Giống và nhân giống: Sự phân loại các giống trong loài hoa thược dược dựa

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 82 - 84)

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN

4.5.2. Giống và nhân giống: Sự phân loại các giống trong loài hoa thược dược dựa

trên các đặc điểm hình thái hoa. Các nhà chọn giống châu Âu đã lai tạo và hình thành nên các loài hoa thược dược mới từ loài Dahlia coccinea ban đầu, như các loài Dahlia Juarezii, Dahlia bipinnata Dahlia variabilis. Đây là các loài lai, một số loài có kích thước sinh khối (thân, cành, lá, hoa) lớn là nhờ có cấu trúc di truyền đa bội (nhiều hơn 2n), các loài có kích thước khổng lồ có thể có cấu trúc di truyền đến bát bội (8n).

Đa số các giống hiện đại được lai tạo có tán cây gọn, thấp vừa, hoa nở tập trung và tươi sáng.

4.5.2.1. Giống:

Giống thược dược hiện có 5 nhóm:

- Thược dược cánh dẹt (show vả fancy dahlia). Loài fancy cánh hoa có sọc vằn. Đây là nhóm thược dược được các nhà chọn giống Anh sưu tầm chọn tạo.

- Thược dược xương rồng (Dahlia Cactus) cánh hoa nhọn và cuốn đây là những giống được các nhà chọn giống Hà lan chọn tạo đầu tiên.

- Thược dược tổ ong (Dahlia Pompon) đây là những giống được các nhà chọn giống Đức chọn tạo đầu tiên.

- Thược dược lùn hay Dahlia lùn nhiều màu và sặc sỡ, chịu đựng thời tiết bất thuận, khỏe. Còn được gọi là thược dược kiểng gốc Mỹ (America) Decorative Dahlia.

- Thược dược lai Dahlia Hybisty

Ngoài ra còn có thể phân thành 3 loại thược dược theo phản ứng quang chu kỳ là: - Ngắn ngày, hoa màu cánh sen, 45-50 ngày có hoa.

- Trung bình, hoa màu trắng, 50-55 ngày có hoa. - Dài ngày, hoa màu da cam, 55-60 ngày có hoa.

Tuy nhiên, khi điều kiện thời tiết thay đổi thiếu sáng (trời nhiều mây, âm u...) thời gian trổ hoa có thể kéo dài thêm 10 ngày. Do đó cần theo dõi để điều chỉnh kịp thời các thao tác kỹ thuật như bấm đọt, tỉa cành nhánh. Đặc biệt nên tỉa bớt nụ chỉ để lại 6-8 nụ hoa trên một cây, hoa sẽ nở to và đẹp.

4.5.2.2. Kỹ thuật nhân giống: Có thể nhân giống bằng hạt, củ, tách cây, giâm chồi và giâm đọt non, trong đó phương pháp giâm đọt non là phổ biến nhất.

- Nhân giống hữu tính bằng gieo hạt, thời gian từ gieo đến ra hoa tương đối dài (100-120 ngày). Hạt gieo sẽ nảy mầm sau 7-8 ngày nếu trời lạnh có thể đến 10 ngày, có thể bứng cây con đi trồng lại sau 20-25 ngày. Hiện nay việc gieo hạt chủ yếu chỉ thực hiện khi lai tạo được giống mới bằng thụ phấn. Ngoài ra trong sản xuất, nhân giống bằng hạt chỉ áp dụng với thược dược hoa đơn và các giống lai F1.

+ Trước hết giâm củ cho mọc chồi, sau đó tách chồi giâm lại để nhân thêm cây con. Cứ 20-25 ngày có thể tách một đợt, đọt non giâm lại. Một củ có thể cho tới 50 mầm non suốt một mùa. Khi giâm củ phải xem trên củ có còn mắt lá nào không, nếu không còn thì củ chỉ ra rễ chứ không cho mầm.

+ Giai đoạn 2, giâm tược non mỗi khi tỉa đọt non từ củ như sau. Các chồi non được tách từ các cây mẹ rồi đem giâm vào chậu hay liếp giâm đã được chuẩn bị sẵn (bón phân lót, xử lý đất...), tưới đẫm nước. Sau đó duy trì ẩm độ vừa đủ lưu ý không tưới nhiều quá tránh úng ngập, sau 3 tuần đọt non ra rễ và 2 lá thật là có thể đem ra ngoài trồng

- Nhân giống bằng chồi mầm hoặc chồi ngọn, chồi nách thường được thực hiện cho các giống hoa kép. Khoảng tháng 4-5 khi cây thược dược không cho hoa nữa thì cắt bỏ thân, chừa lại 20-30cm, đánh cây cả bầu, cất vào chỗ râm mát hoặc giũ đất bó thành từng bó, cất vào trong nhà. Đầu tháng 8 trồng gốc và củ, nhớ rằng nếu mất đoạn gốc cây, tự củ không thể phát chồi mầm được chăm sóc tốt, sau 15 - 20 ngày từ các đốt thân mọc lên các chồi mầm.

