Phân bón và phương pháp bón:

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 27 - 34)

Bón phân nói chung là một biện pháp canh tác rất hiệu quả để tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Riêng đối với cây hoa, phân bón phải đảm bảo đầy đủ và cân đối, vì nếu đói phân cây rất dễ bị còi cọc, cành cong queo, hoa nhỏ, màu sắc nhợt nhạt, dễ bị sâu bệnh phá hại. Ngoài ra, nếu bón không đủ, không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến thời gian nở hoa và chất lương bông hoa.

Các chất dinh dưỡng cho cây hoa cũng tương tự như cho các loài cây trồng khác, có thể chia làm hai nhóm là:

- Các chất đa lượng - cây cần với số lựợng nhiều là đạm, lân và kali.

- Các chất vi lượng - cây cần số lượng rất ít như: sắt, mangan, molipden, bo, lưu huỳnh… Mỗi một nguyên tố (chất) dinh dưỡng có một chức năng rõ ràng và riêng biệt, thực hiện sự sinh trưởng và phát tnển của cây trồng. Mỗi sự thiếu hụt hay dư thừa nguyên tố dinh dưỡng là nguyên nhân của sự sinh trưởng không bình thường của cây trồng. Sự thiếu hụt này có thể do đất trồng không thỏa mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng không sử dụng được, hoặc bón mất cân đối.

Bảng 2.2. Chức năng chính của các nguyên tố

Nguyên tố Chức năng chính

Nitơ (N) Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein.Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống.

Phốt pho (P)

Có vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein.

Là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein, phospho-lipid, coenzim NAP, NATP. Là thành phần tất yếu của aminoaxit, ATP.Cần thiết cho sự phân chia tế bào, là thành phần của nhiễm sắc thể, kích thích rễ phát triển. Cần thiết cho sự phát triển của mô phân sinh, hạt và phát triển của quả, kích thích ra hoa.

Kali (K) Giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh pH, lượng nước ở khí khổng. Hoạt hóa enzim có liên quan đến quang hợp và tổng hợp hydratcarbon.

Giúp vận chuyển hydratcarbon, tổng hợp protein, và duy ra sự ổn định của nó.

Cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù, do vậy nâng cao khả năng chống rét và các điều kiện bất lợi khác của cây.

Canxi (Ca) Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường. Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể.Hoạt hóa nhiều enzim (như phospholipase, arginine, triphosphata).

Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa axit hữu cơ trong cây Magiê

(Mg)

Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp.

Là hoạt chất của hệ enzim gắn liến với sự chuyển hóa hydratcarbon, và tổng hợp axit nucleic. Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây

Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây. Lưu huỳnh

(S)

Là thành phần của các axit min chứa lưu huỳnh cũng như aminoaxit.

Liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin, biotin, thiamin và coenzim A. Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc.

Đồng (Cu) Là thành phần của men cytochrome oxydase và thành phần của nhiều enzim-ascorbic, axit axidase, phenolase, lactase. Xúc tiến quá trình hình thành vitamin A

Kẽm (Zn) Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit indolacetic.

Là thành phần thiết yếu của một số enzim. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein. Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm.

Sắt (Fe) Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất diệp lục tố trong cây. Là thành phần chủ yếu của nhiều enzim. Đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hóa axit nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa RNA hoặc diệp lục tố.

Mangan (Ma)

Xúc tác trong một số phản ứng enzim và sinh lý trong cây, là một thành phần của pyruvate carboxylase. Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.

Hoạt hóa các enzim liên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.

Bo (B). Ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim. Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển hydrat carbon được dễ dàng. Liên quan đến quá trình tổng hợp liqnin, sự phân chia tế bào, sự tổng hợp protein trong cây. Ảnh hưởng với sự lấy đi và sử dụng Ca, giúp điều chỉnh tỷ lệ K/CA trong cây.

Molypden (Mo)

Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây. Là thành phần của men khử nitrat và men nitrogenase.

Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu Clo (Cl) Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic mà ở các hạt chưa chín nó chiếm vị

trí của axit indole acetic. Kích thích sự họat động của một số Enzim và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa hydrat Carbon và khả năng giữ nước của mô thực vật.

Đạm (N) là thành phần cơ bản của chất nguyên sinh trong tế bào, quyết định sự sinh trưởng của cây. Thành phần tất cả các loại enzim đều có N, mà enzim có vai trò quyết định đến sự sống của cây. Đạm cũng tham gia cấu tạo chất diệp lục của lá, thành phần chính đảm bảo cho sự quang hợp. Nhờ vậy, vai trò của N là rất quan trọng, đối với toàn bộ cây, từ nhỏ đến lớn, nhất là cây đang trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển. N ảnh hưởng đến màu sắc của lá, màu sắc và hình dạng của hoa. Thiếu N, cây hoa dễ bị cằn cỗi, lá úa vàng, hoa không nở được hoặc xấu. Ví dụ: hoa Lay ơn, thiếu đạm thì bị đui (không ra hoa) hoặc hoa nở ra được thì cong queo, gầy. Phần lớn cây hoa ngắn ngày rất mẫn cảm đối với N, vì vậy các nhà trồng hoa thường sử dụng N để thúc hoa nở sớm, hay để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Bón đủ N, cây xanh tốt, hoa nhiều, màu sắc đậm. Nhưng

trái lại, nếu bón quá nhiều N, thân cây sẽ vống cao, yếu dễ bị đỗ, cành lá sum sê ít hoa, khả năng chịu rét, chống sâu bệnh giảm.

