Cách trồng và chăm sóc:

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 106 - 109)

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN

4.9.3. Cách trồng và chăm sóc:

Dạ yến thảo là cây ưa sáng nhưng chịu bóng nên rất dễ trồng. Tuy nhiên các giống lai F1 cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn theo qui trình hướng dẫn của nhà cung cấp giống.

4.9.3.1. Gieo hạt dạ yến thảo:

Cây dạ yến thảo có thể trồng được ở ngoài nắng gắt quanh năm, nhưng khâu gieo hạt tương đối khó không chỉ vì hạt nhỏ và nhẹ mà vì nó còn cần được chiếu sáng để nảy mầm . Thao tác gieo hạt cần được thực hiện trong phòng kín, nhà lưới hay nhà kính; nhờ đó có thể tiết giảm nhiều chi phí và gieo được số lượng nhiều.

Trước khi gieo, phun thuốc trừ nấm bệnh lên khay gieo hạt để xử lý các mầm bệnh. Gieo hạt thẳng lên nền cát hay giá thể sạch trong các khay nhỏ, không lấp hạt mà chỉ phun sương cho hạt nằm cố định. Sau đó phủ lên khay gieo một tấm màng phủ nylon trong suốt và đem vào chỗ kín (không có ánh sáng mặt trời) cho đến khi hạt nảy mầm. Trong suốt thời gian gieo này cần duy trì nhiệt độ khoảng 20-30oC. Giai đoạn ủ hạt kéo dài khoảng 7- 10 ngày kể từ ngay gieo. Sau đó, tháo lớp nylon ra và đưa ra chỗ sáng nhưng lạnh hơn với nhiệt độ ban ngày 18oC và ban đêm khoảng 12-18o

C.

Để kích thích hạt nảy mầm nhanh, đặt khay gieo hạt cách khoảng 10-15cm dưới bóng đèn sáng cho đến khi đem cây trồng ra đất hay ra chậu. Thời gian chiếu sáng mỗi ngày khoảng 16-18 tiếng. Khi cây con phát triển cao lên thì cũng kéo đèn lên cao để duy trì khoảng cách giữa cây và bóng đèn là 10-15cm.

Khi cây con có 3 lá thật thì tách cây trong khay gieo hạt để trồng vào túi nylon, bầu đất hay khay ươm cây 180-200 lỗ. Phun phân bón lá và khi cây đủ lớn gần đem đi trồng thì mở cửa sổ hay cuốn lưới đen che tối từ từ để cây quen dần với ánh nắng

Thời gian từ khi gieo hạt đến trồng cây con khoảng 2-3 tuần, do đó nên tiến hành gieo hạt vào khoảng cuối mùa đông (tháng 1-2).

4.9.3.1. Trồng cây Chọn vị trí và đất trồng

Để ra hoa đẹp và rực rỡ, cây dạ yên thảo cần được trồng ở những nơi nhiều nắng. Số giờ nắng mạnh, trực xạ tối thiểu phải khoảng 5-6 h, thậm chí số giờ nắng tối đa (suốt ngày) càng tốt cho cây ra hoa. Tỉ lệ ra hoa của cây giảm theo tỉ lệ che bóng, càng bị che bóng số hoa càng giảm đi.

Đất trồng chọn đất màu mỡ, thoát nước tốt, pH 5,5-6 (nếu pH cao có thể làm cho lá cây có hiện tượng chlorosis do thiếu Fe sắt vi lượng). Chọn đất để trồng dạ yên thảo nên chọn loại đất thoát nước tốt (cát pha, ...), tuy vậy để tăng độ phì của đất trồng nên bón các loại phân hữu cơ (than bùn, xác lá cây, phân trâu bò....).

Sang mùa xuân khi thời tiết ấm áp (nhiệt độ >15oC) thì đem cây con đi trồng ra liếp đất hay bồn hoa. Trồng cây trong chậu thì có thể thực hiện trong nhà kính quanh năm. Dạ yến thảo đơn thích hợp trồng ra liếp hơn Dạ yến thảo kép. Trồng trên đất khoảng cách trồng (cây - cây x hàng - hàng ) có thể dao dộng từ 10cm đến 60cm.

Khoảng cách trồng cây tùy theo giống, cụ thể như sau:

- Các giống Grandiflora và Multiflora trồng cách khoảng 30cm ở chỗ nắng và 20- 25cm ở chỗ râm mát ít nắng.

- Các giống Miliflora trồng dày hơn, cách khoảng 10-15cm.

- Các giống thân bò (spreading) trồng thưa khoảng cách tối thiểu là 45cm.

Trong các bồn hoa, có thể áp dụng mật độ trồng dày hơn để tạo màu sắc rực rỡ nhìn từ xa trông rất đẹp mắt.

