CÁC NGÔN NGỮ URALIC

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 130 - 131)

Các ngôn ngữ Uralic, ngữ hệ được nói bởi nhiều người trong một vùng rộng lớn của Bắc Âu. Các nhà ngôn ngữ học tin rằng những người nói tiếng Uralic gốc sống trong vùng những dãy núi Ural. Họ nêu giải thuyết rằng trong suốt lịch sử của các ngôn ngữ Uralic, những nhánh khác nhau liên tiếp tách ra từ một nhánh của ngữ hệ Uralic. Tiểu ngữ hệ Samoyedic được tách ra sớm nhất, và nhánh Finno-Ugric bao gồm những ngôn ngữ còn lại. Tiểu ngữ hệ Samoyedic gồm có hai nhánh, nhánh Samoyedic Nam và nhánh Samoyedic Bắc. Các ngôn ngữ Samoyedic Bắc là tiếng Nenets, được nói ở tận cùng Đông Bắc phần châu Âu của Nga và ở Tây Bắc Siberia; tiếng Enets, được nói ở Bắc Siberia; và tiếng Nganasan, được nói ở Bắc Siberia, phần lớn trên Bán đảo Taymyr. Thành viên sống sót cuối cùng của nhóm Samoyedic Nam là tiếng Selkup, được nói ở Siberia giữa sông Ob' và sông Yenisey.

Vào lúc nào đó sau khi những ngôn ngữ Samoyedic rẽ nhánh, tiểu ngữ hệ Ugric tách ra khỏi tiểu ngữ hệ Finnic. Tiểu ngữ hệ Ugric gồm có tiếng Hunggary, được nói ở Hungary và những nước láng giềng, và các ngôn ngữ Ob - Ugric. Các ngôn ngữ Khanty (Ostyak) và Mansi (Vogul) cấu thành nên nhóm Ob - Ugric, được nói ở Tây Siberia xung quanh dòng sông Ob'. Các nhà ngôn ngữ học vẫn còn tranh luận tính hợp lệ về mối quan hệ này giữa tiếng Hunggary và nhóm Ob - Ugric, và vấn đề liệu những ngôn ngữ này có thể cần phải được đặt vào trong cùng nhánh đó hay không.

Trong số những ngôn ngữ Finnic, nhóm Permic là nhóm kế tiếp tách riêng ra. Nhóm Permic gồm có tiếng Komi (Zyrian), tiếng Komi - Permyak, tiếng Udmurt (Votyak), và được nói ở phần Đông Âu của Nga. Nhóm Volgaic, bao gồm các ngôn ngữ Mordvin và Mari (hoặc Cheremis), được tin là có chia tách kế tiếp, nhưng bằng chứng tồn tại liên kết tiếng Mordvin gần gũi hơn với những ngôn ngữ Finnic còn lại và gợi ý rằng tiếng Mari tách ra trước tiếng Mordvin. Tiếng Mordvin bị tách thành các ngôn ngữ Erzya và Moksha, và cả chúng lẫn tiếng Mari được nói ở Nga xung quanh miền Tây và miền Trung dòng sông Volga. Nhánh cuối cùng để tách ra là nhánh Saami, được nói ở Bắc Scandinavia và Tây Bắc Nga. Những ngôn ngữ còn lại cấu thành nên các ngôn ngữ Balto-Finnic. Nhánh này bao gồm hai ngôn ngữ chính, tiếng Phần Lan, được nói ở Phần Lan với những số lượng nhỏ người nói ở Nga và Estonia, và ngôn ngữ Estonian, được nói ở Estonia. Các ngôn ngữ Balto - Finnic phụ gồm có tiếng Livonian, một ngôn ngữ gần như đã tắt được nói ở Latvia, cũng như tiếng Karelian, tiếng Veps, tiếng Ingrian và tiếng Votic, tất cả đều được nói ở Tây Bắc Nga.

Các nhà ngôn ngữ học đã một lần nhóm họp những ngôn ngữ Uralic với ngữ hệ các ngôn ngữ Altaic vào một ngữ hệ lớn hơn gọi là ngữ hệ Ural - Altaic. Tuy nhiên, nói chung bây giờ họ tin rằng bằng chứng tồn tại quá nhỏ bé để hỗ trợ cho tuyên bố này.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 130 - 131)