Qui trình trồng cỏ

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 113 - 119)

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MỘT SỐ LOÀI CỎ CẢNH 5.1 Vai trò bãi cỏ trong trang trí cảnh quan:

5.2.1. Qui trình trồng cỏ

Chuẩn bị đất: Cũng như trồng cây, trước khi trồng cỏ ta phải phân tích các yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng và các điều kiện môi trường khác (sương muối, gió…) ảnh hưởng đến sinh trưởng của cỏ.

- Mực nước ngầm sâu khoảng >1m.

- Độ pH tối thích là 6,0-7,5. Nếu pH thấp <6 bón vôi sau khi cày xới đất. - Cày sâu 20-25cm, làm đất tơi xốp, mịn, thu lượm sạch cỏ dại và sỏi đá.

- Trường hợp bãi cỏ rộng thì phải làm mặt đất có độ dốc khoảng 1-2% để thoát nước. Nếu trên bãi cỏ có đường đi hoặc đường cho xe chạy ở giữa thì cần làm nền đất trồng cỏ thấp hơn mặt đường 2-5cm để nước không chảy qua hay đọng lại trên mặt đường.

Chăm sóc bãi cỏ: Bao gồm cắt xén bằng các loại máy cắt cỏ. Cần cắt xén cỏ thường xuyên với hai tác dụng là giữ bề mặt bãi cỏ luôn bằng phẳng và cỏ luôn ra lá xanh non có màu sắc tươi đẹp. Với các loại cỏ mọc nhanh vào mùa hè nên cắt xén khoảng 15- 20 ngày một lần. Nếu để cỏ phát triển thân cao sẽ không đẹp, lá gốc vàng chết dễ làm úng gốc, thân. Chăm sóc hợp lý theo nguyên tắc:

- Làm sao để bãi cỏ vẫn sinh trưởng bình thường và luôn giữ được vẻ đẹp.

- Nếu cỏ sinh trưởng nhanh cần cắt thường xuyên hơn duy trì độ cao cỏ là 4-6cm. - Sau khi mưa cần ép cỏ xuống

5.2.2.Kỹ thuật gieo trồng cỏ từ hạt

Thiết lập vùng trồng cỏ chất lượng cao thường được làm từ gieo hạt, mặc dù có thể dùng phương pháp tách bụi. Tách bụi sẽ giúp hình thành bãi cỏ sớm hơn nhiều so với trồng bằng hạt. Nhưng trồng bằng hạt sẽ tiết kiệm chi phí và đơn giản hơn. Những quy tắc sau sẽ giúp tạo thành bãi cỏ xanh tốt trong nhiều năm.

Chuẩn bị vườm ươm

Nên phân tích tính chất đất. Kết quả kiểm tra sẽ quyết định cách bón và liều lượng phân bón. Điều chỉnh các thiếu sót về dinh dưỡng và pH theo kết quả xét nghiệm. Xới đất với độ sâu 10-15cm, trộn đất với phân bón lót và các chất bổ sung khác.

Làm đất tơi xốp. Làm đất kỹ ngay từ đầu sẽ tránh được tình trạng gồ ghề gây khó khăn cho việc xén tỉa sau này. Tưới ẩm đất nhiều lần, sau đó gieo hat lên trên.

Sau khi đất dã được chuẩn bị, tiến hành bón lót để cung cấp dinh dưỡng cho hạt nảy mầm và cây con phát triển. Bón lót phân hữu cơ hoai mục và phân super lân.

- Gieo hạt: Thời gian thích hợp nhất là cuối hè đầu thu hoặc mùa xuân. Độ ẩm đât phù hợp, đất ấm và ít cỏ dại. Trước khi gieo cần thử tỷ lệ nảy mầm. Xử lý hạt bằng dung dịch NaOH 0,5%, ngâm trong 21 giờ, vớt ra rửa sạch, hong khô rồi đem gieo. Có thể dùng máy rải hạt để gieo hạt. Tùy loại cỏ mà có số lượng hạt gieo thích hợp trên 1 m2

.

