Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 54 - 55)

6. Kết quả nghiên cứu

1.1.3Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hộ

Xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. Đồng thời, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phát chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn nhân lực giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động của tổ chức. Việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo nhân viên phải dựa vào các tiêu chuẩn nhất định nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Quản lý nguồn nhân lực xác định rõ vai trò của từng cá nhân, từng thành viên trong tổ chức, lên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với quy mô của tổ chức. Nguồn nhân lực là nguồn tài sản - tài sản nhân lực; do vậy, phát triển nguồn nhân lực sẽ không được coi là toàn diện nếu không quan tâm đến vai trò của nguồn tài sản này.

Như vậy nguồn lực con người đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế. Nguồn lực con người không chỉ có ý nghĩa trong việc kết hợp các yếu tố tự nhiên, mà còn cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải có ích cho con người và xã hội.

Chính vì vậy sự phát triển của một quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội đều do con người và lấy con người làm nhân tố trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững.

Hơn thế, nguồn lực con người không chỉ là nhân tố quyết định về phát triển kinh tế mà còn quyết định cả về mặt xã hội. Như chúng ta đều biết tổng thể các mặt của quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế xã hội, nó quyết định mối quan hệ giữa người và người. Do vậy nguồn lực con người chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì ý thức xã hội càng phát triển, càng làm cho quan hệ giữa người càng tốt hơn thúc đẩy sự phát triển nhanh của xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam (EVN) đến năm 2020 (Trang 54 - 55)