ÂM VỊ VAØ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 57 - 61)

1. Khái niệm âm vị.

Trên đây, chúng ta đã từng đề cập đến một số sự kiện cấu âm-âm học như vô thanh, hữu thanh, bật hơi, không bật hơi... được quan niệm như là những đặc trưng âm học khi đem so sánh các âm với nhau. Song những đặc trưng ấy có giá trị gì? Chúng có chức năng xã hội gì? Trong ngôn ngữ, không phải mọi sự kiện cấu âm-âm học đều có giá trị ngang nhau. Có sự kiện được người ta sử dụng và luôn luôn quan tâm, có sự kiện không được sử dụng và hầu như không được biết đến. Chúng ta hãy thử so sánh phụ âm đầu /t/ trong các âm tiết tả, tủthủ của tiếng Việt, so với /t/ trong âm tiết đầu, /t/ trong âm tiết thứ hai có thêm tính chất mới là tính chất tròn môi. Đây chính là hiện tượng môi hóa (labialization). Trong khi đó, phụ âm đầu trong âm tiết thứ ba so với trong âm tiết đầu có một đặc trưng gọi là bật hơi (aspiration). Ở đây, có hai động tác cấu âm: một là chúm môi lại để có một âm môi hóa và một là thu kẹp khe thanh lại để gây tiếng cọ xát nhẹ như kiểu một âm /h/ kèm theo tạo nên âm bật hơi. Về mặt sinh lý học, hai động tác đó hiển nhiên là phải được đánh giá như nhau nhưng về mặt xã hội lại không như thế. Một người Việt nói tiếng mẹ đẻ trong hoàn cảnh nói năng bình thường không hề nhận biết rằng /t/ trong âm tiết tủ có hiện tượng tròn môi, tức là cho rằng hai phụ âm đầu của hai âm tiết tảtủ không có gì khác nhau. Nhưng người đó nhận biết rất rõ sự khác nhau giữa các phụ âm đầu của hai âm tiết tảthủ.

Như vậy, đối với ngôn ngữ - ở đây là tiếng Việt - hiện tượng môi hóa và hiện tượng bật hơi không có giá trị ngang nhau, tức là đặc trưng môi hóa không có giá trị ngôn ngữ học nào, còn đặc trưng bật hơi thì rõ ràng có một chức năng xã hội, chức năng khu biệt vỏ âm thanh của từ. Đặc trưng ngữ âm có chức năng xã hội như thế được gọi là nét thỏa đáng âm vị học (phonologic property) hay là nét khu biệt (distinctive feature).

Trong một ngôn ngữ, khi có một đăc trưng ngữ âm nào đó được coi là nét khu biệt thì việc có mặt hay vắng mặt của đặc trưng đó trong một cấu tạo âm thanh sẽ quyết định sự khu biệt hình thức biểu đạt của một đơn vị có nghĩa này với một đơn vị có nghĩa khác. Tất cả các âm thanh của ngôn ngữ chứa đựng các nét khu biệt ấy được trừu tượng hóa thành các âm vị (phonemes).

Như vậy, âm vị là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống biểu đạt thành tiếng của một ngôn ngữ, được quan niệm như một tổng thể của những nét khu biệt được thể hiện đồng thời. Nói cách khác, âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, bản thân nó không mang nghĩa, nhưng có chức năng phân biệt nghĩa, phân biệt từ.

2. Âm vị, âm tố và biến thể của âm vị.

Âm vị, như trên đã biết, chỉ bao gồm một số đặc trưng trong toàn bộ những đặc trưng vốn có trong

một cấu tạo âm thanh, nên chưa phải là một âm thanh cụ thể. Trái với âm vị, âm tố (sound) bao gồm cả những nét khu biệt lẫn nét không khu biệt, nó là một yếu tố âm thanh cụ thể. Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói có thể tách ra về mặt cấu âm - thính giác, đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường ứng với một âm vị, nó là cách thể hiện cụ thể của một âm vị. Nói cách khác, âm vị vốn trừu tượng, bao giờ cũng được hiện thực hóa bằng một yếu tố ngữ âm cụ thể - tức là âm tố.

Một âm vị trong một bối cảnh ngữ âm này được thể hiện bằng một âm tố này, trong một bối cảnh ngữ âm khác lại được thể hiện bằng một âm tố khác. Tất cả những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là biến thể của âm vị. Theo Trubetzkoy.N.S, có bảy quy tắc để xác định âm vị và các biến thể.

Trong các biến thể của âm vị, người ta chia thành hai loại: biến thể tự do (free variant) là những biến thể không bị quy định bởi bối cảnh phát âm (ngữ âm) và biến thể kết hợp (combinative variant) là biến thể bị quy định bởi bối cảnh ngữ âm.

