Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, hệ thống NHTM Việt Nam đã trải qua một giai đoạn căng thẳng thanh khoản kéo dài. Dấu hiệu rõ nhất chỉ ra tình trạng căng thẳng thanh khoản có thể thấy từ diễn biến của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Hình 1 biểu diễn lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tháng và 3 tháng trong giai đoạn 2009-2019. Hình 1 cho thấy ba mức lãi suất này có xu hướng biến động cùng chiều với nhau và trong giai đoạn 2011 – 2012, cả 3 mức lãi suất liên ngân hàng đều tăng mạnh, có những thời điểm lãi suất liên ngân hàng qua đêm đạt gần 16% thể hiện rõ tình trạng căng
thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM. Đây chính là hai năm mà thanh khoản của hệ thống NHTM bị kiệt quệ kéo theo lãi suất trên thịtrường liên ngân hàng tăng lên cao không thể cản được.
Hình 1: Diễn biến lãi suất trên thịtrường liên ngân hàng
Đơn vị: %
Nguồn: Cơ sở dữ liệu FIIN 2.1. Tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản
Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng căng thẳng thanh khoản của các NHTM là sự sụt giảm của tỷ lệ nắm giữ tài sản lỏng. Hình 2 biểu diễn diễn biến tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009-2019. Từ hình có thể thấy năm 2011 đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh của tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản từ khoảng gần 30% các năm 2009-2010 xuống còn khoảng 13%. Tỷ lệnày tăng một lần lên hơn 15% vào năm 2014 nhưng hầu như khá ổn định ở khoảng 12% trong giai đoạn từ 2011 đến nay. Với xu hướng này, rất khó để tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản của NHTM Việt Nam quay lại mốc gần 30%
như giai đoạn trước 2011.
Hình 2: Tỷ lệ Tài sản lỏng trên tổng Tài sản (%)
Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng thanh khoản giai đoạn 2011-2012 đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh và các cộng sự (2019), bao gồm (1) sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tăng trưởng tín dụng so với tăng trưởng huy động vốn giai đoạn trước 2011 dẫn tới tỷ lệcho vay trên huy động tăng cao; (2) sự mất cân đối về kỳ hạn huy động
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
LS LNH Qua đêm LS LNH 1 tháng LS LNH 3 tháng
0%
10%
20%
30%
40%
vốn và cho vay của hệ thống NHTM; (3) nợ xấu gia tăng làm giảm nguồn cung thanh khoản cũng như (4) sự phụ thuộc vào huy động trên thịtrường liên ngân hàng giai đoạn trước đó.
2.2. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng
Sựgia tăng của tỷ lệ LDR cũng phản ánh tình trạng căng thẳng thanh khoản của các NHTM. Sự mất cân đối giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động trong một thời gian dài trước đó được chỉ ra là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, đẩy tỷ lệ LDR lên cao.
Hình 3: Tỷ lệ LDR của các NHTM Việt Nam (%)
Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF Hình 3 chỉ ra tỷ lệ LDR của toàn hệ thống trong những năm 2009 – 2011 đều trên 100%, cao nhất là 110% năm 2011. Nếu cộng thêm cả khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy tác đầu tư thì tỷ lệ này lên đến 119,9%. Trong khi đó, trên thế giới tỷ lệ này chỉ khoảng 30 - 70% và các nước châu Á khác trong khu vực cũng chỉ nằm dưới 80%. Tỷ lệnày tăng cao cho thấy mức độ RRTK của hệ thống giai đoạn 2009-2011 là rất cao. Đây là hậu quả của việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn 2007-2009. Từnăm 2012, tỷ lệ này bắt đầu giảm mạnh, chạm đáy vào năm 2015 ở mức khoảng 82%, tăng nhẹ trong 2 năm tiếp theo 2016, 2017 và ổn định từ 2017 ở mức khoảng gần 90%. Nguyên nhân của xu hướng sụt giảm từ 2011 chủ yếu là do quy định giới hạn tỷ lệ cho vay trên tiền gửi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong thông tư 13/2010/TT-NHNN và mặc dù yêu cầu này được xoá bỏ chỉ sau một năm đưa ra (Thông tư 22/2011/TT-NHNN) nhưng các NHTM đều biết việc giới hạn cho vay trong phạm vi tiền gửi của khách hàng sẽ là xu hướng dài hạn.
