1. Giới thiệu.
Các ngôn ngữ Semitic, một trong năm tiểu ngữ hệ hoặc những nhánh của ngữ hệ Hamito-Semitic hoặc ngữ hệ Á-Phi. Một trong những ngôn ngữ Semitic, tiếng Ả Rập, được mang từ bên ngoài quê hương gốc của nó vào bán đảo Arabian và trải ra khắp đế quốc Ả Rập và được nói ngang qua Bắc Phi đến tận bờ biển Đại Tây Dương, và tiếng Ả Rập lẫn tiếng Do Thái được sử dụng bởi nhiều người Hồi giáo (Muslims) và người Do thái (Jews) ở nhiều phần khác của thế giới. Các ngôn ngữ Semitic khác được tập trung ở một vùng được vạch ranh giới về phía tây cạnh Ethiopia và về phía bắc cạnh Syria và mở rộng về phía đông nam xuyên qua Iraq và Bán đảo Arabian, với một vài “đảo” của tiếng Semitic xa hơn về phía đông ở Iran.
2. Các nhóm ngôn ngữ.
Các nhà ngôn ngữ học đã chia các ngôn ngữ Semitic thành bốn nhóm. Nhóm ngoại vi phía Bắc (North Peripheral group) được đại diện bởi ngôn ngữ Assyro-Babylonian, hoặc ngôn ngữ Akkadian. Ngôn ngữ Semitic được xác nhận là cổ nhất, cùng với nền văn học Semitic lâu đời nhất, là tiếng Akkadian được nói ở Mesopotamia giữa khoảng năm 3000 trước Công nguyên và 600-400 trước Công nguyên và được sử dụng như một ngôn ngữ văn học cho đến tận thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên .
Nhóm Trung Bắc (North Central group) bao gồm ngôn ngữ Do Thái cổ xưa và hiện đại; các ngôn ngữ cổ xưa như tiếng Ugaritic và tiếng Phoenician; và ngôn ngữ Aramaic, bao gồm tiếng Syriac, hoặc tiếng Christian Aramaic.
Nhóm Trung Nam (South Central group) gồm có tiếng Ả Rập văn học hoặc tiếng Ả Rập chuẩn và nhiều phương ngữ Ả Rập hiện đại được nói. Tiếng Malta, một nhánh tiếng Ả Rập, được nói ở đảo Malta, và vì vị trí của mình, nó đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng Italia.
Nhóm ngoại vi phía Nam (South Peripheral group) gồm có các phương ngữ Ả Rập Nam, bây giờ được nói ở nhiều vùng phía Nam của Bán đảo Arabian (và trong những thời kỳ cổ xưa bởi nhiều người chẳng hạn như người Minaeans và người Sabaeans); và các ngôn ngữ của Ethiopia. Ngôn ngữ sau bao gồm tiếng Gecez, hoặc tiếng Ethiopic cổ điển, bây giờ sống sót chỉ như một ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nghi thức; tiếng Amharic, ngôn ngữ hành chính của Ethiopia; và những ngôn ngữ Êtiopi vùng chẳng hạn như tiếng Tigré, tiếng Tigrinya và tiếng Gurage.
3. Các đặc điểm.
Trong các ngôn ngữ Semitic, các từ được dựa một cách tiêu biểu vào một chuỗi ba phụ âm; chuỗi này, được gọi là gốc từ, mang ý nghĩa cơ bản. Chồng lên trên gốc từ này là một mô hình các nguyên âm (hoặc các nguyên âm và các phụ âm) biểu hiện những sự biến đổi về ý nghĩa cơ bản hoặc phục vụ như một sự biến tố (chẳng hạn như đối với thời và số động từ). Ví dụ, trong tiếng Ả Rập gốc từ ktb tham chiếu tới việc viết, và mô hình nguyên âm -a-i- hàm ý “một ai đó làm cái gì đó”; như vậy, katib có nghĩa là “một ai đó viết”. Những
quan hệ chặt chẽ của các ngôn ngữ Semitic với nhau có thể được nhìn thấy trong sự liên tục của cùng những gốc từ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (slm, ví dụ, có nghĩa là “hoà bình’ trong tiếng Assyro-Babylonian, tiếng Do Thái, tiếng Aramaic, tiếng Ả Rập, và những ngôn ngữ khác). Trong các ngôn ngữ Semitic, những phụ âm liên quan rơi một cách tiêu biểu vào ba kiểu: hữu thanh, vô thanh và nhấn mạnh; một ví dụ là chuỗi này được chuyển tự là g,k, và q từ tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập (q được phát âm về phía sau họng hơn k).
4. Chữ viết.
Ngoại trừ hai hệ thống chữ viết chưa giải thích được được sử dụng bởi những người Canaanites cổ x- ưa, và bảng chữ cái La-tinh như từng được sử dụng đối với tiếng Malta, các ngôn ngữ Semitic đã được viết về phương diện lịch sử theo ba hệ thống chữ viết. Ngôn ngữ Assyro - Babylonian được viết theo các kí hiệu hình tam giác (cuneiform signs), và tiếng Ugaritic sử dụng một bảng chữ cái hình tam giác. Chữ viết tiếng Semitic Bắc, một hệ thống chữ viết Semitic buổi đầu, là một một hệ thống chữ viết theo bảng chữ cái; một trong những ví dụ sớm nhất của nó được viết khắc trên đá Moabite (thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên, được khám phá vào năm 1868 và hiện giờ ở Louvre, Paris). Từ biến thể Aramaic của chữ viết Semitic Bắc, các bảng chữ cái tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập hiện đại được phát triển; tiếng Semitic Bắc cũng đưa lại sự ra đời bảng chữ cái Hy-Lạp. Giống như hệ thống chữ viết Semitic Bắc cổ xưa, các hệ thống chữ viết tiếng Ả Rập và tiếng Do Thái là những bảng chữ cái chỉ của các phụ âm; các dấu đặc biệt cho những nguyên âm đạt được một cách rõ ràng trong cách sử dụng vào khoảng thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên. Hệ thống chữ viết thứ ba, hệ thống chữ việt Semitic Nam hoặc Ả Rập Nam, có thể hoặc không thể có biến thể khác của hệ thống chữ viết Semitic Bắc sơ khai. Cũng một bảng chữ cái phụ âm, nó được đưa đến Ethiopia vào thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên và đưa đến sự hình thành các hệ thống chữ viết ghi âm tiết được sử dụng cho các ngôn ngữ Ethiopia hiện đại.