Các loại Dạ yến thảo đều có thể trồng trong chậu. Dạ yến thảo kép thân bò dài nên thường được trồng trong các chậu treo hay trên ban công. Dạ yến thảo đơn thân cây dạng bụi lớn nên thường được trồng trong chậu lớn hơn so với dạ yến thảo kép. Đất trồng chậu được chuẩn bị sẵn và phối trộn tro trấu đã được rửa sạch các chất mặn, phân chuồng hoai và đất mùn vườn theo tỷ lệ 1:1:1.

Chăm sóc

Bón lót phân hữu cơ hoai mục (phân bò, trâu..) trước khi trồng cây. Rải một lớp phân hữu cơ dày khoảng 5-7,5cm lên mặt đất sau đó dùng cuốc hay máy xới trộn phân với lớp đất mặt chiều sâu khoảng 20-25cm. Thao tác này còn có tác dụng tăng khả năng thoát nước của các loại đất sét nặng hoặc là tăng tính giữ ẩm và dinh dưỡng của đất cát.

Bón phân NPK tỉ lệ 1:1:1 (3-3-3, 8-8-8,10-10-10) liều lượng 0,9-1,35kg trên 10m2 . Bón thúc lần 1 bằng phân NPK cân bằng 1:1:1 (ví dụ 15-15-15) và lần 2 bằng phân NPK tỷ lệ 1:1:3 khoảng 2 tuần trước khi xuất bán để nuôi dưỡng và kéo dài thời gian trổ hoa.

Phun phân bón lá cách nhau 2-3 tuần/lần (riêng các giống thân bò cần được phun thường xuyên hơn 1 tuần/lần). Khi thân cây dài ra và bắt đầu bò trên đất thì tốt nhất là nên ngâm và pha phân loãng tưới lên đất sẽ có hiệu quả hơn là bón rải phân.

Trồng cây trong chậu hay bồn hoa nên bón bằng phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học chậm tan ví dụ phân Nitrofoska.... Nếu không dùng phân chậm tan thì phải phun phân bón lá thường xuyên 2 tuần/lần (loại cây thân bò cần phun 1 tuần/lần).

Công thức bón phân tốt nhất dựa trên kết quả phân tích hàm lượng các chất trong đất.

Cây non sau khi trồng cần được che nắng vài ngày vào buổi trưa nếu trời nắng gắt hay gió mạnh. Trồng cây vào buổi chiều mát.

Cây dạ yên thảo chịu nắng và hạn, khi đã trưởng thành nhu cầu nước tưới tương đối ít. Ngoại trừ các giống thân bò có nhu cầu nước nhiều hơn, các giống thông thường chỉ cần tưới đẫm 1 tuần/lần là đủ. Khi tưới nên lưu ý phải cho nước thấm xuống tới lớp

đất dưới độ sâu 15-20cm. Trồng trong chậu treo, cây cần được tưới nước thường xuyên hàng ngày liều lượng tùy thuộc vào kích thước cây và khối lượng đất trong chậu.

Tưới nước giữ ẩm thường xuyên vừa đủ, không nên tưới nhiều quá nhưng không nên để đất khô quá. Lưu ý tưới nước vào buổi sáng, không nên tưới vào buổi chiều vì nước đọng trên lá vào ban đêm rất dễ làm tổn thương cây.

Bấm ngọn:

Đối với các giống grandiflora và multiflora cần bấm ngọn khi cây cao khoảng 15cm để kích thích cây tạo các chồi hoa. Cắt tỉa tạo tán thành các dạng cây như sau:

- Bụi cây tròn đều nếu trồng đơn độc trong chậu.

- Hàng cây vuông cạnh nếu trồng trên luống ven bồn hoa. - Cây buông mành rũ xuống nếu trồng trong chậu treo.

Không được bấm ngọn đối với các giống milliflora và các giống dạ yến thảo thân bò.

Nếu có điều kiện thì cắt bỏ các bông hoa nở đã héo (thao tác này được gọi là deadheading) để không hình thành hạt làm cho cây mau suy kéo dài thời kỳ hoa rộ. Trên diện tích rộng thì khó thực hiện, nhưng có thể dễ dàng cắt “deadheading” trên các chậu treo, ban công hay bồn hoa...

Dạ yến thảo vừa sinh trưởng vừa sinh sản nên cây cho nhiều đợt hoa hết đợt này đến đợt khác. Khi các cành hoa lan dài chênh lệch thì cắt bớt trên các cành dài khoảng 15cm tính từ cuống hoa để cho các cành bằng nhau.

4.9.4. Phòng trừ sâu bệnh:

Cây dạ yến thảo có thể bị một số bệnh:

- Giai đoạn cây con trong vườn ươm: héo damping off gây nên bởi các nấm

Pythium, Phytophtora.

- Giai đoạn cây lớn là các bệnh đốm nâu (botrytis) và phấn trắng (powdery mildew).

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)