Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 162 - 165)

Để nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC, các KTV từ lâu đã tiến hành tìm hiểu doanh nghiệp khách hàng đểđánh giá về kiểm soát nội bộlàm cơ sở cho việc lựa chọn các phương pháp và thủ tục kiểm toán thích hợp. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, điển hình như quan điểm về KSNB theo COSO (Committee of Sponsoring Organization), Theo Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế (IFAC), theo Hội kế toán Anh quốc (England Association of Accountant – EAA), theo Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (American Institute of Certificated Public Accountant – AICPA) và theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (VSA 315). Mặc dù có nhiều quan điểm nhưng điểm chung đều thể hiện KSNB có thể là công cụ hữu hiệu để các nhà quản lý giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động; Bảo vệ an toàn đối với tài sản, giảm thiểu hư hỏng, mất mát bởi hao hụt hay gian lận; Đảm bảo tính hợp lý của các số liệu do kế toán thu thập, ghi nhận và trình bày trên BCTC.

KSNB hữu hiệu sẽ đảm bảo giảm thiểu các sai sót trọng yếu trên BCTC. Trong quá trình kiểm toán BCTC, nếu KTV tin cậy vào tính hữu hiệu của KSNB đang được đơn vị áp dụng thì phạm vi áp dụng các thủ tục kiểm toán sẽ có sự thay đổi trong đó KTV không cần thiết phải kiểm tra quá nhiều những nghiệp vụ mang tính chất thường xuyên bởi KSNB hữu hiệu sẽ kiểm soát được các rủi ro của những nghiệp vụ này ở mức độ có thể chấp nhận được,

KTV khi đó chỉ cần xem xét các nghiệp vụ bất thường hoặc các nghiệp vụ mà KTV cho là có thể có sai sót trọng yếu.

1.2. Các thành phần của kiểm soát nội bộ

Từ năm 1994 Hooks cùng các cộng sự đã tập trung đánh giá tác động của từng thành phần của KSNB đến hiệu quả kiểm soát của các đơn vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường kiểm soát (MTKS) là nhân tố quan trọng nhất, tác động đến tính hữu hiệu của KSNB trong đó nhân tố về đạo đức và phong cách điều hành đóng vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu của Lannoye (1999), cho rằng các nhân tốnhư: quy tắc ứng xử, các chính sách đạo đức, cơ cấu tổ chức là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB. Tính hữu hiệu của KSNB các đơn vị khách hàng được thể hiện nếu họ có cấu trúc thích hợp, không bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân và được giám sát một cách hiệu quả bởi ban giám đốc, ban kiểm toán và hội đồng quản trịđồng thời các nhà quản lý thường xuyên truyền đạt cho nhân viên về tầm quan trọng của KSNB để nâng cao trình độ hiểu biết của nhân viên về cách thức kiểm soát.

Conor và cộng sự (2006) trong nghiên cứu mối liên hệ giữa các thành phần KSNB doanh nghiệp và đánh giá KSNB của KTV độc lập đã thực hiện điều tra cách thức kiểm toán đánh giá kiểm soát nội bộnói chung và điều tra tầm quan trọng tương đối của các yếu tố trong cấu trúc kiểm soát nội bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng KTV sẽđánh giá kiểm soát nội bộ yếu nếu các thành phần kiểm soát nội bộ không hữu hiệu, và trong kiểm soát nôi bộ KTV sẽ chú trọng đến yếu tốmôi trường kiểm soát hơn các yếu tố khác. Tác giả đã xây dựng mô hình chuẩn để đánh giá KSNB cần dựa vào 7 nhân tố, bao gồm: (1) Triết lý quản lý và phong cách điều hành; (2) Cơ cấu tổ chức; (3) Việc chuyển giao quyền và trách nhiệm; (4) Kiểm toán nội bộ; (5) Việc sử dụng công nghệ thông tin; (6) Nguồn nhân lực; (7) Ủy ban kiểm toán.

Các tác giả Steihoff (2001) và Hevesi (2005) cho rằng thông tin và truyền thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB. Khi đánh giá tính hữu hiệu của KSNB dựa trên yếu tố thông tin và truyền thông, KTV cần xem xét nguồn cung cấp thông tin, cách thức truyền đạt thông tin (phải truyền từ bên trong ra bên ngoài doanh nghiệp và ngược lại). Hệ thống thông tin truyền thông hiệu quả phải cho phép tất cả nhân viên hiểu rõ vai trò của họ trong hệ thống kiểm soát và những người có liên quan. Bên cạnh thông tin hoạt động, KTV đồng thời phải xem xét các thông tin về BCTC, bao gồm cả các báo cáo tạm thời để báo cáo cho ban giám đốc và các cấp quản lý để thực hiện đầy đủ trách nhiệm và ra các quyết định kịp thời.