Lân (P2O5) cần thiết để hình thành chất Nucleoproteit của nhân tế bào. Toàn bộ cây, hoa quả, nhất là hạt đều cần nhiều lân. Đủ lân cây con mọc khỏe, tỉ lệ sống cao, khi nhổ đi giâm cây, quá trình sinh trưởng, phát triển, điều hòa bộ rễ mạnh, cành nhánh nhiều, hoa nở sớm hơn, màu sắc đẹp. Lân giúp cho cây hút đạm nhiều hơn. Bón đủ lân có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu (rét, sâu bệnh...) cho cây.

Cây thiếu lân, bộ rễ phát triển kém, cành nhánh ít, hoa ít, chóng tàn, các hoa để lấy giống thì quả lép và ít hạt, chín không đều. Đất có nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ thì lượng lân cao hơn. Khả năng hút lân khác nhau tùy vào loại cây. Cây họ đậu hút lân mạnh hơn các loại cây khác. Sự huy động lân cũng tùy tuổi cây, cây lớn hút lân mạnh hơn.

Kali (K2O) cần cho các bộ phận sinh trưởng mạnh như mầm, lá non, chóp rễ, Kali giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất đường bột trong cây. Vì vậy, nếu thiếu Kali thì củ hạt sẽ kém, màu sắc hoa không được tươi thắm, hoa mau tàn, K còn giúp cho cây chịu hạn, chịu rét mạnh hơn. Cùng với lân, K đảm bảo quá trình quang hợp của cây có hiệu quả. Đối với những loài hoa nhân giống bằng củ như Lay ơn, thược dược, loa kèn..., thì vai trò của K rất rõ ràng, vì ngoài tác dụng tham gia cấu tạo toàn bộ cơ thể cây, còn tham gia cấu tạo chất dự trữ trong củ giống.

Các loại chất dinh dưỡng cây cần rất ít gọi là phân vi lượng gồm có: sắt, kẽm, bo, magiê, mangan, đồng, molipden,… Những chất dinh dưỡng này, tuy cần rất ít nhưng không thể thiếu, không thể thay thế được, nếu thiếu cây sẽ bị vàng úa, suy yếu, dễ bị bệnh. Các chất dinh dưỡng vi lượng này có trong đất, tuy vậy có nơi thiếu nên cần phải bón bổ sung.

Canxi (Ca): tham gia vào quá trình trao đổi chất, có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ. Thiếu Ca cây hoa lá bị vàng và có nhiều vết thối, cây bị còi cọc. Bón đủ Ca sẽ làm gia tăng sự nở hoa và tăng độ bền của hoa

Phân bón cho hoa

Phân hữu cơ: thường dùng là phân xanh, khô dầu, xác bã của các cơ thể, các chất bài tiết của động thực vật. Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây đồng thời cung cấp chất mùn cải tạo lý tính của đất. Phân hầm cầu, nước tiểu là loại phân có tỉ lệ đạm cao, trong đó chủ yếu là đạm amoni (NH3) dễ tiêu. Do đó, hiệu quả của phân hầm cầu, nước tiểu nhanh, nhưng sau nhiều năm sử dụng có thể tích lũy các chất muối làm cho đất bị chua dần và chai cứng. Phải bón phối hợp với các loại phân chuồng để đảm bảo hóa lý tính của đất.

Phân hữu cơ có một số nhược điểm: cây hút chậm, khối lượng vận chuyển lớn

Tro: là loại phân có chứa Kali (K) dưới dạng carbonat kali, cây dễ hấp thu. Ngoài K, trong tro còn có Ca nên có thể dùng tro bón cho đất chua. Trong sản xuất, người trồng hoa có thể sử dụng nhiều loại tro, ví dụ như tro trấu, tro bếp, tro mặn… Trước khi sử dụng cần ngâm và rửa tro để loại bỏ bớt các chất độc tố… Tro trấu thường được sử dụng như một loại giá thể để tăng tính giữ nước, tăng độ xốp nhẹ của đất trồng cây trong chậu, liều lượng sử dụng phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất.

Phân hóa học: thành phần chính là các chất đa lượng NPK (đạm:lân:kali), cây dễ

hấp thụ, hiệu quả nhanh, có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao hơn phân hữu cơ, dễ vận chuyển. Nhưng nếu bón không hợp lý sẽ làm đất hóa chua, hóa kiềm, hoặc chai cứng. Cần lưu ý các đặc điểm của một số loại phân hóa học thông dụng:

- Sunfat đạm là loại phân có tính axit. Trên đất chua, phải bón vôi trước.

