Quan điểm phát triển nguồn nhân lực tại các trường

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 119 - 121)

- Giảng viên có trình độ đại học

3. Thời điểm xác định các tiêu chí này là ngày 31 tháng 12 hàng năm

3.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực tại các trường

3.1.1 Quan điểm

Theo quyết định số 6639/QĐ – BGDĐT ngày 29/12/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020 như sau:

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua, đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.

Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ phục vụ trong các cơ sở giáo dục ngày càng đông đảo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Cụ thể là:

− Sự phát triển đội ngũ giáo viên không theo kịp với sự gia tăng quy mô và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

− Sự phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa gắn kết chặt chẽ với những chính sách đổi mới và chiến lược giáo dục.

− Chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, do vậy việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá diễn ra chậm.

Những bất cập trên đây có nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa có quy hoạch nhân lực giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên để làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, các cơ sở bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý,

đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, đổi mới chính sách cơ chế tuyển dụng, sử dụng đánh giá và đãi ngộ phù hợp.

Vì thế, việc quy hoạch nhân lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong ngành giáo dục là một nhiệm vụ cấp thiết, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 của đất nước.

Cùng với kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết một số bài học của các nước và thực trạng phát triển nguồn nhân lực các trường cao đẳng thuộc EVN và các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đối với EVN trong những năm tới, tác giả đề xuất các quan điểm về phát triển nguồn nhân lực tại các trường như sau:

− Nguồn nhân lực là nguồn lực chủ yếu và quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng mọi nguồn lực khác trong các trường.

− Phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực và vừa là phương tiện phát triển các trường một cách bền vững.

− Chính vì lẽ đó, các trường phải xem đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của các trường, là chiến lược dài hạn, nhằm để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, hội nhập.

Các trường phải chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách có chủ đích. Nói một cách khác, các trường phải có một chiến lược cho sự phát triển này và kiên định thực hiện chiến lược đó. Phải xem kế hoạch nguồn nhân lực và các biện pháp thu hút, duy trì, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong ngắn hạn từng khâu, từng bước trong lộ trình thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực phát triển không chỉ là kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mà là kết quả tổng hợp của tất cả các biện pháp quản trị nguồn nhân lực từ thu hút đến duy trì, đào tạo nguồn nhân lực. Nói một cách khác, phát triển nguồn nhân lực phải thực hiện đồng bộ các biện pháp hoàn thiện

công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhân sự, chính sách tiền lương, phúc lợi, đánh giá, thăng tiến, đào tạo và văn hóa doanh nghiệp.

Phải biết tận dụng triệt để các cơ hội của quá trình hội nhập, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực của các trường tiếp cận, tìm hiểu và ứng dụng những thành tựu tiên tiến, công nghệ mới vào quá trình giảng dạy. Nghiên cứu chọn lọc các mô hình quản lý, phát triển nguồn nhân lực ngành Điện của các nước phát triển.

Mỗi cán bộ công nhân viên phải có kế hoạch phát triển nghề nghiệp để bản thân tự phấn đấu, bồi bưỡng, phát huy năng lực và khả năng của mình, đáp ứng không chỉ cho hoàn thành công việc ở hiện tại mà cả các công việc trong tương lai, mỗi khoa, phòng trong các trường phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của đơn vị mình để cùng lãnh đạo thực hiện phát triển nguồn nhân lực đồng bộ.

Phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ điều kiện đặc thù của các trường nhằm phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w