Kỹ thuật chăm sóc:

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 75 - 77)

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN

4.2.6. Kỹ thuật chăm sóc:

- Bấm ngọn:Muốn cây cúc ra hoa nhiều ta phải bấm ngọn (hay đọt) cho cây, tức là ngắt từ 1-3 đốt trên ngọn của thân chính hoặc cành. Ngoài ra bấm ngọn còn có tác dụng kích thích sự phân cành, tạo dáng thế đẹp cho cây.

Đối với các giống cúc có hoa lớn (đại đóa, móng rồng…) thì chỉ cần bấm đọt 1 lần kết hợp với tỉa cành nhỏ chỉ để lại 3-4 cành lớn, sau đó tiếp tục tỉa bỏ các nụ và nhánh chỉ để lại 1 bông hoa trên 1 cành.

Bảng 4.2. Bón phân cho hoa cúc trồng chậu

Loại phân Liều lượng Thời điểm Bón lót Đất – phân – tro 1,5kg hỗn hợp/giỏ

Bón thúc lần 1 Phân bò hoai: 150 g/ giỏ Trước bấm đọt lần 1 DAP (18-46-0) 7 g/ giỏ

NPK (16-16-8) 7 g/ giỏ

Bón thúc lần 2 Phân bò hoai: 150 g/ giỏ Trước bấm đọt lần 2 DAP (18-46-0) 7 g/ giỏ

NPK (16-16-8) 7 g/ giỏ

Bón thúc lần 3 Phân bò hoai: 150 g/ giỏ Khi cây sắp ra nụ. DAP (18-46-0) 7 g/ giỏ

NPK (16-16-8) 7 g/ giỏ

Đối với các giống cúc có hoa nhỏ (cúc mâm xôi, cúc đỏ Ấn Độ…) có thể bấm đọt 2 lần: lần 1 khoảng 15-20 ngày sau khi trồng, lần 2 khoảng 20-25 ngày sau lần 1.

Có một số giống hoa cúc trồng để cắt cành có nhiều bông chưng trong bình hoa (lọ hoa) có thể không cần bấm đọt tỉa cành để giảm chi phí công lao động.

- Tưới nước: cây cúc chịu khô hạn mạnh hơn chịu úng nên cần chọn đất trồng ở những nơi khô ráo thoát nước tốt. Lượng nước tưới cần duy trì ở mức vừa đủ ẩm. Nên tăng cường lượng phân hữu cơ để tăng khả năng giữ ẩm củ đất.

- Vun xới: khi cây còn nhỏ, có thể vun xới kết hợp với bón phân nhổ cỏ chung quanh gốc. Cùng lúc với vun xới, tiến hành cắm cọc đỡ cho cây khỏi đổ ngã.

Khi cây đã lớn (khoảng sau lần bấm đọt lần thứ 2) thì không nên xới gốc mà chỉ nên nhổ cỏ, vun gốc và tỉa bỏ các lá già quanh gốc cây.

- Tỉa cành, bấm nụ: Việc bấm đọt và tỉa cành nhằm giúp cây tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cành nhánh chính và tạo tán cho cây, còn bấm nụ để bông hoa chính nở to và có màu sắc đẹp rực rỡ hơn. Trong suốt vụ hoa cần phải tỉa cành bấm nụ thường xuyên (khoảng 7-9 lần).

- Chiếu sáng:Chiếu sáng bổ sung bằng đèn có thể tác động kìm hãm hoặc thúc ra hoa sớm tùy theo từng nhóm giống. Ngoài ra, chiếu sáng bổ sung trong các tháng gần Tết (ngày ngắn) còn có tác dụng tăng chiều dài cành hoa làm tăng phẩm cấp và giá trị hàng hóa của hoa cắt cành.

4.2.7. Phòng trừ sâu bệnh:

Bệnh: Bệnh đốm lá (Cercospora chrysanthemi), Bệnh phấn trắng (Oidium chrysanthemi), Bệnh đốm nâu (Curvularia sp.), Bệnh rỉ sắt (Puccinia chrysanthemi),

Bệnh đốm vòng (Alternaria sp.),Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani),Bệnh héo vi khuẩn

(Pseudomonas solanacearum)

Sâu: Sâu xanh (Helicoverpa armigera), Sâu khoang (Spodoptera litura),

Rệp (Pleotrichophorus chrysanthemi)

Các biện pháp phòng ngừa:

- Chọn giống chống chịu sâu bệnh - Xử lý hạt giống

- Luân canh

- Tỉa bỏ lá già, bệnh. Tiêu hủy cây bệnh. Phòng trừ môi giới truyền bệnh - Không tạo vết thương khi bấm lá, tỉa cành

- Dọn dẹp tàn dư thực vật.

- Phòng trị bằng phương pháp hóa học xem phần 2.5

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)