KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN
4.1.3. Giống và phân loạ
4.1.3.1. Phân loại giống hoa hồng: Cuối thế kỷ 19, các giống hồng được lai với nhau và hồi giao nhiều lần, cột mốc lịch sử (năm 1867) là khi chọn tạo ra được giống Hybrid Tea. Hiện nay trên thế giới có đến gần 40.000 giống hoa hồng khác nhau được phân thành 4 loại chính là hồng dại, hồng leo, hồng hiện đại và hồng cổ điển. Trong mỗi loại có nhiều nhóm giống khác nhau theo xuất xứ, kiểu cây… và trong từng nhóm là các giống với nhiều màu sắc rất phong phú và đa dạng. Ở các quốc gia có khí hậu đa dạng như Mỹ, Nga, Trung Quốc… các giống hoa hồng còn được chia thành những bộ giống phù hợp cho một vùng cụ thể. Ví dụ Hiệp hội Hoa hồng Mỹ (the American Rose Society) thường xuyên tổ chức tư vấn cho người trồng hoa hồng các giống thích hợp nhất với khí hậu và thổ nhưỡng nơi mình sẽ trồng hoa, phù hợp theo mục đích sử dụng. hay thị hiếu người tiêu thụ.
Số lượng giống hoa hồng hiện nay rất nhiều, các nhà chọn giống đã phân loại theo hình dáng, màu sắc và các yếu tố sinh trưởng phát triển để chia thành các loại chính là:
- Loại hồng dại (Species Roses): bao gồm các kiểu cây bụi thấp nhỏ bò sát đất đến những kiểu cây leo xum xuê nhiều cành lá. Nhiều giống rất thích hợp cho trang trí sân vườn (very graceful landscape shrubs) và chọn làm gốc ghép. Kháng bệnh, chịu đựng tốt các yếu tố bất lợi (nóng, lạnh) bao gồm các nhóm giống: Lady Banks, Cherokee, Sweet Briar và Rugosa(loại hồng kháng bệnh và chịu lạnh rất giỏi, nở hoa nhiều vụ/năm).
- Loại hồng leo (Climbing Roses): là những giống sinh trưởng rất mạnh, cành nhánh rất dài có thể uốn sửa để “leo” hay “bò” trên hàng rào, giàn cây leo hay giàn lưới mắt cáo. Tiêu biểu là 2 nhóm Ramblers (nở hoa rộ 1 vụ/năm, cành dài đến 6m chỉ trong mùa hè) và Large-Flowered Climbers (nở hoa rộ nhiều vụ/năm, phát triển chậm hơn nhóm Rambler nhưng hoa lớn hơn).
- Loại hồng cổ điển (Old roses) bao gồm những giống hoa hồng đã được biết đến từ trước năm 1867. Nguồn gốc các giống hồng cổ điển bắt nguồn từ các giống hồng Trung Quốc (chinese roses). Loại hồng này có các nhóm giống là:
+ European Roses (đa số có hương rất thơm, chịu lạnh giỏi nhưng không chịu nóng, nở hoa rộ 1 vụ/năm) Nhóm này bao gồm các nhóm nhỏ là: Gallicas, Damasks, Damask Perpetual (còn gọi là Portland roses), Albas, Centifolias, và Moss roses.
+ Chinese Roses (nở hoa nhiều vụ/năm, màu sắc hoa rực rỡ, chịu lạnh nhưng cũng chịu nóng. Nhóm này có các nhóm nhỏ là: Chinas, Bourbons, Perpetuals, Noisettes
và Teas.
+ Hybrid Perpetuals Nhóm các giống lai từ thời trung cổ, kiểu cây dạng bụi lớn. Hoa lớn và thơm, màu hoa đa dạng từ trắng đến đỏ đậm và đỏ tía. Các giống hoa đỏ đậm dễ bị nhiễm bệnh blackspot and powdery mildew.