Sau khi gieo, cần phải đảm bảo đủ lượng ánh sáng tán xạ cho vườm ươm để hạt nảy mầm nhanh sớm hình thành nên bãi cỏ. Phủ đất bằng một lớp rơm mỏng để tránh xói mòn và giữ nước. Chỉ cần che phủ 50% mặt đất, nếu lớp phủ quá dày sẽ che bóng cỏ non.

- Tưới nước: Sau khi gieo hạt cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau 3-5 ngày hạt sẽ nảy mầm. Bãi cỏ mới gieo hạt cần được tưới nước 2-4 lần/ngày. Sau khi hạt nảy mầm và cỏ non mọc lên vẫn phải duy trì 2-4 lần tưới/ngày. Mỗi lần tưới thấm sâu 2,5-5cm nhưng không làm đọng nước. Giảm số lần tưới khi cỏ cao khoảng 5cm. Khi bãi cỏ đã qua 4-5 lần cắt xén thì áp dụng chế độ tưới đẫm cách khoảng vài ngày.

- Xén tỉa: Xén cỏ sẽ giúp bãi cỏ hình thành nhanh hơn. Nên bắt đầu cắt khi vài bụi cỏ đã đủ chiều cao 3-5cm. Lần đầu xén 10% chiều cao, lần 2 tỉa 20-30% và các lần cắt sau tiếp tục cắt ở mức này. Không nên đợi cỏ quá cao mới cắt xén. Sau khi cắt được 3-4 lần thì có thể điều chỉnh mức cắt cố định khoảng 6-8cm. Không được xén quá 1/3 chiều cao cỏ.

- Bón phân: Cỏ non có bộ rễ yếu nên có thể không hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Do đó, cần bón phân nhiều lần cho bãi cỏ non. Bón lần đầu 4 tuần sau khi hạt nảy mầm, và thêm 1 lần nữa 10 tuần sau khi hạt nảy mầm phân hóa học NPK tỉ lệ 4:1:2.

Trên diện tích lớn có thể dùng các loại thuốc diệt cỏ chọn lọc. phun thuốc sau khi xén tỉa lần thứ 3 hay lần thứ 4, không được phun quá sớm vì sẽ làm hại đến cây con.

5.2.3.Kỹ thuật trồng cỏ bằng phương pháp tách bụi

Cũng như bãi cỏ gieo hạt, muốn trồng cỏ thành công và bền đẹp lâu dài thì cần phải làm kỹ theo quy trình kỹ thuật.

Chuẩn bị:

Mặc dù khâu chuẩn bị trồng thường ít được chú ý nhưng đó là yếu tố quan trọng để đạt được thành công. Sau khi cày xới đất, lượm bỏ đá sạn. Tạo mặt phẳng nghiêng ra bên ngoài rìa được viền bởi đường mương thoát nước. Đắp đất mặt lên mặt phẳng nghiêng vừa tạo 1 lớp đất dày ít nhất 10cm.

Xét nghiệm mẫu đất, rải vôi để điều chỉnh độ pH. Sau khi cày đất, nên bón lót để kích thích ra rễ. Chọn phân có tỉ lệ P cao hơn N và K để tránh cháy rễ và tránh thân ngọn mọc quá cao trong khi rễ chưa vững. Tưới đẫm nước nhiều lần

Trồng cỏ

Khi mua đám cỏ cần lưu ý độ dày cỏ, loại đất, cỏ dại và mức độ phát triển. Cắt lấy cỏ ở độ sâu 0,5-1,2cm và lấy luôn lớp đất. Cỏ non lá nhỏ dễ cắt, dễ vận chuyển và mau ra rễ hơn. Chọn mua cỏ được trồng trên đất gần giống với đất sân bãi nơi dự định đặt cỏ để tránh tình trạng hình thành 2 lớp đất khiến rễ khó ăn sâu và hạn chế dòng chảy. Đám cỏ sạch cỏ dại chứng tỏ tình trạng sinh trưởng tốt. Nên vận chuyển cỏ ngay trong ngày sau khi cắt. Không được để đám cỏ quá khô. Nếu không thể trồng ngay thì nên phun sương lên mặt cỏ và đất nhưng không được tưới quá ẩm.

