3.1. Các quy định về các chỉ số thanh khoản
Để quản lý RRTK tại Việt Nam, NHNN đã ban hành một số quyết định có liên quan đến việc duy trì các chỉ số thanh khoản ở mức an toàn. Các quy định hiện nay có liên quan đến RRTK như quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, thông tư 36/2014/TT-NHNN, thông tư số 13/2018/TT-NHNN, thông tư số 22/2019/TT-NHNN. Có thể nói rằng, những quy định về quản lý RRTK thuộc nhóm quy định được ban hành tương đối sớm và thường xuyên được cập nhât, thay đổi cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và hoạt động của các NHTM.
Các quy định về các chỉ số thanh khoản cụ thểnhư sau:
3.1.1. Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Đây là tỷ lệ được sử dụng sớm và thường xuyên được điều chỉnh trong việc quản lý RRTK tại các NHTM Việt Nam. Tỷ lệnày được được sử dụng với mục đích giảm sự mất cân xứng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản, hạn chế sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn và từ đó góp phần làm giảm nguy cơ RRTK của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong những giai đoạn hệ thống NHTM đối diện nguy cơ rủi ro mất cân xứng về kỳ hạn do các
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tiền gửi liên ngân hàng Tiền gửi khách hàng
khoản cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có quy mô lớn hơn nhiều so với các khoản tiền gửi có cùng kỳ hạn, NHNN đã liên tục điều chỉnh tỷ lệ này với mục đích ngăn ngừa nguy cơ RRTK. Cụ thể, từnăm 2005 đến nay, NHNN đã nhiều lần thay đổi quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo hướng siết chặt hoặc mở rộng đểđảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Các quy định cụ thể từ năm 2005 được mô tả như bảng sau:
Bảng 1. Quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung –dài hạn tại Việt Nam từ 2005 – 2019
Thông tư Thời điểm hiệu lực Tỷ lệ áp dụng cho NHTM Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, ngày ban hành:
19/04/2005
04/05/2005
40%
Thông tư 15/2009/TT-NHNN, ngày ban hành:
10/08/2009
01/01/2010
30%
Thông tư 36/2014/TT-NHNN, ngày ban hành:
20/11/2014 (thay cho thông tư 13/2010/TT- NHNN)
01/01/2015
60%
Thông tư 06/2016/TT-NHNN, ngày ban hành:
27/05/2016, sửa đổi Thông tư số 36/2014/TT- NHNN
01/01/2017
50%
Thông tư 19/2017/TT-NHNN, sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN
01/01/2018 45%
01/01/2019 40%
Thông tư 22/2019/TT-NHNN, ngày ban hành:
15/11/2019 thay thế cho thông tư 36/2014/TT- NHNN.
01/01/2020 –
30/09/2020 40%
01/10/2020 –
30/09/2021 37%
01/10/2021 –
30/09/2022 34%
Từ 01/10/2022 30%
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu 3.1.2. Tỷ lệ khả năng chi trả
Tại Việt Nam, đây cũng là một tỷ lệ quan trọng nhằm hạn chếcăng thẳng thanh khoản tại các NHTM, trong các thông tư về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đều quy định cụ thể về tác tỷ lệ chi trả này. Ngay từ thông tư đầu tiên về quy chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ do Thống đốc NHNN ban hành năm 1992, các NHTM đã phải duy trì tỷ lệ khảnăng chi trả. Sựthay đổi yêu cầu về tỷ lệ này từnăm 2005 đến nay quy định cụ thểnhư sau:
Bảng 2. Quy định về tỷ lệ khả năng chi trả đối với cácNHTM Việt Nam từ 2005 – 2019
Quy định Tỷ lệ và cách tính Giá trị
Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005
Tỷ lệ Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay/Tài sản Nợ
đến hạn trong 1 tháng ≥ 25%
Quy định Tỷ lệ và cách tính Giá trị Tỷ lệ Tài sản “Có” có thể thanh toán trong 7 ngày làm
việc/ Tài sản Nợ đến hạn trong 7 ngày làm việc ≥ 1
Thông tư số 13/2010/TT- NHNN ban hành ngày 20/5/2010
Tỷ lệ giữa tài sản thanh toán ngay và tổng nợ phải trả ≥ 15%
Tỷ lệ giữa Tài sản thanh toán ngay trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và Nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau (đồng nội tệ
và ngoại tệ)
≥ 1
Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = TS có tính thanh khoản
cao/Tổng nợ phải trả 10%;
Tỷ lệ khả năng chi trả VND trong 30 ngày 50%
Tỷ lệ khả năng chi trả ngoại tệ trong 30 ngày 10%
Thông tư 22/2019/TT- NHNN, ban hành ngày 15/11/2019
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = TS có tính thanh khoản
cao/Tổng nợ phải trả 10%;
Tỷ lệ khả năng chi trả VND trong 30 ngày 50%
Tỷ lệ khảnăng chi trả ngoại tệ trong 30 ngày 10%
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu 3.1.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi LDR
Tỷ lệ này lần đầu tiên được ban hành năm 2010, tuy nhiên được áp dụng trong 11 tháng đến tháng 01/09/2011 thì tạm dừng và được kích hoạt trở lại vào năm 2014 trong thông tư 36/2014/TT-NHNN nhằm giúp NHNN đối phó với nguy cơ thiếu hụt thanh khoản tiềm ẩn trong hệ thống NHTM Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ trong sựtăng lên của tỷ lệ LDR, vượt quá 1 trong những năm 2009 – 2011 (mô tả trong biểu đồ 3), cho thấy mức độ RRTK của hệ thống có xu hướng tăng lên. Chính vì vậy, đểứng phó với sựgia tăng liên tục của tỷ lệ LDR, NHNN đã liên tục điều chỉnh giới hạn LDR như sau:
− Thông tư 13/2010/TT-NHNN, hiệu lực 01/10/2010. Đây là lần đầu tiên giới hạn LDR được NHNN sử dụng nhằm kiềm chế sự gia tăng của tỷ lệ này. Theo mục 5 điều 18 của thông tư này, tỷ lệ LDR tối đa đối với các NHTM là 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉđược áp dụng trong 11 tháng, đến thông tư 22/2011/TT-NHNN đã dừng thực hiện.