- Loại Hồng hiện đại (Modern roses): bao gồm những giống hồng được chọn tạo từ sau năm 1867 là năm xuất hiện giống lai hồng trà đầu tiên. Các nhóm giống thông dụng của loại này là: Hybrid tea (hồng trà), floribunda (lai giữa Hybrid tea và polyanthas) và
grandiflora (lai giữa Hybrid tea và floribunda) rất nổi tiếng nhờ khả năng ra hoa nhiều đợt với hoa màu sắc đa dạng và to đẹp. Ngoài ra trong loại này còn có các nhóm giống khác như polyanthas rose (lai giữa Hybrid tea và Rosa Multiflora ), modern climbing roses, miniature roses, hybrid musks và modern shrub roses.
Ngoài ra một số nhà chuyên môn còn phân loại hoa hồng theo chiều cao cây: - Nhóm hồng mini: chiều cao cây 10 – 25cm, thường trồng trong chậu nhỏ, trồng treo hoặc trang trí trong các vườn hoa, công viên.
- Nhóm hồng lùn: chiều cao cây 30 – 60cm, có nhiều hoa, hoa nhỏ và mọc thành chùm.
- Nhóm hồng bụi: chiều cao cây 50 – 100cm, có hoa đơn to, thường trồng bằng cắt cành.
- Nhóm hồng cây: cây cao 1 – 2m, thân cây lớn, thường dùng làm cây cảnh trang trí trước sân.
- Nhóm hồng leo (hay hồng bám trụ) cây cao to, phải có trụ hay vách rào để cây hồng bám hoặc dựa vào. Loại hồng này thường dùng làm hàng rào, mái che trang trí ban công.
Nhiều giống hồng mới lai tạo đã du nhập vào Việt Nam, tuy nhiên việc xác định chủng loại giống nhập nội có định hướng chưa được quan tâm đúng mức. Đa số những giống mới nhập nội có thể thích hợp với điều kiện nóng ẩm ở đồng bằng hay lạnh ẩm trên các vùng núi hay cao nguyên. Những giống này thông thường đều được chọn lựa một cách tự phát bởi người trồng hoa bằng cách gieo trồng khảo nghiệm tại các cơ sở tư nhân. Giống nào thích hợp, phát triển tốt và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng sẽ được nhân giống duy trì thành những giống mới, những giống yếu ớt không phù hợp sẽ bị đào thải loại bỏ.
4.1.3.2. Nhân giống:
Gieo hạt: Thường được sử dụng trong nghiên cứu di truyền chọn giống, lai giống hoa hồng và nhân giống gốc ghép. Hạt là kết quả của việc thụ phấn nhân tạo, mục đích tạo ra thế hệ sau mang đầy đủ tính chất tốt nhất của cha mẹ. Một giống tốt có thể được chọn lựa từ hàng ngàn cây và được đưa vào thử nghiệm nhiều năm trước khi đưa ra thị trường.
Khi quả khô và chín, chọn quả lớn lấy hạt và không chậm trễ gieo luôn hạt vào khay có lót giấy thấm, sau khi gieo phủ lên trên hạt một lớp giấy mỏng đậy lại và đưa vào
bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-4o
C (35o-40oF). Thời gian xử lý lạnh tùy theo loài, ví dụ Rosa multiflora - 6 tuần lễ, Rosa hugonis và Rosa rugova - từ 4 đến 6 tháng, còn loài Rosa blanda cần tới 10 tháng. Loài Rosa canina (Dog rose) thì cần ủ hạt nhiệt độ trong nhà (15o-20oC) trong 2 tháng sau đó đưa vào bảo quản lạnh 0oC trong 2 tháng. Các giống hồng lai (hybrid) thường được bảo quản lạnh 1o
C-4oC trong vòng 60-90 ngày, tuy nhiên nhiều giống lai có thể nảy mầm mạnh mà không cần xử lý lạnh. Khay gieo hạt cần được đặt vào giàn khung có lắp lưới thép để không bị chuột ăn. Hạt có thể nảy mầm trong vòng 12-24 tháng, do đó đến mùa xuân nếu hạt chưa nảy mầm thì cũng không được bỏ đi.