- Trồng trải thảm bằng các miếng cỏ xếp sát nhau vì ngoài rìa là nơi dễ khô héo. Nếu bãi đất có độ dốc thì nên trồng cỏ từ dưới lên trên. Độ dốc lớn hơn 10% thì cần ghim cỏ xuống đất. Dùng cọc gỗ ghim các miếng cỏ lại sát nhau và lấy ra sau khi cỏ đã bén rễ.

Ngoài ra có thể trồng cỏ trực tiếp bằng cách nhân giống vô tính như:

- Gieo bằng đốt thân ngầm: cắt từng đoạn ngắn để trồng. Mỗi đoạn tối thiểu có 1 mắt, một đốt, rồi gieo trải đều trên mặt đất sau đó lấp đất dày 1cm, nén nhẹ

- Tách chồi: tách bụi cỏ thành các chồi (từng bẹ tép có rễ), trồng với mật độ dày, phủ toàn diện mặt đất theo từng dải hay theo từng đám.

Bước cuối cùng là nhẹ nhàng lăn bãi cỏ để làm xẹp đi các túi khí giữa lớp cỏ và đất, tăng tiếp xúc giữa cỏ và đất mới rồi tưới thật đẫm. Tránh giẫm đạp lên cỏ mới trồng.

Chăm sóc Bón phân

Bãi cỏ cần được bón phân để duy trì màu sắc, độ dày và sức sống. Cỏ càng mạnh thì càng có sức chống chịu nắng nóng, khô hạn, sự tàn phá do giẫm đạp. Lượng phân bón hàng năm phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường, có thể điều chỉnh lượng phân bón ít hay nhiều hơn.

- Yêu cầu riêng: một bãi cỏ dày đặc và xanh đậm cần nhiều phân bón hơn, nên cũng cần tưới nước và cắt xén nhiều hơn.

- Loài: cỏ lông heo, cỏ lá gừng cần nhiều phân bón hơn cỏ nhung và các loại cỏ thấp, lá mỏng khác.

- Thời tiết: mùa mưa cỏ sinh trưởng mạnh nên cần nhiều phân hơn mùa khô, nguyên tắc này cũng được áp dụng khi tưới nước (tưới nhiều bón phân nhiều hơn khi tưới ít).

- Loại đất: đất cát và đất sét cần nhiều phân hơn đất thịt. Loại đất và độ pH có ảnh hưởng lớn đến lượng P và K cần bón.

- Tuổi và chất lượng của bãi cỏ hiện tại: bãi cỏ mới trồng hoặc cỏ thưa cần nhiều phân bón hơn trong vài năm đầu.

- Phần xác cỏ bị xén nên để lại trên sân chứ không cần thu gom. Xác cỏ sẽ giúp tăng ẩm độ, chất hữu cơ và bổ sung thêm cho lớp phủ bề mặt.

Mặc dù nên bón phân đủ NPK nhưng N là quan trọng nhất. Có hai loại phân N – loại hòa tan có tác dụng nhanh trong vòng 1 tuần và có thể làm cháy lá nếu bón không đúng cách; - loại chậm tan có thể duy trì 3-10 tuần hay lâu hơn nữa.

Bón phân đạm chậm tan vào cuối mùa mưa. Chú ý rải phân thật đều trên toàn bộ bãi cỏ, tưới đẫm nước sau khi bón. Không bón phân khi trời nắng nóng.

Tưới tiêu

Cung cấp đủ nước tưới là ưu tiên hàng đầu. Tưới hàng ngày trong suốt 2 tuần đầu. Vào những ngày nắng nhiều, cần tưới thêm vào cuối buổi trưa sau khi cỏ đã mất nhiều nước. Sau 10-14 ngày, thực hiện kiểm tra độ phát triển rễ cỏ bằng cách thử nhổ cỏ lên. Nếu cỏ chống lại được lực kéo thì giảm số lần tưới nhưng tăng khối lượng nước tưới mỗi lần.

