Kỹ thuật trồng Layơn thương phẩm

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 96 - 99)

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN

4.7.3. Kỹ thuật trồng Layơn thương phẩm

Có hai cách trồng Lay ơn là trồng trong chậu và trồng ngoài đồng ruộng. Mục đích trồng chậu là để trưng bày giống, bảo tồn giống quý hiếm, hoặc để tạo giống mới. Muốn trồng với mục đích thương phẩm thì nên trồng ngoài đồng ruộng. Dưới đây chúng tôi tập trung giới thiệu cách trồng ngoài đồng ruộng.

4.7.3.1- Chuẩn bị đất trồng và xử lý tiêu độc đất:

Chọn đất: địa thế phải bằng phẳng, thông thoáng, gần nguồn nước, tưới tiêu thuận lợi, gần đường giao thông, bảo đảm độ chiếu sáng; tránh những vùng có khí Clo, Flo. Tốt nhất là chọn đất thịt nhẹ, tơi xốp và nên tránh xa đất trồng đậu để đề phòng virút. Lay ơn rất kỵ trồng liên tục nhiều vụ, vì sẽ nhanh dẫn đến thoái hoá củ nên cần bố trí trồng luân canh. Cây trồng vụ trước tốt nhất là cây họ hòa thảo hoặc lúa nước.

Quy trình xử lý tiêu độc đất có thể tóm tắt như sau:

Nếu do thiếu đất phải trồng liên tục 2 vụ thì phải xử lý tiêu độc đất. Tiêu độc bằng hoá chất có thể dùng Bromua methyl, mỗi ha dùng 100kg thuốc rắc đều vào ruộng rồi dùng nilông phủ lên trên. Hoặc dùng bột diclorua prophen 20% tiêu độc, 1ha dùng 200kg rắc đều và phủ kín trong 2 tuần bằng nilông. Cũng có thể dùng cloruacoban loại thuốc xông hơi để tiêu độc. Tiêu độc bằng phương pháp vật lý có hai cách: đốt lửa và tiêu độc bằng máy xông hơi lưu huỳnh.

4.7.3.2- Xử lý củ giống:

Sau khi lựa chọn được củ tốt, cần xử lý trước hết ngâm củ vào nước 40oC khoảng 10-15phút, sau đó thêm vào các loại thuốc sau: 0,4% Myamid, 1% disistan, 0,6% thuốc trừ nấm daconil ngâm trong 30phút rồi vớt ra, hong khô.

Kinh nghiệm nông dân Đà Lạt sau khi chọn và làm sạch, họ sẽ ngâm củ trong nước ấm hoặc trong dung dịch thuốc diệt nấm khoảng 10 phút rồi vớt ra để hong khô gió tự nhiên trong khoảng 3-5 ngày rồi mới trồng.

4.7.3.3- Phương pháp trồng:

- Thời vụ trồng: Nhiệt độ cao và thấp đều rất bất lợi với sinh trưởng của Lay ơn. Vì vậy, với thời tiết nước ta nên trồng từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 11 là vừa.

- Cách trồng: chuẩn bị đất thật kỹ theo đúng qui trình là cày lật – phơi ải – cày bừa, lên luống như thường và phải chú ý rãnh trồng phải sâu hơn (15-20cm). Khoảng cách trồng tuỳ theo độ lớn của củ giống, thông thường trồng hàng đôi.

Bảng 4.5. Mật độ trồng lay ơn Chu vi củ Số củ/m2 6-8 70-80 8-10 60-70 10-12 50-60 12-14 40-50 >14 30-40

Sau khi trồng lấp đất, đất sét lấp mỏng hơn đất thịt nhẹ, vụ Xuân lấp mỏng hơn vụ Hè, trung bình trồng sâu 5-10cm.

Ở vùng hoa Đà Lạt người trồng áp dụng 2 cách trồng Lay ơn với mật độ thưa hơn: - Trồng hàng đơn mật độ 100.000-110.000 củ/ha

- Trồng hàng đôi mật độ 140.000-150.000 củ/ha

Có thể áp dụng mật độ trồng dày hơn bằng cách lên liếp rộng 0.8-1,2 m (chiều dài tùy theo lô đất), khoảng cách giữa các liếp là 0,3m. Trồng hàng ngang trên liếp: hàng cách hàng 25 cm x cây cách cây 20 cm (mật độ khoảng 150.000 đến 160.000 củ/ha). Độ sâu trồng củ: khoảng 10 cm.

4.7.3.4- Chăm sóc:

Trừ cỏ, xới đất, bón phân, tưới nước, phun thuốc, chống đổ là những công việc cần làm để chăm sóc Lay ơn.

Trừ cỏ: phải theo nguyên tắc trừ sớm, trừ cỏ còn non và trừ sạch, có thể trừ cỏ bằng tay hay bằng thuốc. Khi trừ bằng thuốc nên chú ý đối với loại đất cát pha, cần thận trọng vì thuốc ngấm nhiều vào rễ gây hại cho cây.

