Các chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp do con người tạo ra đang được sử dụng rất rộng rãi trong thưc tế sản xuất. Đó là những hormon ngoại sinh có tác dụng giống với các hormon nội sinh do thực vật tạo ra trong quá trình trao đổi chất tự nhiên của cơ thể thực vật.
3.5.4.1. Một số nguyên tắc ứng dụng:
Các chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp (có tác động giống với các phytohormon) là sản phẩm do con người tạo ra bằng cách tổng hợp hóa học nên khác với các phytohormon là sản phẩm của quá trình trao đổi chất tự nhiên của cơ thể thực vật. Khi sử dụng cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:
- Hoa không là thực phẩm, các ảnh hưởng độc hại không tác động trực tiếp đến người và gia súc. Liều dùng với nồng độ rất thấp đã có hiệu quả vì thế dư lượng trên đất không đáng kể. Các chất điều hòa sinh trưởng phân hủy nhanh dưới ánh sáng, môi trường.
- Các chất điều tiết sinh trưởng tác động rất nhanh, rõ rệt có thể tác động đến: chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, tác động đến sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa.
- Một số chất ở nhiệt độ thấp có tác dụng kích thích: xúc tiến nảy mầm, tăng sinh khối. Còn ở nhiệt độ cao lại ức chế sinh trưởng, gây rụng lá và kích thích ra hoa.
- Khi sử dụng cần nhớ rằng chất điều tiết sinh trưởng không phải là phân bón. Do đó, muốn đạt hiệu quả cao cần phải phối hợp với bón phân. Đặc biệt khi cần tăng sinh khối của cây thì cần cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây.
- Hormon đưa từ ngoài vào chỉ có tác dụng tốt khi trong mô cây đang thiếu hormon đó, điều này thường xảy ra trong các trường hợp đặc biệt như:
+ Khi hạt, chồi nảy mầm, cây ra hoa tạo quả..
+ Khi tính nguyên vẹn của cơ thể cây bị phá hại (ví dụ, cành chiết, cành giâm….) + Trong các mô bị tách rời khỏi cây (ví dụ, nuôi cấy mô, tế bào, phôi….)
+ Trong một số trường hợp bất lợi ngăn cản quá trình hình thành hormon do môi trường (ví dụ, cây bị ngập úng, mặn, chua, phèn, lạnh….)
- Cây trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận hormon. Khả năng của các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể thực vật tiếp nhận hormon liên quan đến trạng thái chung của các quá trình nội bào.
- Cần phải chọn nồng độ thích hợp, nồng độ quá thấp sẽ không gây được hiệu ứng cần thiết còn ngược lại nồng độ cao quá giới hạn xác định sẽ không có tác dụng kích thích mà còn ức chế sinh trưởng, thậm chí hủy diệt làm chết cây. Do đó, lưu ý sử dụng đúng nồng độ, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
3.5.4.2. Sử dụng để điều hòa sinh trưởng: Các hormon sinh trưởng có thể chia thành 2 nhóm có chúc năng đối nghịch nhau là: kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng.
Như chất Gibberelin acide (GA) có tác dụng kích thích ra hoa và được sử dụng rộng rãi.ví dụ như:
- Hoa cúc khi bắt đầu phân hóa chồi hoa, phun GA có thể xúc tiến ra hoa.
- Hoa trà tháng 6 bắt đầu phân hóa chồi hoa dùng GA chấm lên nụ hoa, mỗi tuần chấm 2 lần với nồng độ 50-100ppm. Sau 2 tháng nụ hoa sinh trưởng nhanh hơn, sau đó chấm mỗi ngày 1 lần có thể làm cho hoa nở sớm vào tháng 10 - 11.
- Trên nhiều loài cây thân gỗ, ví dụ trên hoa mai khi nụ phình lên phun 10-100ppm axit napthalen, axit indolic, GA đều có thể tăng hiệu quả nở hoa, hoa nở nhanh rõ rệt, còn làm cho hoa đậu quả, quả chín nhanh.
- Ứng dụng trong lâm nghiệp: giâm hom, nuôi cấy mô. Ngoài ra còn có một số chất kích thích sinh trưởng khác như: - 2.4D là chất điều tiết sinh trưởng khi sử dụng nồng độ thấp. - Auxin: IAA; IBA; IAN: β - Indel axetonitril.