− Năm 2014, đểđối phó với nguy cơ tiềm ẩn RRTK, giới hạn LDR lần thứhai được NHNN kích hoạt trở lại trong thông tư 36/2014/TT-NHNN, ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực ngày 01/02/2015. Tỷ lệ này được quy định cụ thể tại điều 21, mục 7, cụ thể tỷ lệ
LDR của các NHTM Nhà nước là 90%, trong khi đó, tỷ lệ này của nhóm NHTM cổ phần chỉ là 80%.
− Sau đó, quy định vềLDR được sửa đổi trong thông tư 22/2019/TT-NHNN, ban hành ngày 15/11/2019 có hiệu lực ngày 01/01/2020 thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN với xu hướng nới lỏng tỷ lệ này. Cụ thể, thông tư này quy định các NHTM phải duy trì tỷ lệ LDR tối đa là 85%.
3.2. Quy định về quản lý rủi ro thanh khoản
Trước đây, việc quản lý RRTK do các NHTM tự thực hiện thông qua các quy định nội bộ của các NHTM. Như vậy, các nhà quản trị sẽ chủđộng xây dựng, triển khai kế hoạch, định hướng để quản lý nguy cơ RRTK tiềm ẩn trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, với mong muốn tạo khuôn khổpháp lý đồng bộ cho công tác phòng ngừa, cảnh báo và quản lý rủi ro, năm 2018 NHNN đã ban hành thông tư 13/2018/TT-NHNN, quy định khuôn khổ chung cho việc quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTK nói riêng cho các NHTM Việt Nam. Theo thông tư này, các NHTM Việt Nam phải có chiến lược quản lý RRTK, bao gồm nguyên tắc quản lý thanh khoản, chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn và thời hạn của nguồn vốn cũng như cần thực hiện kiểm tra sức chịu đựng quản lý thanh khoản. Các nội dung chính về quản lý thanh khoản theo thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tối thiểu trong quản lý RRTK tại các NHTM bao gồm:
- Các NHTM cần duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong điều kiện hoạt động bình thường và có diễn biến bất lợi về thanh khoản;
- Các NHTM cần phải xác định được chi phí đáp ứng nhu cầu thanh khoản và RRTK trong việc định giá vốn nội bộ, đánh giá kết quả kinh doanh đối với các hoạt động kinh doanh trọng yếu (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng).
Thứ hai, quy trình quản lý RRTK tại các NHTM phải được thực hiện thông qua các bước sau: (i) nhận dạng rủi ro; (ii) đo lường rủi ro; (iii) theo dõi và kiểm soát rủi ro; (iv) kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản; và (v) báo cáo rủi ro (Điều 50, 51, 52 Thông tư 13/2018/TT- NHNN). Cụ thể:
Bước 1: nhận dạng RRTK. Theo đó, nhận dạng RRTK phải dựa trên hai nguồn (i) hoạt động của NHTM bao gồm cung thanh khoản và nhu cầu thanh khoản, cơ cấu Tài sản/Nợ và khả năng tiếp cận thanh khoản thị trường và (ii) RRTK có thể phát sinh từ các rủi ro khác như tín dụng, thị trường, hoạt động, danh tiếng…
Bước 2: đo lường RRTK. Theo đó, công tác đo lường RRTK tại NHTM phải đảm bảo các yêu cầu về công cụ đo lường, theo dõi việc tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo thanh khoản theo yêu cầu của NHNN.
