KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN
4.7.4- Thu hoạch, bảo quản củ:
Sau khi thu hoa cần chừa lại mỗi cây 2-3 lá, tiếp tục chăm sóc (tưới nước, làm cỏ, bón thúc), sau 65-70 ngày khi lá chuyển màu vàng thì thu hoạch củ để làm giống. Ngừng tưới nước trước khi thu củ 10-15 ngày, thu vào những ngày nắng ráo. Dùng cuốc đào xung quanh rồi nhổ củ từ từ, tránh làm đứt củ con. Sau khi nhổ lên dùng kéo cắt sát gốc cách cuống củ 0,5-1cm, không được dùng tay vặn củ làm xây sát củ, nhặt củ lớn, củ nhỏ riêng. Mỗi cây thu 1 củ lớn, 4-5 củ trung bình, 10-30 củ nhỏ. Thu xong phân loại theo kích cỡ, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Xử lý củ: có thể bằng hai cách phơi khô: Hong khô ngoài trời bằng cách trải củ trên chiếu, cót,…thường xuyên đảo trộn cho đều. Hoặc hong khô trong nhà bằng cách trải trên lưới sắt, lưới nilông, mở hết cửa thông gió. Sau khi hong khô nên cắt bỏ rễ bám quanh củ nhằm tăng hiệu quả bảo quản.
Bảo quản củ: có nhiều cách, có thể bảo quản bình thường trong thời gian khoảng 7 tháng, để nơi thoáng gió, khô ráo, nhiệt độ tốt nhất từ 1-50C; bảo quản trên giàn bằng cách dùng hợp kim nhôm làm giàn cách mặt đất 60cm, cứ 30cm thành một tầng và đặt củ lên; bảo quản trên khay bằng gỗ ván dài 70cm, rộng 50cm, cao 10cm, mỗi khay đựng được 15- 20kg củ; bảo quản trong túi nilông mỗi bao khoảng 30kg củ rồi đặt lên giá đỡ. Cũng có thể bảo quản củ trên những giàn tre (giống như giàn bảo quản khoai tây giống), trong các tấm sàng đan bằng tre loại to. Một số giống cần được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3-40
C, độ ẩm không khí 75-80% trong vòng 2 tháng.
Đối với các vùng nóng thường trồng Lay ơn vào mùa thu đến cuối tháng 3 thu hoạch. Củ Lay ơn trong điều kiện tự nhiên ngủ nghỉ khoảng 6 tháng, vì vậy nếu bảo quản không tốt tỷ lệ hư hao sẽ rất lớn. Vì vậy, khi bảo quản cần phải chọn củ to chắc, không có vết sâu bệnh, bầm dập, khay chứa củ phải để trong kho lạnh, cách mặt đất 30cm. Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ để phát hiện củ thối và nhặt riêng ra.
Sâu hại:
+ Các loại sâu ăn lá và hoa như: sâu đo, sâu đất, sâu xanh + Rầy mềm chích hút nhựa cây và truyền bệnh virus.
Bệnh hại:nguy hiểm nhất là bệnh héo rũ phát triển mạnh khi thời tiết ẩm ướt - Bệnh trắng lá: do nấm Septoria sp. gây ra. Thường gây hại trên lá già hoặc lá bánh tẻ, ban đầu vết bệnh chỉ như mũi kim chân , sau đó lan dần. Sử dụng Anvil 5 SC để phun phòng trị.
- Bệnh thối xám: do nấm Sclerotinia sp. gây ra, vết bệnh lúc đầu màu nâu vàng, gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh thối nhũn (không có mùi), bệnh làm thối lá, vàng lá và thân. Sử dụng Daconil 500 SC để phun phòng trị. Hoặc sử dụng Benlate để xử lý củ Lay ơn với nồng độ 2‰ trong thời gian 30 phút để phòng bệnh thối xám
- Bệnh héo vàng: do nấm Fusarium sp. gây ra, bệnh thường xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ cây hoa, thường có màu nâu làm khô tóp gốc thân.
- Bệnh héo vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn gây nên, làm thối gốc rễ. Vết bệnh có hình bất địng, ủng nước, lá cây héo rũ. Cần vệ sinh vườn sạch, chọn những chân đất cao, khô ráo dể trồng hoặc có thể sử dụng Streptomicin 100 – 150 ppm để phun phòng ngừa.
- Hiện tượng hoa mù: Khi trồng hoa lay ơn mà quá thời gian nhưng không thấy ra hoa, người ta thường gọi là hoa mù. Hiện tượng này xảy ra nhiều vào mùa đông, mùa xuân.
+ Nguyên nhân: do thiếu ánh sáng và nhiệt độ thấp làm cho mầm hoa không nhú ra được.
+ Khắc phục: khi chọn giống, nên chọn giống ra hoa nhiều và những củ có chu vi lớn hơn 2cm, bỏ mầm phụ chỉ để lại một mầm chính trên 1củ (trồng bằng củ); lúc phân hoá mầm hoa (khi cây có 2- 3 lá) cần chiếu sáng bổ sung vào ban đêm, mỗi đêm chiếu 4 tiếng đồng hồ (từ 22h đêm đến 2h sáng hôm sau). Cứ 4 m2 treo một đèn 100 W, cách cây 0,5m ở phía trên và chiếu liên tục 1 – 2 tuần.
Hoặc vào thời kỳ cây nhạy cảm với nhiệt độ thấp (khi cây có 2 – 5 lá) nếu gặp rét thì dễ bị mù, phải dùng ống dẫn nhiệt để tăng nhiệt độ lên tới 12 – 150
C. Ngoài ra, có thể bố trí trồng thưa để tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, xung quanh vườn không được có vật che sáng, đảm bảo ánh sáng tối đa cho cây.