Bón phân: nên bón nhiều đợt với số lượng ít Bón lót 1ha cần 50 tấn phân chuồng hoai.

Số lượng phân hoá học bón cho 1ha có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai thổ nhưỡng cụ thể, dao động trong khoảng 90-135 kgN, 110-180 kgP2Ọ5, 110-180 kgK2O. Theo điều kiện vùng hoa Hà Nội Viện nghiên cứu Rau Hoa Quả Việt Nam khuyến cáo liều lượng bón cho Lay ơn là 300 kg urea, 450 kg super lân, 150 kg cloruakali chia ra bón thúc nhiều lần (xem bảng 4.6).

Thời kỳ cây con tốt nhất là bón vào ngày nắng, lúc đất ráo nước vào khoảng 3-4h chiều. Cũng có thể phun phân lên lá để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ ra hoa và chống rụng. Thời kỳ phân hóa mầm hoa cần bón một đợt phân đạm, khi ra nụ và sau khi ra hoa cần bón lân và kali. Kinh nghiệm của người trồng hoa Đà Lạt quan sát cây Lay ơn để chẩn đoán sự thiếu hụt dinh dưỡng qua các triệu chứng như sau:

- Thiếu đạm (N): lá màu xanh nhạt, hoa nhỏ, giảm số hoa.

- Thiếu lân (P2O5): mặt dưới lá màu đỏ tía còn mặt trên có màu xanh tối. - Thiếu kali (K2O): gân lá non có màu vàng, hoa trỗ bị nghẹn lại

Bảng 4.6. Lượng phân bón thúc cho lay ơn

STT Loại phân Cách bón Lượng phân (g/m2)

1 Urê Phun lên lá, bón đất 10

2 Nitrat amoni Tưới hoặc phun lên lá 20 3 Sulfat kali Tưới, phun lên lá hoặc bón vào đất 10 4 Clorua kali Tưới, phun lên lá hoặc bón vào đất 10 5 Photphat amon Tưới, phun lên lá hoặc bón vào đất 15

6 KH2PO4 Tưới hoặc phun lên lá 0,2

7 NH4HCO3 Tưới hoặc phun lên lá 20

8 Super lân Phun lên lá 0,2

Tưới và tiêu nước:Lay ơn là cây không chịu được hạn, các phương pháp tưới nước cho Lay ơn là: Tưới trên mặt chỉ thích hợp cho tưới bồn hoa, thảm hoa, diện tích nhỏ; Tưới ngấm tức dùng ống chôn ngầm dưới đất, cách này có lợi cho cây vì cấp đủ nước; Tưới nhỏ giọt là cách tưới qua lỗ nhỏ của ống dẫn nước nhỏ từng giọt xuống đất, cách này tiết kiệm được nước. Về mùa hè nên tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối. Tất cả các giai đoạn trồng Lay ơn đều cần tưới nước đầy đủ. Về mùa mưa cần chống úng, tháo nước kịp thời.

Loại bỏ chồi phụ: Sau khi trồng khoảng 7-10 ngày, mầm cây hoa mọc khỏi mặt đất. Thường từ 1 củ giống sẽ mọc lên 1 mầm, nhưng cũng có củ sẽ mọc lên 2-3 mầm. Sau

khi trồng 20-25 ngày ta loại bỏ các chồi phụ, chỉ để 1 mầm trên 1 củ chọn mầm to khỏe nhất giữ lại. Khi tỉa, một tay ấn chặt gốc, một tay tỉa mầm, không được để long gốc cây.

Chống đổ:khi cây có 7 lá bắt đầu nhú hoa cần chống đổ cho cây. Dùng cây tre, gỗ buộc cố định cây. Hoặc dùng que cắm hai đầu rãnh luống, rồi dùng dây đan chằng các cây, hoặc có thể dùng lưới nilông luồn cây vào mắc lưới.

Vun gốc: Khi cây có 3 lá thì tiến hành vun gốc lần 1 kết hợp làm cỏ. Sau đó khi cây cao 0,4-0,5 m thì tiến hành vun gốc lần 2, đợt này cần vun đắp lên cao để chống đổ cho cây. Qua 2 đợt vun xới, đất phủ thêm lên mặt luống dày khoảng 7-12cm.

Thu hoạch:

- Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà ta có thể thu hoạch hoa sớm hay muộn. Thông thường, Thu hái Lay ơn khi hoa chưa nở còn đang nụ, chỉ 1-2 nụ hoa bên dưới hé nở là thu hoạch được.

- Khi cắt hoa cần để lại 2 – 3 lá để nuôi củ giống sau này.

- Cắt xong, dùng giấy báo hoặc giấy ximăng bao lại, để trong bóng tối và khuất gió, sau đó cho vào xô nước để bảo quản hoa.

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)