6. Kết quả nghiên cứu
1.3.2 Về môi trường vi mô:
Khách hàng: khách hàng của các trường chủ yếu là khách hàng trong nước.
Khách hàng gồm cá nhân và tổ chức:
Người học và cha mẹ học sinh (học sinh vừa tốt nghiệp PTTH, người lớn có nhu cầu đào tạo, cán bộ đào tạo lại đào tạo nâng cao)
Thị trường lao động trong nước, các đơn vị Điện lực, các công ty đơn vị sử dụng điện công nghiệp...
Thị trường lao động ngoài nước: lực lượng lao động ngành điện lực của một số nước lân cận như Campuchia, Lào...
Các đối tác hợp tác đào tạo: các trường khác, các công ty trong và ngoài nước có quan tâm hợp tác đào tạo.
Giáo viên, cán bộ công nhân viên, đội ngũ trợ giúp trong trường.
Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội, công nghệ...yêu cầu đào tạo của khách hàng ngày càng đa dạng, thuộc nhiều trình độ, nhiều độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp khác nhau. Khách hàng ngày càng khó tính hơn và nhu cầu đòi hỏi đáp ứng cũng cao hơn. Xuất hiện ngày càng nhiều đối tượng khách hàng không quan tâm nhiều đến chi phí chỉ coi trọng chất lượng, dịch vụ đào tạo (bảo đảm ứng dụng cao, dịch vụ đào tạo tốt).
Trong môi trường giáo dục đã có nhiều thay đổi, khách hàng phải được coi là trọng tâm, nhà trường phải lắng nghe và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì các trường mới thành công và phát triển.
Nhà cung cấp: Người bán vật tư, thiết bị trường học, đầu tư, xây dựng cơ bản,
… hiện nay do cơ chế thị trường mà Việt Nam có nhiều nhà cung cấp có năng lực cao và hầu hết các nhà cung cấp có chế độ cung cấp hàng như cho trả chậm, chiết
khấu, khuyến mãi…Về cơ bản, trường được chủ động lựa chọn nhà cung cấp. Vấn đề đặt ra là chất lượng, mức độ phù hợp, công nghệ có tiên tiến, … của trang thiết bị.
Đối thủ gián tiếp (Các trường nước ngoài ở Việt Nam, du học): xét trên phạm
vi toàn xã hội, phong trào du học tự túc mang nhiều ý nghĩa tích cực. Phong trào này đã đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân và ở góc độ nào đó du học là giải pháp cho sự bế tắc trong cải cách giáo dục hiện nay. Mặt khác, du học tự túc giúp người học tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến và cải thiện sự yếu kém về ngoại ngữ của lao động Việt Nam …
Mặt khác người lao động được đào tạo trong nước đang bị cạnh tranh mạnh bởi lực lượng du học sinh tốt nghiệp trở về với nhiều lợi thế hơn hẳn. Điều này ảnh hưởng đến đầu ra của các trường Việt Nam. Nếu các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các nhà tuyển dụng nước ngoài tại Việt Nam ưu tiên chọn lựa lao động du học về thì giáo dục Việt Nam lại gặp bế tắc ở đầu ra. Điểm hạn chế lớn nhất và có lẽ là duy nhất của du học tự túc là chi phí khá cao.
Dịch vụ thay thế: Nhiều dịch vụ sử dụng công nghệ mới cũng đã được các
doanh nghiệp mới sử dụng làm phương tiện cạnh tranh như: Băng đĩa tự học, thư viện điện tử, tài liệu điện tử, tư vấn qua mạng… với nhiều tính năng tiện ích làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn của nhà trường hiện nay, đặc biệt là đào tạo từ xa. Các dịch vụ thay thế sẽ trở thành áp lực lớn đến hoạt động của trường.