Đem cây con ra trồng ngay khi xuất hiện hai lá mầm đầu tiên, lá mầm có hình oval và khác với lá cây trưởng thành. Không được cầm cây con chỉ bằng lá của chúng vì như thế sẽ rất dễ làm hại đến thân và rễ. Chăm sóc kỹ đến khi cây cứng cáp thì đem ra vườn ươm trồng, có thể trồng lại vào chậu cho đến khi cây đủ lớn để trồng ra vườn.
Giâm cành Hầu hết các loài đều có thể nhân giống bằng cách giâm cành, đặc biệt
là đối với cây gần với loài thuần chủng hoặc dây leo. Đa số các loại tiểu hồng được nhân giống đại trà bằng cách này. Các loài lai có nguồn gốc phức tạp như Hybrid Teas và Floribundas khó ra rễ hơn, có thể phải cần tới 2-3 năm để tạo rễ và trưởng thành.
Chuẩn bị vườn giâm vào cuối mùa hè, làm giàn che nắng mưa trên liếp giâm. Cắt cành giâm từ cành khỏe mạnh dày cỡ cây bút chì đã ra hoa, dài khoảng 30-60cm. Tạo vết cắt sạch ngay trên chồi hướng ngoại, cắt bỏ ngọn và lá. Cắt từng đoạn dài 23cm, tạo vết cắt góc ở chồi trên và vết cắt thẳng ở chồi dưới, ngâm vào hormone ra rễ. Chọc vào đất các lỗ sâu 15cm, cách nhau 15cm, đổ vào lỗ 2.5cm cát. Cho cành giâm vào lỗ độ sâu 15cm, chắc rằng cành chạm đáy lỗ, nén đất, tưới nước, và dán nhãn. Một năm sau, bứng cây nhẹ nhàng, trồng vào vườn ươm. Kiểm tra cành giâm thường xuyên, tưới nước, cắt bỏ các chồi ra hoa. Rễ sẽ hình thành vào mùa thu tới, và nếu cây đủ lớn (cao 23cm), thì có thể chuyển ra ngoài trồng luôn, hoặc để nuôi thêm một vài tháng trong chậu hay vườn ươm.
Chiết cành Các loại hồng cành nhánh dài và mềm dẻo có thể uốn cong và đóng chốt xuống đất đều có thể chiết nén một cách đơn giản. Đây là phương pháp lý tưởng để nhân giống cây leo, dây leo, nhiều loại hồng bụi như Bourbons, Damasks, Provence và đa số loài Albas. Nhiều loại hồng phủ đất có thể chiết cành, và một vài loài khác như Grouse, có khả năng chiết cành tự nhiên bằng cách mọc rễ nơi thân nhánh chúng chạm đất.
Vào mùa hè, sau khi hoa nở, chọn một nhánh khỏe, là cành gỗ trưởng thành. Cắt bỏ đi vài chiếc lá để làm sạch thân. Rạch đường dài 2.5cm bên dưới cành, bôi hormone ra rễ lên vết cắt, nhét vào vết rạch một que diêm. Đào một khoảnh đất, trộn vào đất một ít than bùn, uốn nhánh vừa chiết vào đó nẹp đai thép lại, lấp đất nén lại, buộc ngọn cành vào thanh cọc chôn đứng. Tách cành chiết ra khỏi cây mẹ vào mùa xuân năm sau.
Tách rễ Nếu hoa hồng tự mọc trên rễ của nó thì việc tách vài thân liền rễ ra trồng chỗ khác là việc dễ dàng. Đây là hình thức nhân giống phổ biến đối với các loài R. pimpinellifolia, R. rugosa, một vài loài Gallica. Trong thời kỳ ngủ của cây, dùng kéo cắt tách thân ra trồng ở vườn ươm cho rễ phát triển ổn định, sau đó đem đi trồng mới ra luống hay trồng chậu. Lưu ý phải thật nhẹ nhàng đối với cây ghép gốc (các loài có chồi liên kết được chôn sâu), nếu không thân mới sẽ khó hình thành rễ mới.