Cần cung cấp vừa đủ nước tưới trong mùa khô, tránh tưới quá nhiều. Mặc dù thiếu nước sẽ làm hại cỏ, nhưng thừa nước lại càng làm hại cỏ hơn vì làm gia tăng cỏ dại, lây truyền sâu bệnh, rễ cỏ ăn không sâu và lãng phí nước không kinh tế. Giảm dần số lần tưới và tăng độ sâu thấm nước theo độ lớn của cỏ.

Bãi cỏ thiếu nước sẽ chuyển sang màu xám. Trong tình trạng này, cần tưới ngay khi bãi cỏ mới bắt đầu bị héo thì cỏ có thể hồi phục nhanh. Nếu quá khô, cỏ sẽ ngừng sinh trưởng, ngã sang màu nâu và có thể chết. Tưới nước kịp thời có thể giúp cỏ tồn tại nhưng khoảng hai tuần sau cỏ mới có thể hồi phục lại hoàn toàn. Khi bị khô héo, lá ngả màu nâu và có thể chết đi nhưng đỉnh sinh trưởng và bộ rễ vẫn còn sống, cỏ bước vào trạng thái ngủ thứ cấp là một hình thức tự bảo vệ. Cỏ có thể ở trong giai đoạn “miên trạng” 4-6 tuần. Khi được cung cấp nước trở lại hay trời mưa nhiều, cỏ sẽ phục hồi dần

Không nên dùng chế độ tưới tự động định sẵn thời gian vì có thể tưới quá nhiều gây hại cho bãi cỏ. Cần quan sát tình trạng cỏ để tưới chỉ khi nào cỏ cần nước.

- Bãi cỏ mới trồng từ tách bụi cần tưới 1-2 lần/ngày. Không được tưới quá nhiều làm ướt sũng lớp đất bên dưới khiến rễ không bám vào được.

- Đối với bãi cỏ trồng trên đất nhiều cát, tăng số lần tưới và giảm lượng nước tưới cho mỗi lần, dùng phân bón chậm tan để chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

- Số lần tưới tùy thuộc vào tình hình cỏ. Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu nước là cỏ bạc màu đi và để lại dấu chân khi có người đi qua. Đây là thời điểm tốt nhất để tưới nước, tưới trước thời điểm này là không cần thiết

- Thời gian tưới tốt nhất là 4-8h sáng hoặc 8-12h đêm, lúc này nước ít bị bốc hơi. Có thể tưới cách nhau khoảng 3-4 ngày. Không nên tưới nhẹ hàng ngày vì sẽ làm tăng cỏ dại, lây lan bệnh, rễ cỏ không ăn sâu xuống đất. Khi tưới, cần tưới thấm sâu hết tầng rễ.

Nếu dùng béc phun cố định lưu lượng nhỏ, thời gian một lần tưới 3-4h. Dùng béc phun lưu lượng lớn thì có thể để 10-15 phút một lần tưới trên một điểm. Nếu dùng béc phun xoay phun một dòng nước lớn thì có thể để trong 30-40 phút.

Để tính lượng nước do hệ thống béc phun tưới có thể làm thí nghiệm: đặt các thùng rỗng, đáy phẳng xung quanh béc phun, cho béc phun tưới trong thời gian định sẵn, sau đó đo mực nước trong thùng. Từ đó có thể điều chỉnh chế độ phun thích hợp.

Những nơi sườn dốc hoặc đất kết cấu nén chặt, nước khó thấm sâu xuống dưới tầng rễ. Khắc phục bằng cách kéo dài thời gian tưới với lưu lượng nhỏ (hoặc tưới nhiều lần) cho đến khi nước bắt đầu chảy tràn thì ngưng, đợi cho nước thấm hết xuống đất mới tưới tiếp cho đến khi nước thấm xuống độ sâu cần thiết.

