Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 71 - 73)

6. Kết quả nghiên cứu

1.4.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng chính là phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng. Trong doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc thực thi các giải pháp một cách toàn diện và đồng bộ nhằm ngày càng nâng cao thể lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, tác phong của người lao động.

Về thể lực:

Nhằm đảm bảo cho việc áp dụng phổ biến các phương pháp sản xuất công nghiệp, các thiết bị và công nghệ hiện đại, đòi hỏi sức khỏe và thể lực cường tráng của người lao động trên các khía cạnh:

− Có sức chịu đựng dẻo dai đáp ứng những quá trình sản xuất liên tục kéo dài;

− Luôn có sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần nhằm phát huy cao độ năng lực sáng tạo của mỗi người lao động.

Do vậy, để nâng cao thể lực của nguồn nhân lực, nhà trường cần những tiêu chuẩn về mặt thể lực phù hợp với ngành giáo dục của mình. Từ đó làm cơ sở cho việc tuyển chọn lao động và chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe cho lực lượng lao động trong nhà trường.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong xu thế phát triển nhanh của tiến bộ khoa học và công nghệ như hiện nay, người lao động cần phải được trang bị ngày càng cao những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nó là cơ sở nền tảng để nâng cao kỹ năng làm việc, sự hiểu biết cần thiết cho quá trình lao động đạt hiệu quả cao.

Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, tự học nhằm bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và quản lý.

Về đạo đức, tác phong của người lao động:

Phẩm chất đạo đức, tác phong của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ chú ý đến thể lực và trí lực mà phải coi trọng cả đạo đức, tác phong của người lao động. Để có những con người có phong cách sống và kỹ năng lao động nghề nghiệp tốt, trước hết cần phát huy tốt những giá trị truyền thống trong đó có giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Những giá trị truyền thống cần kế thừa và phát huy là tinh thần yêu nước, chí tự lực tự cường, độc lập, sáng tạo của con người Việt nam. Những giá trị này cũng cần phát triển và bổ sung cho phù hợp với xu thế chung của

thời đại. Bên cạnh đó cũng cần phải hạn chế những tiêu cực đang tồn tại trong con người Việt Nam bao gồm cả hạn chế do thói quen cũ để lại và những vấn đề mới nảy sinh do chuyển sang cơ chế thị trường; đồng thời biết khai thác, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại

Như vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mặt đạo đức, tác phong của người lao động, đòi hỏi các nhà trường cần xây dựng dội ngũ giảng viên, giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý của mình đạt được những phẩm chất tâm lý xã hội cơ bản như sau:

− Có tác phong công nghiệp;

− Có ý thức kỷ luật tự giác, hợp tác cao;

− Có niềm mê nghề nghiệp, chuyên môn;

− Sáng tạo, năng động trong công việc;

− Có khả năng chuyển đổi công việc cao, thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w