Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 79 - 80)

6. Kết quả nghiên cứu

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM tiền thân là Trường Kỹ thuật Gia định.

Ngày 20/10/1976 theo các quyết định số:101/TTg của Thủ tướng Chính phủ và số: 05/VPQĐ của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trường được tiếp quản và bàn giao cho Bộ Điện và Than mà trực tiếp là Công ty Điện lực Miền Nam quản lý. Năm 1997 tại quyết định số: 818/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, trường được nâng cấp và đổi tên thành trường Trung học Điện 2 trực thuộc C.ty Điện lực 2. Ngày 06/04/2000 theo quyết định số: 25/2000/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, trường đã được chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 21/09/2005 tại quyết định số: 5314/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường được nâng cấp và đổi tên thành Trường Cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh (HEPC) và trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung được thành lập vào ngày 19 tháng 6

năm 2006 trên cơ sở Trường Trung học Điện 3 theo Quyết định số 3017/QĐ- BGD&ĐT của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiền thân là Trường Kỹ thuật Điện Hội An, trực thuộc Công ty Điện lực 3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, được thành lập vào ngày 09 tháng 6 năm 1983 theo quyết định số 23 ĐL/TCCB của Bộ Trưởng Bộ Điện lực. Đến năm 1997 Trường được nâng cấp và đổi tên thành Trường Trung học Điện 3 theo Quyết định số 1050/QĐ- TCCB ngày 16 tháng 7 năm 1997 của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp. Năm 2000, Trường được chuyển về trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) theo quyết định số 26/2000/QĐ-BCN ngày 06/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, Bộ Năng lượng đã phê duyệt dự án “Trung tâm đào tạo kỹ thuật điện miền Trung” theo Quyết định số 1568 QĐ-

KHĐT ngày 19/09/1996 với tổng mức đầu tư theo quyết toán trên 61 tỷ đồng. Trong đó có 3,3 triệu USD (khoản 35 tỷ đồng tính theo tỷ giá tại thời điểm đó) là nguồn vốn vay từ Ngân hàng thế giới dùng để mua sắm trang thiết bị đào tạo và các dịch vụ tư vấn của nước ngoài, 26 tỷ đồng là nguồn vốn đối ứng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay, nhà trường được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư mỗi năm trên 10 tỷ đồng cho công tác xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo. Hiện nay trên diện tích mặt bằng 36.000m2, Nhà trường đã quy hoạch và xây dựng hài hoà các khu làm việc, giảng đường, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, bãi thực tập lưới điện, khu ký túc xá,... đảm bảo quy mô đào tạo đến 3.000 học sinh sinh viên cho các bậc học.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w