Bước ba: kiểm soát RRTK. Bước này các NHTM phải đảm bảo:
- Xây dựng và tuân thủ các hạn mức RRTK. Các hạn mức RRTK bao gồm các tỷ lệ
thanh khoản theo quy định của pháp luật và các hạn mức quy định nội bộ của NHTM;
- Xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo sớm về RRTK để từ đó NHTM có các biện pháp xử lý RRTK trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Bước 4: thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tác động bất lợi đối với tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản của NHTM trong các kịch bản khác nhau. Dựa trên đánh giá này, các NHTM cần xây dựng kế hoạch dự phòng về thanh khoản bao gồm: dự kiến các biện pháp xử lý về nguồn vốn, sử dụng vốn, dòng tiền tương lai đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quy định.
Bược 5: Báo cáo nội bộ về RRTK sẽđược tiến hành định kỳ (tối thiểu hàng quý) hoặc đột xuất. Nội dung báo cáo về RRTK tối thiểu phải bao gồm các nội dung như chỉ số xếp hạng tín nhiệm của NHTM, mức độ thanh khoản thịtrường, sự bất cân xứng kỳ hạn trên bảng cân đối, báo cáo về các sản phẩm tiền gửi hoặc nguồn vốn mới, các nguồn cung thanh khoản, tuân thủ các hạn mức RRTK, kết quả stess- test về thanh khoản, các đề xuất, kiến nghị về quản lý RRTK…
3.3. Đánh giá
3.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, trong những năm gần đây chỉ số thanh khoản đã có những chuyển biến tích cực. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, các chỉ sốnày đã chỉra nguy cơ RRTK tiềm ẩn trong các NHTM Việt Nam tương đối cao. Tuy nhiên, trong những năm từ 2015-2019, tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam đã được cải thiện.
Thứ hai, công tác quản lý, đảm bảo an toàn thanh khoản tại từng NHTM được NHNN ngày càng quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện thông qua việc NHNN liên tục ban hành, sửa đổi các quy định về duy trì tỷ lệ an toàn thanh khoản phù hợp với điều kiện thị trường tài chính và hệ thống các NHTM.
Thứ ba, NHNN đã cập nhật và hoàn thiện khung pháp lý về quản trị RRTK của các NHTM theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Việc ban hành thông tư 13/2018/TT- NHNN là bước tiến lớn trong việc xây dựng khung quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTK nói riêng với các NHTM, từđó giúp các NHTM nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đạt sự phát triển bền vững.
Thứ tư, trong thời gian vừa qua nhìn chung các NHTM tuân thủ chặt chẽ những chỉ tiêu thanh khoản mà NHNN yêu cầu đồng thời cũng đã xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý RRTK theo yêu cầu của NHNN. Những điều này đã góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ RRTK tại từng NHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM nói chung.
3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
Một là, các quy định về tỷ lệ an toàn thanh khoản hiện nay vẫn còn đơn giản, phản ánh khả năng thanh khoản ngắn hạn và chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế. Trong đó, chỉ tiêu vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ phù hợp trong bối cảnh tiềm ẩn khả năng tăng trưởng nóng của tín dụng đặc biệt là tín dụng dài hạn như bất động sản, và tiềm ẩn rủi ro cần kiểm soát. Trong trường hợp tăng trưởng tín dụng chững lại, việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của NHNN khó có tính khả thi.
Trong khi đó, quy định tỷ lệ khả năng chi trả chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Basel, đặc biệt là Basel III với các quy định rất chặt chẽ về quản trị thanh khoản (LCR và NSFR).
Dù rằng Việt Nam hiện nay chỉ đang đặt mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho tới năm 2018, nhưng hạn chế của Basel II là không đề cập tới các chỉtiêu liên quan đến thanh khoản nên hiện nay Việt Nam vẫn thiếu chỉ tiêu thanh khoản có hiệu lực mạnh như LCR hay NSFR.
Hai là, vẫn còn hiện tượng “lách luật” trong việc đáp ứng chỉ tiêu thanh khoản, ví dụ huy động vốn ngắn hạn (13 tháng) để cho vay dài hạn, chạy đua tiền gửi vào cuối kỳ báo cáo để đạt yêu cầu của NHNN… Điều này xuất phát từ nguyên nhân như cạnh tranh giữa các NHTM, hay vì lý do lợi luận vì thế có một số NHTM vẫn bỏqua nguy cơ rủi ro. Đồng thời, trong giai đoạn trước đây, cơ chế giám sát NHTM còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng này.
Ba là, các quy định của NHNN hiện nay mới sử dụng để quản lý, điều chỉnh trạng thái thanh khoản của từng NHTM chứ hiện nay vẫn còn thiếu các quy định liên quan tới trạng thái thanh khoản của hệ thống. Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu có thể đo lường, phản ánh về RRTK của cả hệ thống NHTM. Điều này có thể thực hiện thông qua xây dựng bộ chỉ số thanh khoản hệ thống, với mục đích cảnh báo sớm RRTK từđó giúp các cơ quan giám sát và quản lý NHTM ứng phó kịp thời với nguy cơ RRTK của từng NHTM cũng như cả hệ thống.