Nghiên cứu của Candreva (2006) về KSNB cho rằng giám sát là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tính hữu hiệu của KSNB, Khi xem xét về nhân tố giám sát, KTV cần tìm hiểu các giám sát trên hai góc độlà đánh giá liên tục và đánh giá định kỳ. Việc giám sát sẽđảm bảo thúc đẩy KSNB được thực hiện đúng, đầy đủ và hiệu quảđạt được mục tiêu của đơn vị. Giám sát (Monitoring) là một trong năm thành phần của một KSNB. Đây được xem là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lượng của kiểm soát. Điều quan trọng trong giám sát là phải xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không và nhà quản lý có sửa đổi chúng cho

phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị hay không? Nếu như một KSNB không được giám sát thì sẽ dần dần tựđộng mất đi tính hiệu quả

Nghiên cứu của Jenkinson (2008) cho rằng các hoạt động kiểm soát nếu được thiết lập và thực thi sẽđảm bảo tính hữu hiệu cho KSNB. Đểđánh giá về các HĐKS, KTV phải xem xét các chính sách và thủ tục mà nhà quản lý đơn vịđược kiểm toán thiết kếra đểđảm bảo rằng các chỉ thịđược thực hiện một cách triệt để. Các hoạt động kiểm soát có thể bao gồm: hoạt động phê duyệt, hoạt động ủy quyền, hoạt động xác minh, hoạt động đối chiếu, hoạt động đánh giá hiệu suất hoạt động, hoạt động phân công nhiệm vụ...

Lê Quang Bính (2006), cho rằng KTV cần phải tìm hiểu thông tin về các yếu tố cấu thành của KSNB đểcó được những hiểu biết vềcơ cấu tổ chức, thủ tục và hoạt động kiểm tra, giám sát và quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình kế toán của đơn vị khách hàng, xác định những nhân tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC của đơn vị.

Sultana và Haque (2011), Karagiorgos và cộng sự (2014) cho rằng để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của đơn vị khách hàng có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không thì cần đánh giá cấu trúc KSNB trong một đơn vịđó. Đánh giá tính hữu hiệu của KSNB phải dựa trên 5 nhân tố bao gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Hệ

thống thông tin truyền thông và Giám sát là phù hợp.

Ngô Thế Chi và Phạm Tiến Hưng (2013), từ kết quả nghiên cứu đã tổng kết việc nghiên cứu và đánh giá KSNB trong kiểm toán BCTC có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại sẽtuân theo hương dẫn trong báo cáo COSO bao gồm 5 thành phần Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát, Hệ thống thông tin & truyền thông và Giám sát.

Thịnh Văn Vinh (2015) cho rằng kiểm soát nội bộ là toàn bộ các chính sách, những quy định, các thủ tục kiểm soát, các bước công việc do lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt kết quả. Theo quan điểm truyền thống, kiểm soát nội bộđược cấu thành bởi 3 yếu tốđó là: Môi trường kiểm soát; Hệ thống kế toán;

Các loại kiểm soát và thủ tục kiểm soát. Theo quan điểm của COSO kiểm soát nội bộ bao gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Quy trình đánh giá rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thông; Hoạt động kiểm soát; Và giám sát kiểm soát. Theo đó, các hoạt động diễn ra luôn phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo độ tin cậy về kết quả kiểm soát cho những đối tượng quan tâm, nhất là các đối tượng ở bên ngoài.

Luận án tiến sỹ của tác giảĐinh Hoài Nam “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị” (2016) cho rằng, trong thời kỳ hiện đại từ sau năm 1992 đến nay, sau Báo cáo COSO năm 1992, đã có hàng loạt nghiên cứu phát triển, mở rộng các ứng dụng của Báo cáo COSO trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến một số lĩnh vực như: Ứng dụng trong quản trị rủi ro doanh nghiệp; Ứng dụng cho doanh nghiệp nhỏ; Ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng; Ứng dụng cho hoạt động

kiểm toán độc lập. Đối với lĩnh vực hoạt động kiểm toán độc lập, sau khi Báo cáo COSO năm 1992 được phát hành các chuẩn mực kiểm toán của Mỹ, cũng như hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA- International Standard on Auditing) đã sử dụng Báo cáo COSO làm nền tảng khi yêu cầu xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC.

Nguyễn Thị Kim Anh (2018) cho rằng đánh giá KSNB cần dựa trên tính hữu hiệu của từng thành phần bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hoạt động giám sát và thông tin & truyền thông

Theo chương trình kiểm toán mẫu kiểm toán báo cáo tài chính (2019), việc đánh giá KSNB trong kiểm toán BCTC cần tuân thủquy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết vềđơn vịđược kiểm toán và môi trường của đơn vị” theo đó, kiểm toán viên phải tìm hiểu về KSNB của đơn vị được kiểm toán trên góc độ thiết kế và thực hiện. Khi đánh giá KSNB cấp độ toàn doanh nghiệp phải dựa trên việc đánh giá 05 thành phần bào gồm: Môi trường kiểm soát; Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị; Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC và trao đổi thông tin; Các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán và Giám sát các kiểm soát

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2) (Trang 162 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(910 trang)