Như đã nói, một âm vị được thể hiện bằng nhiều biến thể, trong đó, có một biến thể được coi là

chuẩn (norm). Miêu tả hệ thống âm vị của một ngôn ngữ là phải tìm ra những biến thể chuẩn đó.

3. Thế đối lập âm vị học.

Hình thức biểu đạt bằng âm thanh của từ (hay hình vị) được nhận diện nhờ các âm vị. Còn bản thân các âm vị được nhận diện nhờ những đặc trưng khu biệt nằm trong những thế đối lập được gọi là tiêu chí khu biệt (distinctive feature). Một tiêu chí bao hàm sự đối lập nhau về tính cách của một hiện tượng cấu âm - âm học nhất định. Mỗi tiêu chí tạo nên một sự đối lập ít ra là của một cặp âm vị, nhưng cũng có những tiêu chí tạo ra sự đối lập của nhiều cặp âm vị. Những cặp âm vị như thế được gọi là cặp tương liên (pair of correlation) hay cặp tối thiểu (minimal pair), và những tiêu chí như vậy gọi là tiêu chí tương liên (correlative feature).

4. Phương pháp phân xuất âm vị và các biến thể của âm vị.

Các phương pháp và thủ pháp phân xuất âm vị thì nhiều và khá đa dạng tùy thuộc vào từng trường phái ngôn ngữ học khác nhau. Trong công trình (1958) của mình, nhà bác học đã đưa ra bốn phương pháp (quy tắc) được coi là kinh điển. Ở đây chỉ xin giới thiệu hai thủ pháp cơ bản nhằm giúp người học sáng tỏ thêm về hai khái niệm âm vịbiến thể.

a. Phân xuất các âm vị bằng bối cảnh đồng nhất.

Bối cảnh đồng nhất (identical environment) là bối cảnh mà ở đó hai âm đang xét đứng sau những âm

như nhau, và đứng trước những âm như nhau, nghĩa là cùng chung một chu cảnh ngữ âm, ví dụ [a] và [o] trong hai từ tamtôm tiếng Việt. Mặt khác, đồng nhất còn có nghĩa là cùng vị trí: hai âm đang xét cùng ở âm tiết có trọng âm, hay cùng ở âm tiết không có trọng âm, cùng ở đầu, giữa hay cuối từ.

Khi gặp hai âm gần gũi nhau, không biết rằng hai âm đó có cùng một âm vị được thể hiện khác nhau do ảnh hưởng của bối cảnh hay đó là là hai âm vị riêng biệt thì cần tìm những từ cận âm trong đó có hai âm tố khả nghi (suspicious sounds) xuất hiện, tức là đặt chúng vào bối cảnh để xét.

Hai từ cận âm được thẩm tra thông qua người bản ngữ. Sau nhiều lần quan sát cách phát âm, nếu thấy hai âm đó vẫn khác nhau mặc dù mằn trong một bối cảnh đồng nhất, thì chúng ta biết rằng sự khác nhau này không phải do bối cảnh gây ra, mà là sự khác biệt có dụng ý của người bản ngữ nhằm tạo ra hai từ khác nghĩa nhau. Hai âm đó có chức năng khu biệt, tức là có quy ước, do vậy chúng là hai âm vị khác nhau. Hai từ

tamtôm tiếng Việt là hai từ cận âm (hai từ khác nghĩa nhau, có vỏ ngữ âm khác nhau ở mức tối thiểu), do đó còn được gọi là cặp tối thiểu, vả lại, [a] và [o] ở vào bối cảnh đồng nhất, vì cùng xuất hiện sau [t] và cùng trước [m], cùng đi với thanh điệu ngang cao (thanh không dấu). Nhưng [a] và [o] là hai âm khác nhau khá rõ,

nghĩa nhau, sự khu biệt về ngữ âm giữa hai từ nay là do /i/ và /u/ đảm trách, do vậy chúng là hai âm vị riêng biệt.

Quan sát người Việt giao tiếp, chúng ta nhận thấy có người nói đèn pin lại có người nói đèn bin, như vậy [p] và [b] trở thành cặp âm tố khả nghi. Là người bản ngữ, chúng ta dễ dàng tìm được những cặp từ tối thiểu trong tiếng Việt, nhưng khi tiếp xúc với một ngoại ngữ hay một ngôn ngữ xa lạ, chúng không dễ dàng tìm thấy. Giả sử rằng chúng chỉ tìm thấy hai từ xumxen, hai âm đang xét cùng ở cuối từ, cùng đi với thanh bằng, cùng đi sau [x] cách [u] và [Ε], nhưng chưa phải ở vào bối cảnh đồng nhất, vì [m] đi sau [u] còn [n] đi sau [Ε], tuy nhiên sự khác nhau giữa [m] và [n] rõ ràng không phải do [u] và [Ε] gây ra. Do vậy vẫn có thể nói sự khác biệt giữa [m] và [n] là có chủ ý, và chính [u] và [Ε] tạo ra sự khác biệt giữa hai từ khác nghĩa. Điều đó cho phép chúng ta kết luận rằng /u/ và /Ε/ là hai âm vị riêng biệt.

