6. Kết quả nghiên cứu
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực:
Có nhiều khái niệm về phát triển nguồn nhân lực tùy thộc vào phương pháp tiếp cận, xin đưa ra một số khái niệm sau:
Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhiệm được một công việc nhất định.
Phát triển nguồn nhân lực là truyền đạt các kiến thức, thay đổi quan điểm, nâng cao kỹ năng thực hành cho người lao động trong tương lai …
Phát triển: là quá trình biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao. Là quá trình học tập, nhằm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai cho tổ chức.
Trong khi đó, quan niệm của tổ chức giáo dục - khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO): “Phát triển nguồn nhân lực được đặc trưng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cư, trong mối quan hệ phát triển của đất nước”.
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO): “Phát triển con người một cách hệ thống vừa là mục tiêu vừa là đối tượng của sự phát triển của một quốc gia. Nó bao gồm mọi khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội. Như nâng cao khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức năng chỉ đạo thông qua giáo dục, đào tạo nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO): “Sự phát triển nguồn nhân lực như một quá trình mở rộng các khả năng tham gia hiệu quả vào phát triển nông thôn, bao gồm cả tăng năng lực sản xuất”.
Quan điểm xem con người là vốn - vốn nhân lực cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân”. Theo quan điểm này thực chất phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư cho phát triển con người. Quan niệm này chỉ rõ mục đích của phát triển nguồn nhân lực là: bảo đảm nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trên cả hai phương diện: đủ số lượng và đúng chất lượng; bảo đảm sự phát triển của mỗi cá nhân với tư cách là một đơn vị nguồn nhân lực
Quan điểm của các nhà nghiên cứu của tổ chức phát triển liên hợp quốc (UNDP) cho rằng: “ phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của năm nhân tố: giáo dục - đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường việc làm và sự giải phóng con người. Trong quá trình tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực, những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó, giáo dục - đào tạo là nhân tố nền tảng, là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Nhân tố sức khỏe và dinh
dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người là những nhân tố thiết yếu, nhằm duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững nguồn nhân lực. Nền sản xuất càng phát triển thì phần đóng góp của trí tuệ thông qua giáo dục - đào tạo ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với đóng góp của các yếu tố khác trong cơ cấu giá trị sản phẩm của lao động”.
Theo quan điểm sử dụng năng lực con người của tổ chức quốc tế ILP: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề, mà bên cạnh phát triển năng lực là làm cho con người có nhu cầu sử dụng năng lực đó để tiến đến có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”.
Về mặt kinh tế, phát triển là khái niệm phản ánh quá trình đưa đất nước đi lên về mặt kinh tế và xã hội. Hiểu rộng ra, phát triển là khái niệm phản ánh sự tăng trưởng về chiều rộng một cách hợp lý và sự lớn mạnh về chiều sâu một cách bền vững và hiệu quả.
Như vậy từ các quan điểm của các nhà khoa học về nguồn nhân lực, phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực, khái niệm phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
- Về mục tiêu: phát triển nguồn nhân lực là hoàn thiện và nâng cao năng lực lao động và năng lực sáng tạo của nguồn lực con người trong doanh nghiệp cho phù hợp với công việc trong hiện tại và thích ứng với sự đổi mới trong tương lai
- Về tính chất: phát triển nguồn nhân lực là một quá trình liên tục và có tính chiến lược nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp về nguồn lực con người.
- Về nội dung: phát triển nguồn nhân lực bao gồm: quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó phát triển nguồn nhân lực về chất lượng (trên cả ba phương diện: thể lực, trí lực và tâm lực) là nội dung trọng yếu.
- Về biện pháp: phát triển nguồn nhân lực được hiểu là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp thu hút, duy trì và đào tạo mang tính chất “ Đầu tư chiến lược” cho nguồn lực con người của doanh nghệp.
Do vậy một cách khái quát và đầy đủ về phát triển nguồn nhân lực là: “ Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình thực hiện tổng thể các hình thức, phương pháp, các chính sách và biện pháp thu hút, duy trì và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cả ba phương diện thể lực, trí lực, tâm lực; điều chỉnh hợp lý quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực một cách bền vững và hiệu quả”. Có thể khái quát phát triển nguồn nhân lực bằng mô hình dưới đây:
Tuyển dụng đủ và đúng
Chiến Bố trí Đào tạo
lược và kế hoạch nhân sự đúng Người, đúng việc nâng cao trình độ Phát triển nguồn nhân lực Chính sách duy trì NNL: lương, phúc lợi, đánh giá và thăng tiến