Ghép mắt
Trong kỹ thuật ghép hoa hồng, các nhà chọn giống đã nghiên cứu và chọn ra các loại gốc ghép thông dụng như: Rosa multiflora, Rosa canina (Dog rose), Rosa chinensis
(Gloire de Rosomanes, Ragged Robin...), Rosa “Dr.Huey”, Rosa x noisettiana ‘Manetti’,
Rosa odorata (Odorata 22449) – hồng trà , Rosa dumetolum, Rosa rugova....
Việc chọn lựa gốc ghép thường được định hướng theo mục đích trồng hoa hồng: hoa cắt cành, hoa chậu, cây leo, cây trang trí nội thất, chịu lạnh, chịu nóng...Chọn các giống hồng khỏe mạnh, khả năng chống chịu tốt thường là tường vi, hồng dại... Khi gốc ghép ra tược vỏ cây chuyển từ màu xanh sang màu nâu là có thể ghép được.
Chọn mắt ghép từ những giống có các đặc tính tốt như hoa to đẹp, hương thơm, ra nhiều hoa, ra nhiều vụ/năm vv...Mắt ghép nằm sát nách lá, hơi u lên là có thể ghép được.
Cắt phần vỏ cây của gốc ghép hình chữ U hay chữ T. Sau đó cắt lớp vỏ của mắt ghép có kích thước tương tự. Áp sát mắt ghép vào gốc ghép rối dùng dây nylon buộc kín để mắt ghép không bị dính nước. Sau 2 tuần, tháo dây buộc ra nếu thấy mắt ghép có màu xanh thì cắt bỏ phần tược phía trên gốc ghép để cây tập trung dinh dưỡng nuôi mắt ghép.
4.1.4.Kỹ thuật trồng
4.1.4.1. Cách chọn cây giống hoa hồng để trồng
Cây giống hoa hồng được ươm sẵn và bán dưới dạng cây rễ trần hoặc cây trong chậu. Cây giống hoa hồng tiêu chuẩn có tán cân bằng, thân thẳng không có mấu lồi.
Cây rễ trần được bán trong trạng thái miên trạng hoặc bán miên trạng với bộ rễ sạch đất. Loại bỏ những cây rễ có dấu hiệu khô hoặc chồi nụ bắt đầu hé nở.
Cây giống trong giỏ hay chậu phải có tán lá phát triển cân bằng, khỏe, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Kiểm tra kỹ cây trong chậu trước khi mua. Cây phải có bộ rễ chắc chắn, nếu không, nó có thể là cây giống rễ trần không bán được nên đặt vào chậu do rễ bị bong ra trong suốt trạng thái ngủ. Rễ cây phải phát triển đều khắp chậu, nên loại bỏ những cây rễ bị xoắn hoặc bó lại quanh chậu vì có thể cây bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc bị các tổn thương khác do ở trong chậu quá lâu.
4.1.4.2. Chuẩn bị đất và trồng
Hầu hết các loại hồng sinh trưởng tốt nhất trong ánh nắng hoàn toàn, tránh gió lạnh, mạnh và có sự thông thoáng. Đất trồng hoa hồng phải màu mỡ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có thể lẫn sỏi, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Độ pH phù hợp nhất là 5,5 – 6,5 nếu pH thấp hơn cần rải vôi để trung hòa. Cải thiện độ thông thoáng và tơi xốp của các loại đất bằng cách bón nhiều phân chuồng hoai mục. Đất bị úng ngập cần thiết lập hệ thống tiêu thoát nước.
Tất cả những công việc chuẩn bị như cày xới đất, trộn phân hữu cơ phải được hoàn thành trước khi trồng 3 tháng, để đất có sự sẵn sàng tốt.
Cây hồng mới trồng có thể phát triển không tốt ở nơi trước đó đã trồng hồng, vì chúng thường bị ảnh hưởng bởi mầm mống sâu bệnh của cây trước đó hoặc của đất chưa được dọn, bởi nematode, virus, và nấm… những tác nhân sẽ tấn công rễ của cây mới, làm giảm sức sống và gây ảnh hưởng xấu lên sự phát triển của cây. Do đó, chọn đất để trồng mới nên chọn những khu vực chưa trồng hồng các vụ trước đó. Nếu trên khu đất đó đã
trồng 1 vài cây thì cần xử lý tiêu độc gốc hồng bằng cách đào hố rộng 60cm, sâu 45cm và thay đất đó bằng đất mới hay khử trùng bằng các hóa chất có bán trên thị trường.
