Kiến nghị với Tập đoàn Điện lựcViệt Nam EVN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 144 - 147)

- Giảng viên có trình độ đại học

3. Thời điểm xác định các tiêu chí này là ngày 31 tháng 12 hàng năm

3.5.2 Kiến nghị với Tập đoàn Điện lựcViệt Nam EVN

Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và “bảo lãnh” cho các trường Cao đẳng trong các hoạt động hợp tác, tìm kiếm các nguồn lực phát triển từ bên ngoài.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét cấp kinh phí bổ sung cho các trường. Đề nghị Tập đoàn kiến nghị với Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan về cơ chế tài chính cho các trường thuộc Tập đoàn, để các trường tồn tại và phát triển, đóng góp cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nói chung và cho ngành Điện lực nói riêng.

Hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tập đoàn tạo điều kiện để trường được tham gia các đề tài NCKH , giáo viên của các trường có điều kiện học tập ở nước ngoài nâng cao trình độ.

Tập đoàn cần có cơ chế tài chính để tạo tính chủ động và linh hoạt trong điều hành hoạt động của các trường. Cho phép các trường được chủ động hơn nữa trong đào tạo và quản lý. Chế độ tiền lương phải thực sự khuyến khích được người lao động, tiền lương phải tương xứng với sức lao động bỏ ra và hiệu quả đào tạo mang lại chứ không bị ràng buộc bởi những quy định mang tính bao cấp.

Trường HEPC đang thực hiện các dự án đầu tư xây dựng như: Khối nhà lý thuyết thực nghiệm J1- 9 tầng với tổng mức đầu tư hơn 50 tỷ đồng, các dự án cơ sở 2 với diện tích hơn 15 hecta của các trường, ... Các dự án này các trường đã tốn rất nhiều thời gian, công sức để thực hiện các thủ tục đầu tư. Các trường đề nghị Tập đoàn bố trí nguồn vốn cho các dự án này.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Từ những lý luận về phát triển nguồn nhân lực ở chương 1, các bài học kinh nghiệm từ các nước kết hợp với việc phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng ở chương 2 đã đánh giá những mặt làm được cũng như những mặt yếu kém còn tồn tại trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại các trường. Chương 3 đã trình bày những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này cho các trường cụ thể như sau:

1. Giải pháp hoàn thiện chính sách tuyển dụng để phát triển nguồn nhân lực 2. Giải pháp hoàn thiện chính sách bố trí, sử dụng nhân sự để phát triển nguồn nhân lực

3. Giải pháp hoàn thiện chính sách đánh giá nhân sự và chính sách thăng tiến để phát triển nguồn nhân lực

4. Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 5. Giải pháp hoàn thiện chính sách lương để phát triển nguồn nhân lực 6. Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất

KẾT LUẬN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ để xây dựng thành một tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh đa lĩnh vực. Để thực hiện được mục tiêu trên thì yêu cầu phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao và đa dạng là hết sức cần thiết. Đây là thuận lợi nhưng cũng là thách thức lớn đối các các trường trong ngành.

Hiệu quả hoạt động luôn được đi kèm một mô hình quản lý phù hợp. Do đó, thị trường nhân lực, chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức là ba thực thể được gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình tồn tại và phát triển.

Chính vì vậy việc đề ra hệ thống các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các trường, tác giả mong muốn sẽ có những đóng góp về những lý luận cơ bản trong công tác đào tạo cao đẳng và trung cấp, trên cơ sở đó áp dụng vào thực tiễn để phân tích thực trạng đào tạo các trình độ trên tại các trường từ đó đề xuất các giải pháp khả thi để

hoàn thiện công tác đào tạo cao đẳng và trung cấp của các trường, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho các trường phát triển tốt, ổn định hơn và củng cố vững chắc thương hiệu.

Tác giả hy vọng, luận văn sẽ góp phần làm nền tảng cho những giải pháp phát triển nguồn nhân lực thực tế của các trường. Trong chiến lược phát triển, tầm nhìn và sứ mạng là định hướng, các mục tiêu nêu ra là cơ bản, còn những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp chính là những bước đi cụ thể. Sau 02 năm thực hiện giải pháp sẽ soát xét lại và điều chỉnh giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với điều kiện thực tế. Hằng năm các trường sẽ cụ thể hoá các giải pháp này theo kế hoạch năm học và sẽ được thực hiện một cách chi tiết theo kế hoạch đào tạo của các trường.

Việc thực hiện những giải pháp phát triển nguồn nhân lực nêu trên sẽ đem lại cho các trường, người học và đơn vị sử dụng lao động các lợi ích đáng kể, từ đó góp phần tạo thương hiệu tốt và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các trường.

Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, để giải quyết vấn phát triển chất lượng cần có các giải pháp đồng bộ từ nhiều phía: Nhà nước, EVN, các trường, các đơn vị sử dụng lao động và của cả xã hội.

Luận văn chắc rằng vẫn còn những hạn chế không thể tránh khỏi trong những giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng thuộc EVN, rất mong được sự đóng góp để luận văn được tốt hơn.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w