Phòng trừ bệnh cây:

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 34 - 36)

Cây bị bệnh, thân cành, lá hay một vài bộ phận của cây có những biến đổi bất thường. Nguyên nhân có thể do mầm bệnh xâm nhập hoặc do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi gây ra sự rối loạn trong sinh lý của cây dẫn đến cây chết hoặc một vài bộ phận bị

hư hỏng như vỏ cây thối, cành khô, lá vàng. Khi phát hiện các hiện tượng này, việc đầu tiên trong điều trị là chẩn đoán bệnh (bên ngoài và bên trong) một cách chính xác. Phương pháp chẩn đoán bên ngoài dễ làm, đơn giản nhưng đòi hỏi kinh nghiệm và độ chính xác không cao. Phương pháp chẩn đoán bên trong cần dùng một số phương tiện kỹ thuật (kính hiển vi), khó làm, lâu hơn, nhưng độ chính xác cao.

Các nguyên nhân gây bệnh cho cây hoa: Có thể phân thành 2 nhóm chính là nhóm bệnh không truyền nhiễm và nhóm bệnh truyền nhiễm hại cây hoa.

- Nhóm bệnh không truyền nhiễm gây ra do tác động của điều kiện ngoại cảnh hay môi trường sống của cây hoa không phù hợp như:

+ Đất đai thiếu hoặc quá thừa dinh dưỡng. + Bệnh do thiếu hoặc quá thừa nước.

+ Các yếu tố về thời tiết không thuận lợi như: nhiệt độ không khí hay nhiệt độ đất quá nóng hay quá lạnh, cường độ ánh sáng quá mạnh hay quá yếu, gió khô nóng, sương muối, mưa dầm….

+ Các chất độc do ô nhiễm môi trường ví dụ như: khói bụi nhà máy, khí thải độc hại (SO2, H2S, CO2….), nước thải nhiễm độc chất, hóa chất……

- Nhóm bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi sinh vật và có khả năng phát triển lây lan thành dịch bệnh, bao gồm: + Bệnh do virus. + Bệnh do mycoplasma. + Bệnh do vi khuẩn. + Bệnh do nấm. + Bệnh do tuyến trùng.

+ Bệnh do các loại thực vật thượng đẳng ký sinh. Các triệu chứng bệnh điển hình trên cây hoa:

- Dạng vết đốm: gồm các dạng vết hay đốm có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau do mô bị bệnh chết hình thành trên các bộ phận của cây hoa.

- Dạng thối: do cấu trúc mô tế bào bị phá vỡ dưới tác động của các men vi sinh vật gây hại với các màu sắc khác nhau kèm theo có mùi khó chịu. Loại triệu chứng bệnh này có thể là các dạng thối ướt hoặc thối khô

- Dạng héo rũ: hiện tượng cây chết lá héo rũ xanh tái hoặc héo lá rũ vàng. Nguyên nhân thường do các loại vi khuẩn, nấm hoặc tuyến trùng….hại gốc rễ mạch dẫn làm cây bị thiếu hụt nước và chất dinh dưỡng.

- Biến dạng: các bộ phận lá, thân, cành hoặc toàn bộ cây hoa bị thay đổi hình dạng khác thường như xoăn lá, cuốn lá, cây cao vống hoặc lùn thấp khác thường, ra nhiều cành nhánh.

- Thay đổi màu sắc: Lá cây hoa bị bệnh thường mất màu xanh bình thường chuyển sang màu trắng, màu xanh nhạt hoặc lá hoa loang lổ phai màu. Nguyên nhân có thể do virus Mycoplasma hoặc có thể là bệnh không truyền nhiễm do cây thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc các nguyên tố vi lượng

Sau khi phát hiện bệnh, cần khắc phục thay đổi điều kiện sống của cây nếu là bệnh thuộc nhóm không truyền nhiễm. Nếu bệnh thuộc nhóm truyền nhiễm thì tiến hành khẩn

trương các biện pháp tiêu diệt trực tiếp tại chỗ và ngăn ngừa sự lây lan, đồng thời bồi dưỡng sức đề kháng của cây. Phòng trừ, tiêu diệt mầm bệnh và chăm sóc bồi dưỡng cây luôn đi đôi để hỗ trợ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)