Trang trí nội thất văn phòng, hội nghị:

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 44 - 45)

a. Dùng lẵng hoa – chậu hoa,… để làm đẹp nội thất, văn phòng,…

Các nơi như phòng triễn lãm, các nhà hàng, khách sạn… giao lưu quốc tế thì việc dùng hoa trang trí rất cần thiết, nhu cầu ngày càng tăng.

- Châu Âu: Xuất phát từ Ai Cập và cung đình La Mã – khi bày yến tiệc, hoa dùng để trang trí có mặt ở khắp nơi: treo trên tường, đường vào, cổng chào, với nhiều màu sắc.

- Nhật Bản: Cắm hoa chia làm 3 hình tượng Thiên-Địa-Nhân.Ở Nhật Bản, cắm hoa đã phát triển thành một môn nghệ thuật độc lập. Từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XIV người Nhật cắm hoa theo lối thẳng đứng, cách cắm hoa thuần túy mang tính chất tôn giáo (hoa phải ngay ngắn như lòng tin). Càng về sau thì cách cắm hoa và triết lý về hoa càng trở nên uyển chuyển và mềm mại hơn. Hiện nay có nhiều trường phái cắm hoa Nhật Bản được chia thành 2 lưu phái chính là: cắm hoa tùy hứng chia làm nhiều nhánh và cắm hoa theo lối cổ truyền là thẳng đứng.

Nguyên tắc chung là đều phải có 3 phần: Thiên-Địa-Nhân. Các cành trong lọ hoa phải giữ thế quân bình với nhau thể hiện sự hài hòa của vũ trụ. Phần trình bày hoa phải linh hoạt sống động.

b. Vật liệu và ứng dụng trang trí bằng hoa: Chậu hoa và các loại chậu cây cảnh là vật liệu cơ bản dùng để trang trí trong hội trường và quảng trường lớn, rất thuận tiện cho việc thay đổi. Các chậu hoa tùy theo yêu cầu ánh sáng mà bố trí

+ Nơi đầy đủ ánh sáng nhưng không có ánh nắng trực xạ ta có thể trồng các loại: Vạn niên thanh, vạn tuế, thiên tuế, thiết mộc lan, cọ cảnh…

+ Nơi sáng và có một lượng ánh sáng trực xạ nhất định: trồng tùng bách tán, các loại hoa trà, cam quýt, trúc đào…

CHƯƠNG 3

KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG NGHỀ TRỒNG HOA

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 44 - 45)