Hai âm tố [u] và [Ε] xuất hiện trong bối cảnh trên được gọi là bối cảnh tương tự (similar environment). Bối cảnh tương tự là bối cảnh không gây ra một ảnh hưởng nào đến những âm đang xét.

Bối cảnh đồng nhất là trường hợp đặc biệt của bối cảnh tương tự. Bối cảnh đồng nhất thì tương tự, nhưng bối cảnh tương tự thì không phải là đồng nhất.

Từ những điều vừa trình bày trên đây, chúng ta có định lý 1 sau đây:

Định lý 1:

Hai âm gần gũi nhau xuất hiện trong những bối cảnh đồng nhất hoặc tương tự phải được coi là những âm vị khác nhau.

b. Xác định các biến thể bằng bối cảnh loại trừ nhau.

Hai âm bất kỳ ở vào bối cảnh loại trừ nhau khi âm này đã xuất hiện trong bối cảnh này thì âm kia không bao giờ xuất hiện vào bối cảnh ấy. Người ta còn gọi chúng ở vào thế phân bố bổ sung (complementary distribution)

Trong tiếng Việt, phụ âm cuối của các từ thích, thứcthúc phát âm gần gũi nhau, đều là các âm tắc, vô thanh, được ký hiệu là [c] (hoặc [kj]), [k] và [kp]. Liệu chúng là những âm vị khác nhau hay chỉ là những biến thể của cùng một âm vị?

Thực hiện thủ pháp nêu trên, tức là đặt từng cặp âm tố khả nghi (bao giờ cũng đối lập từng cặp một) vào những bối cảnh đồng nhất hoặc tương tự, kết quả là chúng ta không tìm được các cặp tối thiểu.

Tiếp đó, thực hiện thủ pháp thứ hai, bằng cách thống kê trong phạm vi có thể có những từ trong đó có các âm khả nghi, phân loại chúng theo từng âm khả nghi, chẳng hạn như tất cả các từ có [c] làm thành một loại, các từ có [k] làm thành một loại khác và các từ có [kp] làm thành một loại khác nữa. Sau đó, phân tích bối cảnh trong đó mỗi âm xuất hiện, chẳng hạn các từ có [c] cho thấy trước nó chỉ có thể là những nguyên âm hàng trước không tròn môi [i, e, Ε]. Các từ có [kp] cho thấy nó chỉ xuất hiện sau các nguyên âm hàng sau tròn môi [u, o, ], còn các từ có [k] cho thấy âm này xuất hiện sau cách nguyên âm hàng sau không tròn môi [∝,α ă,Φ].

Từ đó, tiếp tục trình bày các âm khả nghi và các bối cảnh trên thành một bảng với mỗi loại bối cảnh thành một cột, theo kiểu bảng ma trận, để phân tích các bối cảnh của chúng và rút ra những kết luận cần thiết, chẳng hạn như bảng sau đây:

sau [i, e, Ε] sau [u, o, ] ă [c] ⊕ - - [kp] - ⊕ - [k] - - ⊕

Ma trận này cho thấy [c, kp, k] xuất hiện ở những bối cảnh loại trừ nhau. Mỗi bối cảnh giải thích được sự tồn tại của từng âm đang xét, cụ thể là:

Bối cảnh 1: các nguyên âm hàng trước không tròn môi làm cho phụ âm cuối [c] bị ngạc hóa (palatalized).

Bối cảnh 2: các nguyên âm hàng sau tròn môi làm cho phụ âm cuối [kp] bị môi hóa (labialized). Bối cảnh 3: các nguyên âm khác không gây ảnh hưởng gì đến phụ âm cuối [k].

Như vậy các âm đang xét thực ra chỉ là những dạng khác nhau của một cái chung và mỗi dạng bị quy định bởi từng bối cảnh. Điều này cho phép chúng ta kết luận chúng là những biến thể của cùng một âm vị.

Tiếp đến, quan sát kỹ bối cảnh của chúng, chúng ta nhận thấy rằng [k] xuất hiện sau nhiều nguyên âm hơn, chứng tỏ nó ít bị bối cảnh chi phối hơn. Điều đó giúp ta chọn lựa được biến thể chuẩn, hay còn gọi là tiêu thể để đặt tên cho âm vị cần xác định. Chúng ta kết luận rằng [c, kp, k] là những biến thể của một âm vị và âm vị đó là /k/.

Từ những điều vừa minh họa, chúng ta rút ra định lý 2 sau đây:

Định lý 2: Các âm gần gũi nhau, xuất hiện trong những bối cảnh loại trừ nhau phải được coi là những biến thể của cùng một âm vị duy nhất.

CHƯƠNG VI : CƠ SỞ TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA HỌC

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)