Ứng dụng trong trang trí đô thị Cây xanh đô thị ngoài việc gây trồng cây bụi, cây lớn ven đường đi còn trồng các loại cây, hoa thảo, cỏ và thực vật che phủ mặt đất.

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 42 - 44)

bụi, cây lớn ven đường đi còn trồng các loại cây, hoa thảo, cỏ và thực vật che phủ mặt đất. Có thể áp dụng các biện pháp trồng hoa như:

* Trồng hoa ngoài đất trống: Làm đẹp cảnh quan, làm tăng màu sắc bố trí các giàn hoa, đài hoa, khóm hoa và các vòng tròn hoa, một số hoa thảo thân bò còn có thể trồng chậu đặt lên các cột trang trí (chiều cao cây từ 7-20cm).

* Hoa trên giàn: Thường được bố trí ven đường và ở các quảng trường. Có thể bố trí một giàn đơn độc hoặc theo dãy, ngoại hình đa dạng, bên trong là các hoa văn đối xứng, giàn luôn tươi và ngay ngắn chỉnh tề, hoa giàn chọn cây hoa thấp, sinh trưởng gọn,

khóm hoa dày đặc có màu sắc tươi đẹp. Cần bố trí phối cảnh để thuận tiện cho việc trồng và thay thế, chọn một loài hoa trong 1-2 năm.

Trong cả 2 trường hợp cần sắp đặt khác nhau có thể biểu hiện được hoa văn.

- Không cần nhiều chủng loại, mô hình đơn giản nhưng hoa cần phải tinh khiết, tươi và cấu trúc đối xứng để đạt hiệu quả tốt. Cần chọn màu sắc đẹp, hoa dày để khi hoa nở rộ thì chỉ nhìn thấy hoa mà không thấy lá.

- Phối hợp tốí đa 3 màu. Giữa giàn hoa có thể chọn loại hoa tương đối cao, ngay ngắn (hoa họ Nghệ, họ Rong, khóm vạn tuế, cọ..), xung quanh bố trí các loại thấp hơn làm đường viền hoặc dùng cỏ thường xanh.

* Vòng tròn hoa tạo cảnh:

- Lấy khóm cây, tổ hợp cây, hàng rào cây tương đối thấp làm phối cảnh.

- Phối trộn loài theo khối cụm: cân nhắc màu sắc – hình hài, bố trí theo kiểu điều hoà và theo kiểu so sánh để làm nổi bật ý đồ tương ứng. Hàng rào cây phải đổi theo mùa.

* Đài hoa:

- Trồng cao hơn mặt đất tương tư như hoa giàn nhưng thường nhỏ hơn, thường đặt giữa hai vườn, hai bên góc nhà và chân tường, nơi tiếp giáp hai công trình kiến trúc, dưới cửa sổ và bên cửa ra vào.

- Tùy theo hình thức và bối cảnh mà bố trí khác nhau: diện tích nhỏ hẹp nên bố trí một loài hoa. Do đài cao hơn mặt đất nên hoa thường dày rậm, chọn loài lá rũ xung quanh bờ tường, giàn hoa mọc theo khóm

- Tùy phong tục tập quán từng nơi, từng khu vực….

* Hàng rào hoa và khung giàn hoa: Thiên lý tím, bìm bìm, kim ngân, các loài cây sinh trưởng nhanh.

Bãi cỏ và thực vật che phủ mặt đất: thường chiếm diện tích lớn trong cây xanh đô thị, trang trí đường giao thông, công trình kiến trúc. Chúng còn có tác dụng phòng chống xói mòn, tăng độ ẩm không khí, một số còn có giá trị y học làm thuốc.

a. Bãi cỏ để thưởng thức: Bãi cỏ ở quảng trường, giải phân cách xa lộ…Chủ yếu yêu cầu có màu xanh - có tính thưởng thức cao: cỏ thân lá nhỏ, thấp, có thể trồng chung các loại cỏ khác nhau.

b. Bãi cỏ vui chơi: Thường bố trí nơi có độ dốc không lớn, diện tích sườn dốc rộng rãi phù hợp cho các hoạt động vui chơi giải trí. Yêu cầu chịu được giẫm đạp, thân lá cỏ không làm bẩn quần áo. Chiều cao cỏ thường thấp. cỏ mọc lên bằng phẳng.

c. Bãi cỏ giữ đất và che phủ:

- Những loại cỏ giữ đất nơi đất dốc cần có đặc điểm là có sức đề kháng mạnh, thích hợp trên mọi điều kiện: chịu hạn, chịu đất nghèo xấu, chịu bóng, chịu ẩm….

- Sau khi trồng, khả năng tái sinh mạnh thể hiện qua hạt và thân bò. - Không độc hại với người và gia súc, không có mùi vị đặc biệt.

- Có sức đề kháng nhất định với khí hại nếu trồng xung quanh nhà máy.

Chăm sóc hoa thảo trong cây xanh đô thị:

a. Trồng và thay đổi hoa:

- Trong một năm khoảng 4 đến 10 tháng thay hoa một lần. Đây là một công việc rất tốn công vì thế không nên lạm dụng quá mức.

- Ngày tết ngày lễ cũng xếp hoa trang trí.

- Loài hoa rễ củ thường trồng vào mùa xuân và mùa thu, trồng thẳng xuống đất, không nên trồng chậu. Để kín đất người ta trồng xen các loại củ rễ chùm mọc thành cụm: Tuylíp, thủy tiên, hoa ly: 3 năm mới đào lên trồng lại 1 lần.

- Các loại hoa khóm thì có thể 2-3 năm hoặc 5-6 năm mới trồng lại 1 lần.

* Đất đai: phần lớn các loại đất đều phù hợp cho nhiều loài hoa, trừ đất ô nhiễm công nghiệp và trừ những loài hoa cá biệt mới cần cải tạo đất.

- Phân bón: các đài hoa và giàn hoa thì không cần bón. Mùa hoa dài phải bón thúc 1 –2 lần trong một năm (đối với hoa trồng thẳng xuống đất)

- Thực vật che phủ (bãi cỏ): cũng cần bón phân.

b. Tu sửa và chỉnh lý: Thường xuyên phải bỏ lá vàng, hoa héo, hái quả, cắt cành. Đối với những cây dễ ngã cần làm giàn và cắm vè. Phòng chống sương muối.

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa (Trang 42 - 44)