính sách nhân sự của đơn vị khách hàng
5. MTKS5 Tìm hiểu về uy tín của Ban giám đốc Công ty và bằng chứng chứng minh năng lực của họ
6. MTKS6 Tìm hiểu sự quan tâm của Ban giám đốc tới việc duy tri và phát triển KSNB Đánh giá về Đánh giá rủi ro
7. DGRR1
Tìm hiểu ban lãnh đạo đơn vị khách hàng có ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính của các rủi ro kinh doanh trong ngành xây dựng có thể cản trở việc đạt được mục tiêu đặt ra không
8. DGRR2 Tìm hiểu ban lãnh đạo đơn vị khách hàng có đánh giá các rủi ro kinh doanh trong ngành xây dựng liên quan đến việc lập và trình bày BCTC không
9. DGRR3 Tìm hiểu sự đáng tin cậy trong thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp
10. DGRR4 Cần xác định nguồn lực chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu của khách hàng Đánh giá về Thông tin truyền thông
11. TTTT1 Tìm hiểu các thành viên có gặp khó khăn khi thu thập thông tin thích hợp phục vụ cho công việc của họ không
12. TTTT2
Tìm hiểu thông tin bao gồm BCTC và các báo cáo riêng về từng hạng mục công trình có được cung cấp đầy đủ rõ ràng và kịp thời phục vụ cho việc quản lý tại đơn vị khách hàng không
13. TTTT3 Tìm hiểu công việc cụ thể của các nhân viên ở các bộ phận, các tổ đội xây lắp có được truyền đạt một cách rõ ràng hay không
14. TTTT4
Hệ thống kế toán áp dụng tại các DNXL có thích hợp trong việc nhận biết, thu thập, phân tích, phân loại, ghi chép và báo cáo các giao dịch theo các chuẩn mực kế toán ban hành không
15. TTTT5 Thiết lập kênh thông tin đối với khách hàng, nhà cung cấp và các bên thứ 3 có liên quan
Đánh giá về các Hoạt động kiểm soát
16. HDKS1 Tìm hiểu công việc của các bộ phận, các vị trí của nhân viên được mô tả đầy đủ và cập nhật thường xuyên không
17. HDKS2 Tìm hiểu liệu KSNB được tích hợp với hệ thống kế toán đầy đủ
18. HDKS3 Tìm hiểu các chức năng kiểm soát trong quy trình của doanh nghiêp có thể dự báo bất cứ khi nào có những sự kiện không mong muốn xảy ra hay không
19. HDKS4 Tìm hiểu khi sự kiện không mong muốn xảy ra nó có được khách hàng xử lý kịp thời và thích hợp không
Đánh giá về Giám sát
20. GS1 Tìm hiểu liệu thông tin về hoạt động sử dụng trong quản lý được ghi nhận lại không 21. GS2 Tìm hiểu Giám đốc phụ trách có đặc biệt quan tâm tới việc kiểm soát hàng ngày không 22. GS3 Tìm hiểu các hoạt động kiểm soát nhân viên trong quá trình thực hiện công việc
của họ
23. GS4 Tìm hiểu khách hàng có thực hiện giám sát liên tục hay không
24. GS5 Tìm hiểu việc Đánh giá định kỳ về KSNB và báo cáo kịp thời về các khiếm khuyết có được thực hiện nghiêm túc không
3.2. Chọn mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn kích thước mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng.
Theo Hair và cộng sự (1998), kích thước mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng kích thước mẫu phải tối thiểu từ100 đến 150. Trong nghiên cứu trước đo của Gorsuch (1983) cho rằng phân tích yếu tố cần ít nhất 200 quan sát. Theo Bollen (1989), đểđảm bảo thông tin cho việc phân tích định lượng, kích thước mẫu tối thiếu được chọn phải đảm bảo nguyên tắc mỗi biến quan sát phải có 5 mẫu được chọn hay với mỗi câu hỏi cần 5 mẫu điều tra. Như vậy cỡ mẫu tối thiểu của mô hình nghiên cứu của đề tài sẽ là 32 biến * 5= 160 vì có số lượng biến quan sát như nhau
Đểnâng cao độ tin cậy của thông tin khảo sát, đề tài lựa chọn lấy mẫu lớn nhất cho các mô hình theo một trong các nguyên tắc trên. Như vậy cỡ mẫu tối thiểu của cả hai mô hình nghiên cứu được lấy theo quan điểm của Gorsuch (1983) là 200 mẫu. Để đạt được cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi mô hình như trên, tác giả đã phát ra 350 bảng câu hỏi cho các KTV tại các công ty KTĐL và giảng viên chuyên ngành kiểm toán tại các trường đại học Việt Nam. Kết quả đã thu được câu trả lời của 163 kiểm toán viên tại 48 công ty kiểm toán và 40 giảng viên giảng dạy kiểm toán tại 13 trường đại học Việt Nam