2.3. Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản dài hạn
Mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản-nợ được cho là một trong các nguyên nhân tạo ra tình trạng căng thẳng thanh khoản tại Việt Nam. Cơ cấu tài sản-nợ của hệ thống NHTM Việt Nam được coi là “tài trợ ngắn hạn” với việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là phổ biến. Sự mất cân đối kỳ hạn tài sản - nợđã trở nên nghiêm trọng trước và trong giai đoạn khủng hoảng khi các khoản cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có quy mô lớn hơn nhiều so với các khoản tiền gửi có cùng kỳ hạn. Điều này được lý giải là do nhiều
0 0.4 0.8 1.2
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LDR
NHTM của Việt Nam được sử dụng như “sân sau”, thực hiện cho vay những dựán đầu tư dài hạn, trong đó chủ yếu là bất động sản (Phạm Thị Hoàng Anh và các cộng sự, 2019). Việc sử dụng cơ cấu tài sản-nợ chênh lệch của NHTM Việt Nam thực tếlà được NHNN cho phép với mức 40% theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, từ bài học kinh nghiệm của khủng hoảng 2007-2008, NHNN mới hạ giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn xuống còn dưới 30% (Thông tư 15/2009/TT-NHNN). Tuy nhiên, việc sử dụng gói kích cầu năm 2009 chủ yếu vào tín dụng bất động sản đã dẫn đến tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của các TCTD tăng vọt lên. Kết quả là tỷ lệ chuyển đổi vốn của các NHTM liên tục tăng và vượt trên mức 30% từnăm 2015, trong đó tốc độtăng của khối các NHTM cổ phần nhanh hơn, và từ 2015 đã vượt quá tỷ lệ của khối NHTM nhà nước (Hình 4) và cuối năm 2016 đã tiến rất sát mốc 40%. Điều này buộc NHNN phải nới lỏng giới hạn lên mức 60% trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ2/2015. Tuy nhiên, để hạn chếnguy cơ RRTK, giới hạn này đã bị NHNN giảm xuống trong các văn bản sau là Thông tư 06/2016/TT-NHNN và mới nhất là thông tư 22/2019/TT-NHNN với lộtrình đưa tỷ lệ này xuống 30% từ 10/2022. Với các yêu cầu thắt chặt từ phía NHNN, tỷ lệ chuyển đổi vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các NHTM từ sau 2016 bắt đầu có xu hướng giảm, tuy nhiên, đến cuối năm 2019, tỷ lệ này vẫn còn ở mức trung bình là gần 30% đối với khối NHTM nhà nước và 31% đối với khối NHTM cổ phần.
Hình 4: Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay Trung-Dài hạn
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN 2013-2020 2.4. Chỉ số mức độ phụ thuộc nguồn vốn liên ngân hàng
Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng thanh khoản của NHTM Việt Nam cũng có yếu tố phụ thuộc vào huy động trên thịtrường liên ngân hàng trong các giai đoạn trước. Hình 5 biểu diễn tỷ trọng tiền gửi huy động từ thị trường liên ngân hàng so với tổng tiền gửi giai đoạn 2009-2019. Có thể thấy rõ, trong giai đoạn 2009-2012, hệ thống NHTM Việt Nam phụ
21.45 23.1 25.02
33.36
37.32
33.44
30.7 29.6
17.6 19.1 21.35
36.9
39.93
34.47
32.7 31.0
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần
thuộc khá nhiều vào vốn tiến gửi từ thịtrường liên ngân hàng. có tỷ trọng tiền gửi huy động trên thịtrường liên ngân hàng rất cao, ở mức 30%, và đạt đỉnh vào năm 2011 ở mức khoảng gần 35% tổng tiền gửi của hệ thống NHTM. Đây lại là nguồn vốn rất nhạy cảm với rủi ro do kỳ hạn thường rất ngắn, giá trị lớn và người cung cấp là các NHTM khác thường rất e ngại rủi ro. Điều này làm cho nguồn vốn này tiềm ẩn rủi ro hệ thống lớn do đặc tính lan truyền.
Kết quả là khi khó khăn bắt đầu xuất hiện thì nguồn vốn này ngay lập tức kiệt quệ đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao như kết quảđã được thể hiện rõ trong hình diễn biến lãi suất liên ngân hàng.
Hình 5: Cơ cấu tiền gửi của các NHTM Việt Nam
Đơn vị: %