Xén tỉa

Thiết lập và bảo dưỡng bãi cỏ có chất lượng cao không chỉ bao gồm việc tưới nước, bón phân và kiểm soát sâu bệnh. Một bãi cỏ dày khỏe còn cần được xén tỉa đúng kỹ thuật, thường xuyên dọn lớp thảm mục và thông thoáng khí.

Xén tỉa không đúng cách sẽ gây hại cho bãi cỏ hơn bất cứ sai lầm bảo dưỡng nào khác. Hầu hết là do xén cỏ quá thấp, xén không thường xuyên hoặc máy xén cùn. Độ cao cần xén tùy theo từng loài, thường là trong khoảng 5-10cm. Xén cỏ thấp hơn mức quy định sẽ hạn chế sinh trưởng rễ, tăng khả năng xâm chiếm của cỏ dại, tăng mức độ nguy hại khi cỏ bị sâu bệnh, khô hạn hay bị giẫm đạp. Nếu bãi cỏ nằm trong bóng râm thì phải xén cao hơn mức quy định 1,5–2,5cm. Số lần xén cỏ phụ thuộc vào mức độ sinh trưởng. Đa số các loại cỏ cần xén 1 lần/tuần vào mùa mưa và 1 lần/2 tuần vào mùa khô. Tránh xén cỏ trong lúc nắng nỏng. Máy xén sắc bén sẽ tạo vết cắt đẹp và sạch hơn. Xén không quá 1/3 chiều cao.

Thảm mục là một lớp dày hữu cơ bao gồm thân chồi rễ còn sống hay đã chết ở ngay trên bề mặt đất, hình thành do bón phân quá nhiều, tưới nước quá thừa hoặc do đất bị kết vón. Một bãi cỏ phát triển dày đặc sẽ không có lớp thảm mục. Một ít thảm mục sẽ giúp giữ độ ẩm cho đất. Tuy nhiên, quá nhiều thảm mục sẽ tích nước và bí khí, làm giảm tác dụng của phân bón và thuốc trừ sâu, làm tăng hoạt động của sâu bệnh và côn trùng. Khi đó nên thu dọn xác cỏ ra ngoài sau khi cắt xén để ủ làm phân bón.

Làm thoáng khí

Khi bãi cỏ đã thực sự ổn định (khoảng 3-4 tháng) cần lưu ý đến sự thoáng khí. Lưu thông khí ở tầng rễ giúp cho rễ bám đất chặt hơn, gia tăng sự lưu thông các chất dinh dưỡng, giúp liên kết chặt hơn giữa lớp đất nền và lớp đất chứa cỏ ban đầu. Làm thoáng khí rất cần thiết, nhất là đối với những khu vực đất bị nén chặt như sân thể thao, vùng cỏ dọc lề đường có nhiều người đi lại Làm thoáng khí còn giúp xới xáo đất, tăng chuyển động nước và khí trong đất, kích thích ra rễ, gia tăng sinh trưởng cỏ, làm giảm sự hình thành thảm mục

Dùng chỉa ba có lưỡi chỉa lớn đâm 20-40 lỗ trên 0,1m2

, sâu 5-7,5cm. Thực hiện thông thoáng khí cho bãi cỏ trong lúc cỏ sinh trưởng mạnh.

5.2.4.Xây dựng và bảo dưỡng cỏ sân bóng đá

Sân bóng đá có kích thước chiều rộng 44,8 - 89,9m, và chiều dài 89,9 – 119,8m, là loại bãi cỏ khó bảo dưỡng nhất vì luôn bị dẫm đạp, thi đấu thường xuyên.

Thiết lập mặt bằng trồng cỏ

Trước tiên phải xây dựng mặt bằng, lắp đặt hệ thống tưới tiêu. Lắp đặt hệ thống tiêu nước rất quan trọng đối với sân banh hay sân thể thao khác, vì nếu không thoát nước kịp thời sẽ gây trơn lún nguy hại cho cầu thủ và làm yếu cỏ. Sân banh đòi hỏi phải thật bằng phẳng với 1-2% độ dốc để thoát nước tốt

Trước tiên phải dời lớp đất mặt (4-5cm) sang nơi khác rồi tạo ra độ dốc cần thiết

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)