Cây thân thảo hoặc cây thân gỗ đều có thể cắt cành để trưng bày. Đây là một loại hình trang trí tương đối tinh tế:
- Đặc điểm: bố trí linh hoạt, cùng một lọ có thể ngắm được từ 4 mặt, có một tiêu điểm chính, không nên cắm quá nhiều, cần các dụng cụ như bình, lọ, lẵng, móp xốp, bàn chông,…
- Một số nguyên nhân làm cho hoa mau héo do dễ bị mất nước, vì không khí vào qua vết cắt làm xuất hiện bọt khí, gián đoạn ống dẫn nước và vì dịch tế bào trong thân hoa làm vết cắt bị bít kín, nước không vào được.
Ngoài ra còn có thể do vết cắt bị thối và nhiễm khuẩn do nước rửa không tinh khiết.
- Cách cắt gốc cành hoa
+ Cắt vát hoặc cắt chẻ để tăng diện tích tiếp xúc đối với cây thân thảo.
+ Cắt trong nước sôi hoặc hơ lửa để dịch cây không chảy ra ngoài, chỗ cháy tăng khả năng hút nước đối với cây thân goã.
+ Sau khi cắt xong ta cần xử lý vết cắt để cành hoa không bị thối bằng các hóa chât diệt khuẩn và hạn chế thoát hơi nước như axit baric, muối ăn, đường, vitamin… Trong nước ta có thể cho thêm than hoạt tính.
Trong khi cắt cắm cành hoa nên lưu ý một số kinh nghiệm như sau:
- Những cây hoa thân thảo gầy yếu, dùng dây kim loại để cắm vào cuống hoa. - Những loài có cánh hoa dễ rụng, có thể nhỏ vài giọt sáp vào gốc cành hoa. - Hoa nào đã thụ phấn rất dễ bị rụng, nên sớm cắt bỏ nhị đực để kéo dài hoa tươi. - Không để hoa ở những nơi nắng gắt, gió to, khói bụi.
- Miệng bình cắm không được quá nhỏ (không thoáng khí, nước dễ hỏng) - Không nên để lá ngâm trong nước.
- Thường xuyên thay nước và cắt vết cắt mới.
Các hình thức cắm hoa:
- Cách phổ thông: từ mọi hướng đều có thể thưởng thức hoặc chỉ từ một hướng. - Kiểu chậu hoa cắm: Miệng rộng, không sâu, tư thế đặc sắc. Đặt nơi cao (cửa sổ) - Kiểu chỉnh tề: chọn hoa to nhỏ vừa phải, hình dáng đẹp – ngay ngắn, dụng cụ cắm cũng phải chọn cho tương xứng phù hợp.
Phương thức cắm hoa: lưu ý 2 điều cơ bản là hài hòa và cân bằng
- Hài hòa: Khi cắm nhiều loài hoa nên chọn một loài làm trọng tâm. Khi phối hợp 2-3 màu thì chỉ lấy 1 màu làm chủ, các màu khác là điểm xuyến. Cần phải hài hòa giữa các màu sắc, giữa bình và hoa. Các gam màu sắc ấy cũng phải hài hòa với chỗ trưng bày hoa.
- Cân bằng: Đối xứng là thể hiện sự cân bằng đơn giản nhất, và thường được áp dụng cho kiểu cắm hoa chỉnh tề ngay ngắn. Đa số các trường hợp cắm hoa người ta không dùng đối xứng mà dùng quân bình động thái, là cảm giác nặng nhẹ khác nhau, thể hiện qua màu sắc, hoặc số lượng, hình thái hoa, bình cắm hoa.
+ Theo thói quen màu sắc đậm, thể tích lớn, số lượng nhiều, tư thái phồn thịnh sẽ gây cảm giác nặng. Ngược lại, màu sắc nhạt, hình thái nhỏ, nhẹ nhàng, số lượng ít sẽ tạo cho ta cảm giác nhẹ. Vì thế khi cắm hoa cần chú ý cân bằng giữa hoa và bình
+ Các hoa có màu đậm hoặc hoa to cứng thì cắm giữa bình, vào vị trí thấp.
Cần có sự biến hóa có tổ chức, có tiết tấu, vận dụng các màu sắc hoa, hình dáng, cấu trúc hoa, mức độ nở khác nhau, tạo thành thể đa dạng nhưng thống nhất.