4.1.4.3. Kỹ thuật trồng cây Thời gian trồng:
Trồng cây rễ trần vào thời kỳ ngủ (cuối thu, đầu đông, hay đầu xuân). Nên trồng ngay sau khi mua về, còn nếu không thì phải giữ ẩm bằng cách bảo quản chôn gốc cây giống hồng vào rãnh đất cạn, cất trữ vào chỗ mát, không sương giá, và tưới nước giữ ẩm rễ.
Cây trồng chậu có thể đem ra trồng vào bất kỳ thời gian nào trong năm khi đất trồng không bị quá ẩm ướt hoặc quá khô.
Khoảng cách và độ sâu
Tùy theo tập tính sinh trưởng và mức độ lớn của tán cây người trồng sẽ áp dụng mật độ và khoảng cách trồng phù hợp. Trồng quá gần sẽ gây khó khăn cho việc vun gốc, phun nước tưới hoặc xén tỉa, và còn gây đọng nước làm cho các loại nấm bệnh, nấm mốc sương dễ phát triển. Có thể áp dụng một số khoảng cách như sau:
- Cây hoa có tập tính mọc thẳng, hẹp cần ít khoảng trống. Trồng cách nhau 45- 60cm, và cách rìa luống đất ít nhất 30cm.
- Những cây hồng lớn và có tập tính mọc lan rộng cần trồng khoảng cách 75- 120cm thíc hợp cho kích cỡ cây lớn.
- Các loài hồng nhỏ được trồng cách nhau 30cm.
- Trồng hồng làm hàng rào có thể trồng theo hàng đơn hay hàng đôi so le nhau, để hàng rào được dày đặc và khép kín.
Trồng những cây hồng mọc cao, lan rộng theo hàng đơn, cách nhau 1-1.2m để khi trưởng thành thì các nhánh sẽ đan nhau tạo nên hàng rào dày đặc và hiệu quả. Nếu là cây thấp và thẳng hơn thì trồng thành 2 hàng chéo nhau, cây cách cây 45-60cm, và hàng cách hàng cũng là 45-60cm.
Thông thường, cây giống hồng ghép được trồng sao cho chỗ ghép nằm dưới mặt đất 2,5cm; còn các loại cây giống khác thì đặt xuống theo chiều dài bộ rễ, độ sâu giống như khi chúng còn ở trong liếp ươm hay trong chậu.
Cách trồng
Kỹ thuật trồng cơ bản giống nhau đố với các loại hồng, chỉ hơi khác với loài dây leo hoặc cây tiêu chuẩn.
Đầu tiên làm cho cây giống hấp thụ đủ nước: bắng cách tưới nước với cây giống trong chậu hay ngâm nước trước khi trồng 1 giờ đối với cây rễ trần. Cắt bỏ các rễ và đỉnh sinh trưởng bị úa héo hư hỏng
Đào hố đủ rộng để đặt bộ rễ vừa đủ sâu và để lấp chỗ ghép dưới 2,5cm. Đối với cây thường thì độ sâu phải đạt đến mức ngang với dấu vết trên thân cây khi ở trong chậu hay ở vườn khác trước đó. Cho vào hố phân trộn và các chất dinh dưỡng cơ bản.
Đặt cây giống vào hố, trải rộng rễ ra và kiểm tra độ sâu. Nếu đó là cây rễ trần có rễ chỉ mọc về một hướng, thì đặt thân cây sát một góc của hố rồi trải rễ theo hình cánh quạt càng rộng càng tốt.
Đổ đầy đất vào, nén chặt để cây đứng vững trong đất, ấn nhẹ đất xuống nhưng chú ý không làm tổn thương rễ cũng như không làm đất vón cục lại làm nước tưới khó thấm sâu. Sau đó tưới nước cẩn thận.