- Nitrat đạm không gây chua đất hoặc chua tạm thời. Không nên bón ở đất ẩm ướt quá vì nitrat rất dễ bị rửa trôi.

- Nitrat Natri là loại phân kiềm, dễ bị rửa trôi.

- Urea có tỉ lệ đạm cao (46%N), là loại phân kiềm, dùng bón thúc rất tốt, hoặc phun trên lá. Do urea có tỉ lệ đạm cao, không nên bón nhiều và tập trung một chỗ vì nồng độ đạm cao có thể làm tổn thương rễ hay thối củ.

- Supe lân dễ tan trong nước, có thể bón với số lượng nhiều. - Apatit lân dùng để bón tốt nhất trên các loại đất chua mặn.

- Phân lân nung chảy (lân thủy tinh) là loại phân kiềm, dùng bón đất chua rất tốt. - Clorua Kali khi bón vào đất, ion K+bị rễ cây hút còn lại ion Cl-

làm chua đất. Do đó, bón KCl cần có biện pháp khắc phục đất chua.

- Sunfat Kali dễ tan trong nước, có thể dùng trên nhiều loại đất, nên dùng để bón lót

Phương pháp bón phân cho hoa:

Kỹ thuật bón phân cho hoa cũng như các loại cây trồng khác tương đối phức tạp vì nó liên quan đến nhiều yếu tố. Bón đúng phương pháp thì sẽ tăng số lượng và phẩm chất hoa, tiết kiệm phân, bồi bổ kết cấu đất, góp phần điều khiển ra hoa…Trái lại, nếu bón không đúng phương pháp thì vừa lãng phí vừa làm cây phát triển không cân đối.

Cơ sở khoa học của chế độ bón phân hợp lý là phải xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng:

- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. - Đặc điểm của đất.

- Lượng phân bón, cách bón, thời kỳ bón, khả năng hấp thụ của bộ rễ và thời tiết trong vụ sản xuất hoa.

- Tác động của phân bón đến chất lượng hoa.

- Ảnh hưởng của phân bón đến kết cấu đất và đối với các vụ tiếp theo.

Trong các yếu tố đó quan trọng nhất là cần bón phân đúng lúc cây đang có nhu cầu. Bón đúng liều lượng là bón theo nhu cầu của cây, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn gây hại cho cây. Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, thời kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa.

Bón phân theo mùa, mùa xuân-hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít sang mùa đông thì không cần bón phân. Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều nhất thiết không được bón quá: nhiều, quá đặc. Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1- 2 tuần bón 1 lần, sau lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón.

Nên bón phân vào lúc chiều mát, mùa hè nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ. Hoa trồng trong chậu không nên bón nhiều phân hóa học vì dễ làm cho đất kết von.

Phải chú ý đến lượng phân cho từng loài cây hoa. Ví dụ như cây hoa quế, hoa trà ưa phân heo, kỵ phân hầm cầu và nước tiểu. Hoa trà, hoa đỗ quyên nguồn gốc từ phía Nam kỵ phân có kiềm; hàng năm phải tỉa cành nên bón thêm phân lân phân kali theo tỷ lệ nhất định.

Khi bón phân hữu cơ nhất thiết không bón phân chưa hoai, phải bón đúng lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nếu không rễ cây sẽ bị cháy lá cây chết khô.

Bảng 2.3.Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng

Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng

Đạm (N) Sinh trưởng còi cọc. Xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Tiếp đó là các lá già bị chết hoặc bị rụng tùy theo mức độ thiếu.

Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều.Hàm lượng protein thấp,

Lân (P) Cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến lam lục, rễ bị kìm hãm. Khi thiếu trầm trọng lá và thân có vết tím, thân mảnh.

Kali (K) Úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó các triệu chứng này dần phát triển vào phía trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào.

Cây phát triển chậm và còi cọc. Thân yếu, cây dễ bị đổ ngâ.

Canxi (Ca) Thiếu canxi thường ít thấy trên đồng ruộng vì các ảnh hưởng phụ gắn liền với độ chua hạn chế sinh trưởng. Các lá non của cây mới trồng thường bị ảnh hưởng trước tiên. Chúng bị biến dạng, nhỏ và có màu xanh lụa sẫm không bình thường.

Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái. Rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. Đỉnh sinh trưởng bị khô khi thiếu nắng. Chồi và hoa rụng sớm. Cấu trúc thân bị yếu.

Ma giê (Mg)

Lá già bị đốm vàng lan rộng, cây hoa thường nhỏ, giòn, dễ gãy

Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. Khi thiếu trầm trọng có thể bị khô và chết. Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cọng lên.

Ở một số loại hoa có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam, đỏ hoặc tía. Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công, thường bị rụng lá sớm.

Lưu huỳnh (S)

Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt. Thân cứng, hóa gỗ sớm và đường kính thân nhỏ. Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa.

Kẽm (Zn) Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống). Ở ngô, từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc màu đỏ tía giữa các gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá.

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 27 - 34)