- PAA: Axit phenolaxetic. - α-NAA: 2.4D; 2,4,5T;
- MCEA: Clonetyl phenolaxetic.
- C.C.C: Chlorcholi Chlorid: chất thải công nghiệp. - MH: Maleic hydrazid.
- Etylen: (CEPA) kích thích ra hoa nhưng độc, tác động với H20 thành khí C2H4. - Cytokinin tổng hợp: BAP, Kinetin có tác động lên sự phân cành, nhánh.
3.5.4.3. Sử dụng kích thích nảy mầm hạt giống, củ giống
Quá trình ngủ, nghỉ của hạt và củ quyết định bởi ABA và GA3: mất cân bằng các chất này sẽ làm hạt và củ nảy mầm điều tiết bằng cách giảm ABA và tăng GA3.
Ví dụ: Nhiều hạt giống–củ giống xử lý GA3: 2-5 ppm thì đã xúc tiến nảy mầm: cẩm chướng, lily, violet, mẫu đơn, …
3.5.4.4. Kích thích ra rễ trong giâm hom; cành chiết
- Trong giâm cành và chiết cành các loại cây thân gỗ: hoa hồng, cúc, …sử dụng Auxin hàm lượng thấp xử lý để cây ra rễ nhanh.
Bảng 3.3. Nồng độ xử lý Auxin ra rễ trên cây hoa STT Loài hoa Tên la tinh Nồng độ Auxin (ppm)
1 Cúc Chrysanthemum sp. 1.000
2 Hoa hồng Rosa sp. 2.000
3 Thược dược Dahlia pinnata 500
4 Hoa giấy Bougainvillea spectabillis 2.000
5 Đào Prunus persica 3.000
- Nếu dùng Auxin ở nhiệt độ cao thì nhúng vài giây rồi cắm vào giá thể sạch theo nồng độ trong bảng 3. tùy theo chủng loại hoa.
- Xử lý Auxin nhiệt độ thấp: ngâm phần gốc vào dung dịch trong thời gian dài với nồng độ từ 10-200ppm.
3.5.4.5. Điều khiển ra hoa:
* Người ta dùng hormon ngoại sinh để điều khiển ra hoa Ví dụ: CCC; GA có thể thay thế được điều kiện ánh sáng ngày dài với nhiệt độ thấp.
- Cúc: thường ra hoa mùa hè nhưng có thể ra hoa mùa đông nhờ xử lý GA 20- 25ppm.
- Cúc nhật: mẫn cảm chu kỳ ánh sáng: xử lý GA 5-10ppm sẽ ra hoa. - Hoa nhài có thể ra hoa sớm nếu xử lý C.C.C 1000ppm.
- Cây hoa Lay ơn: xử lý GA 100ppm trước khi trồng, sau đó định kỳ 30 ngày 1 lần phun 100ppm GA làm cho hoa nở sớm, bông dài, nhiều hoa và hoa lâu tàn hơn.
- Loa kèn trắng: phun GA 50ppm ra hoa sớm 5-7 ngày so với đối chứng.
3.5.4.6. Điều khiển sinh trưởng:
- GA từ 5-10ppm làm tăng chiều dài cành hoa do đó nâng cao chất lượng hoa cắt cành. Tương tự, α - NAA cũng cho năng suất cao, ví dụ, trên cây hoa lài (nhài) phun α - NAA (2,5ppm) làm năng suất hoa tăng 25%, nồng độ 500ppm thúc đẩy phân nhánh Nhài, Thược Dược, nồng độ 50ppm làm nụ hoa Lay ơn to hơn…
- Làm ngắn thân một số loài, đặc biệt là hoa trồng trong chậu. Ví dụ sử dụng C.C.C 0,25% -1% có tác dụng ức chế chiều cao của một số loài: Hồng, Cẩm Chướng, Cúc…
- Sử dụng GA và BA (một loại Cytokinin) xử lý hoa tươi cắt cành sớm bị tàn do tác động của Etylen tụ nhiên. Trên hoa già, lá già và nụ hoa đã thụ phấn sau khi cắt cành hoa sẽ bị sốc vì nhiệt độ thay đổi, và thiếu nguồn cung cấp nước làm cho hoa sản sinh nhiều ethylen kích thích hoa nở nhanh do đó dùng GA và BA để loại bỏ tác dụng xấu này đồng thời, ngăn cản quá trình rụng lá.