KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN
4.1.5. Phòng trừ sâu bệnh:
- Bệnh đốm đen do nấm Actinonema rosae Fr gây bệnh, triệu chứng bệnh-lá rụng sớm, bệnh gây hại trên lá, cuống, chồi non. Ban đầu là các chấm nâu tím, lan rộng thành đốm nâu kích thước từ 1 – 12mm mép lồi lên, lá biến vàng, giữa đốm màu trắng xám
trong đó có những chấm đen nhỏ. Phòng bệnh bằng cách: Dọn vệ sinh, gom đốt bỏ lá già, cắt bỏ cành nhỏ. Trừ: Phun Daconil 1o
/oođịnh kỳ. Chú ý vào tháng 9 - 11.
- Bệnh đốm xám do nấm Cercospora puderi Davis: lá bị bệnh hình thành các đốm tròn đường kính 2 –6 mm, ban đầu màu vàng sau đó chuyển thành nâu xám hoặc trắng xám, mép có viền nâu đỏ. Nhiệt độ cao, trên đốm bệnh có các bột đen.
- Bệnh khô lá do nấm Phyllosticosp làm lá khô và rụng.
*Phòng trừ 02 loại bệnh này: Làm vệ sinh kỹ, đốt bỏ lá bệnh, cành bệnh Phun Daconil 2 o/oo
- Bệnh phấn trắng do nấm Oidium sp gây hại lá, cành non, nụ hoa. Tỉ lệ cây bệnh 50 – 70% ảnh hưởng đến sự ra hoa. Khi bệnh xâm nhập vào, hai mặt lá phủ đầy bột trắng, lá bạc màu, bệnh nặng lá xoắn lại, khô và rụng. Phòng trị: cắt tỉa cành để cây được thoáng, tăng cường bón Lân và Kali và phun định kỳ Aliette 1 o
/oo,.
- Bệnh rỉ sắt do nấm Phragmidium rosae multiflorae Diet. gây ra, bệnh phân bố rộng rãi ở nước ta làm lá rụng sớm, ảnh hưởng đến sư ra hoa. Bệnh gây hại trên cành non, lá, hoa, quả. Cành non bị bệnh phồng lên, lá xuất hiện các chấm vàng, xung quanh có viền, mất màu, trên đốm có nhiều bột vàng. Phòng trừ: Dọn vệ sinh, cắt tỉa cành lá bệnh đem đốt, bón phân có K,Ca, Mg, P để tăng khả năng chống chịu bệnh, phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3o
Be
- Bệnh khô cành hồng do nấm Coniothyrium fuckelli Sacc gây hại trên cành non, có thể làm cây chết. Phần lớn nấm xâm nhập qua vết thương trên cây, ban đầu là đốm đen giữa có bột trắng, xung quanh mép viền đỏ, đốm bệnh lồi lên hoặc nứt. Bệnh lan dần xuống dưới rồi thành đốm lớn trên có các chấm đen. Phòng trừ: Cắt tỉa cành thường xuyên bằng dao kéo bén,phun thuốc định kì Zineb 1% + benlat 1%.
- Bệnh thối hoa hồng do nấm Botritis cinerea Pers gây ra trên nụ, tràng hoa, lá non làm hoa khô rụng, trên tràng hoa nụ có đốm nâu, rồi lan rộng làm hoa khô trên đốm bệnh có bột màu xanh. Phòng trừ: dọn vệ sinh đồng ruộng và phun Zineb 2% định kì 1lần/tuần nhất là khi mưa phùn ẩm độ cao
- Ngài độc xám (Orguia roytica Walker), sâu non ăn nhiều loại lá như hồng, phi lao, xoài, bạch đàn, đào, cam, quýt, nếu nhiều có thể ăn trụi lá. Phòng trừ: sử dụng thiên địch như ong kén nhỏ, ruồi kí sinh, bẫy đèn bằng tia cực tím, phun thuốc DDVP – Derris,…
- Rệp sáp hại hoa hồng (Iurya purchasi Maskell) Gây hại trên hoa hồng, cam quýt, phi lao, trà, Rệp cái màu hồng da cam, hình bầu dục 4 – 7mm, thân phủ một lớp sáp trắng vàng, rầy dày đặc mảnh màu đỏ da cam, dài 3mm, có 2 cánh trước dài, mảnh rệp sáp chích hút nhựa cây. Phun dung dịch vôi - lưu huỳnh nồng độ 3 – 4 độ Baumé (Bômê)
- Nhện lá (Tetranychus urticae Koch) chích hút nhựa nhiều loại cây khác nhau, nên làm cây bị chết khô, rụng, giảm khả năng chịu hạn, giảm diệp lục tố, ức chế quang hợp, lá xoắn lại. Phun thuốc trừ bệnh như Tedion 1%, Kentlle 1% hay Ovex 1%