Cứ 12 - 15 ngày lấy chồi mầm một lần đem giâm. Nếu đất ở nơi cao ráo, để nguyên cả cây, mùa hè cần có các cây cao để che râm. Tháng 7 - 8 cây phát chồi mầm, tách lấy chồi có 4 - 6 lá, lưu ý lấy luôn cả một gốc chồi bám vào thân cây mẹ mới mau ra rễ. Cũng có thể cắt ngọn cây. Ngày xưa, người ta còn chẻ chân chồi mầm thành 2 - 4 để cho ra rễ nhiều.

Giâm vào khay cát hay nền cát tươi ẩm và chen nắng. 6 - 7 ngày chồi mầm ra rễ. Chọn cây có rễ "răng cá”, tức là rễ mới ra còn trắng sữa đem trồng, cây sẽ khỏe mau hồi phục và sinh trưởng phát triển tốt.

- Nhân giống bằng tách cây: Nếu trồng số lượng nhỏ có thể áp dụng phương pháp chia tách cây như sau. Tương tự như phương pháp nhân giống bằng cách giâm chồi Khoảng tháng 4-5 khi cây thược dược không cho hoa nữa thì cắt bỏ thân, chừa lại 20- 30cm, đánh cây cả bầu, cất vào chỗ râm mát hoặc giũ đất bó thành từng bó, cất vào trong nhà. Đầu tháng 8 tiến hành chia tách cây đem đi trồng. Từ một cây có thể chia thành 3-4 cây, mỗi cây có 1-2 chồi gốc và củ. Sau khi trồng, cần che mát cho cây để hạn chế ánh sáng trực xạ khi cây bén rễ thì dỡ bỏ mái che hoàn toàn.

3.4.3. Kỹ thuật trồng:

Cũng như đã số các cây họ cúc, thược dược cũng đòi hỏi điều kiện nhiệt độ thấp và ánh sáng ngày ngắn để ra hoa, nên thời vụ chủ yếu là vụ Đông xuân. Thược dược cho hoa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau..

Thược dược có thể được trồng trong chậu hay trồng ra trên đất. Đất trồng thược dược nên chọn đất đen hay đất cát pha. Do rễ ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, sâu, màu mỡ, độ pH trung tính.

Mật độ trồng hoa thược dược ra đất tùy theo giống, có thể áp dụng mật độ 40x45cm. Đào hốc bón phân lót xuống sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên trước khi trồng 1-2 ngày..

Bón phân: Cũng như hầu hết các cây hoa thời vụ khác, cây hoa thược dược cần được bón lót phân rác mục và phân chuồng thật hoai. Phân hoá học nên sử dụng loại phân có hàm lượng theo tỉ lệ NPK cân đối (ví dụ 15:15:15).

Bón thúc 2-3 lần tùy theo mức độ sinh trưởng của cây trồng mạnh hay yếu. Chủ yếu nên bón thúc lần 1 sau khi trồng 20-25 ngày và lần 2 khi cây có nụ để nuôi hoa.

Ngoài ra có thể bón thúc vào giữa 2 đợt bón chính này 1-2 lần bón bổ sung nếu cây sinh trưởng yếu.. Bón thúc có phân hóa học, bánh dầu, phân cá. Liều lượng bón phân lệ thuộc vào giồng trồng ví dụ một số giống hoa màu đỏ cờ bón nhiều phân quá cây sinh trưởng mạnh nhưng cho hoa kém, còn đối với giống hoa màu cánh sen thì thiếu phân cây không ra hoa được và hay bị bệnh. Theo kinh nghiệm nông dân miền Bắc bón thúc bằng phân hầm cầu pha loãng tưới lên cây sẽ làm cho màu hoa tươi đậm và rực rỡ hơn.

Bấm ngọn, tỉa nhánh.

Để cho hoa nở đúng dịp tết, người ta thường trồng cây con vào đầu tháng 10 âm lịch rồi dựa vào các giống mà canh ngày bấm ngọn. Thí dụ: giống cánh sen cần bấm ngọn trước 45 - 47 ngày, giống trắng Hà Nội, trắng Hải phòng, màu da cam, màu gạch cua bấm ngọn trước 50 - 52 ngày. Các giống đỏ, huyết dụ, tiết dê bấm ngọn trước 60 - 65 ngày.

Cần lưu ý thêm cách bấm ngọn, bấm một búp và một đôi lá là bấm nông, một búp và 2 - 3 đôi lá trở lên là bấm sâu. Bấm nông, các nhánh phát triển nhanh áp dụng vào những năm rét đậm. Cây có thể lâu cho hoa, bấm nông sẽ mau cho hoa.

Mỗi cây chỉ để 4 - 6 thân, tỉa bỏ hết các mầm nách, mầm gốc, cần hái bỏ hết chân lá vàng già, rồi cắm cọc và buộc vòng giữ cây làm cho cành thẳng. Khi cây có nụ, nếu căn ngày chính xác, chỉ để một nụ lâu cho hoa to. Nếu không, cần để một nụ bên thay thế nếu hoa trên nở sớm. Cũng có thể để mỗi hoa kèm theo một nụ cho đẹp.

Các thao tác chăm sóc khác:

- Nhổ cỏ, vun gốc và tưới giữ cho đất luôn đủ ẩm, rất hạn chế xới đất để tránh đứt rễ.

- Tưới nước giảm nhiệt 2 lần/ngày, sáng sớm và chiều mát để tránh bị cháy nắng. - Cắm cây, hay căng dây đỡ thân cây hoa thược dược đứng thẳng.

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)