KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN
4.10.3. Kỹ thuật trồng hoa Mai địa thảo
Mai địa thảo có thể được nhân giống bằng 3 phương pháp:
- Được áp dụng nhiều nhất là phương pháp gieo hạt, đặc biệt là các giống lai F1. Ưu điểm là có độ đồng đều cao, ra hoa đồng loạt, dự tính được thời gian ra hoa để tiêu thụ...vv.
- Ngoài ra Mai địa thảo có thể nhân giống bằng giâm cành nhưng hiệu quả không cao vì cây dễ bị nhiễm bệnh do virus.
- Trong nghiên cứu và sản xuất qui mô công nghiệp có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô in vitro.
Gieo hạt:Hạt mai địa thảo được gieo trên giá thể thấm nước (ví dụ bông gòn, khăn giấy, tro trấu sạch, cát nhuyễn..v.v.) trong nhà điều kiện nhiệt độ 24oC, đèn chiếu sáng liên tục 3000lux và không khí khô ẩm độ khoảng 54%. Kỹ thuật gieo hạt mai địa thảo có nhiều điểm cấn lưu ý tương tự như gieo hạt dạ yến thảo.
Sau khi gieo hạt 3 tuần, bứng cây con đem trồng vào chậu hay trồng ra đất:
- Chậu trồng kích thước nhỏ đường kính 9 – 12 cm (giống hoa đơn) và 13 - 17cm (giống hoa kép).
- Trồng ra đất ven bồn cảnh, ban công hay trong thùng, chậu lớn theo mật độ 100 cây/m2 khoàng cách cây x hàng là 10-12cm.
Đất trồng mai địa thảo cần có kết cấu nhẹ, thoát nước tốt và nhiều chất mùn.
Nếu trồng trong chậu treo nên che bớt nắng gắt buổi trưa. Giá thể trong chậu trồng các loại mai địa thảo leo là hỗn hợp các chất giữ nước (tro trấu, xơ dừa....) .
Có thể trồng theo phương pháp thủy canh để trang trí cho quy mô nhỏ có tính trình diễn phối cảnh hồ nước non bộ.
- Bón lót vào trong đất trồng chủ yếu là phân chuồng hoai mục
- Bón thúc bằng phân hoá học rải gốc hay phun lên lá nhiều lần từ khi trồng cho đến khi cây ra hoa, sau đó định kỳ 1 tuần bón 1 lần
- Mai địa thảo sinh trưởng và ra hoa liên tục vì vậy nên bón các loại phân có hàm lượng NPK bằng nhau (ví dụ 15:15:15, 20:20:20...)
Sau khi trồng khoảng 6 - 8 tuần (tuỳ theo giống) cây sẽ ra hoa.
Chăm sóc mai địa thảo tương dối dễ bao gồm bón phân, tưới nước giữ ẩm thường xuyên theo dõi phòng trừ sâu bệnh.
Vào cuối hè, khi cây ra hoa và già cỗi cần xén tỉa ngọn cây để kích thích cây ra thêm các chồi hoa mới và tạo lại dáng cho cây nhìn gọn đẹp hơn.
4.10.4. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại: Thrips và aphids
- Bệnh hại: Đốm nâu trên thân cây (gray mold Botrytis), thối rễ do Pythium và
Rhizoctonia.
- Các triệu chứng cần lưu ý khi cây phát triển thân lá nhiều và ít ra hoa có thể do các nguyên nhân sau:
+ Bón dư thùa phân đạm (N) hay phân lân P2O5 + Bón phân nhiều kết hợp với thiếu ánh sáng. + Tưới nước nhiều kết hợp với thiếu ánh sáng.
+ Phun thuốc kích thích ra hoa nhiều hoặc phun không đúng thời điểm (phun muộn)
- Khi cây thân lá bạc màu hay bị đốm lá có thể do các nguyên nhân sau: + Tưới nước không đều, để cây khô rồi mới tưới.
+ Thiếu chất khoáng vi lượng.
CHƯƠNG 5