Các ngôn ngữ theo loại hình học về cú pháp

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 113 - 117)

V. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ VỀ MẶT LOẠI HÌNH

4. Các ngôn ngữ theo loại hình học về cú pháp

Việc phân loại các ngôn ngữ theo loại hình học về cú pháp có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn từ Greenberg J.H. trở về trước và giai đoạn từ Greenberg J.H. trở về sau. Có thể nêu lên những nội dung chính của từng giai đoạn như sau:

a. Giai đoạn trước Greenberg J.H.

Trong giai đoạn này, việc phân loại các ngôn ngữ chủ yếu dựa vào loại hình học cú pháp. Theo . (1979), trong khi phân loại các ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu tập trung chú ý đến tính phổ quát của các quan hệ lôgic-ngữ nghĩa được phản ánh trong các câu và các cụm từ, cũng như sự cấu tạo đa dạng của các dạng thức ngữ pháp và của các phương tiện của những mối liên hệ cú pháp.

Loại hình học cú pháp về câu quan tâm đến những nền tảng khác nhau: dạng thức của vị ngữ, các mối liên hệ cú pháp, đến các quan hệ logic-ngữ nghĩa trong câu. Và căn cứ vào đặc trưng của việc diễn đạt mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, quan hệ bổ ngữ và định ngữ trong câu mà người ta chia các ngôn ngữ thành ba loại hình cơ bản: loại hình ngôn ngữ sở hữu cách (possessive), loại hình ngôn ngữ tác cách (ergative)

loại hình ngôn ngữ danh cách (nominative).

1) Loại hình ngôn ngữ có cấu trúc (hay cơ cấu) cú pháp danh cách mang đặc điểm cơ bản là danh cách (hay còn gọi là nguyên cách - nominative case) là dạng thức đặc thù của việc diễn đạt chủ ngữ. Trong đó, chủ thể hành động (agens) của câu chủ động cũng như đối thể của câu bị động được diễn đạt bằng danh cách này, như hai câu tiếng Nga sau đây (phần được gạch dưới là ở danh cách):

Câu chủ động: .

(Người ta xây xong ngôi nhà rồi)

Câu bị động: .

(Ngôi nhà được người ta xây xong rồi).

2) Trong loại hình ngôn ngữ có cấu trúc cú pháp tác cách, việc phối trí của chủ thể hành động phụ thuộc vào hình thái của động từ, tức là chủ ngữ có thể được diễn đạt không chỉ bằng danh cách, mà còn bằng tác cách. Ví dụ: trong tiếng Grudia, câu Kat’s -ma sahli aasnena (Người ta xây xong ngôi nhà rồi), chủ ngữ

Kat’s -ma đứng ở tác cách. Ngược lại, trong câu Kat’s-i sin movida (Người ta đã đi về nhà), chủ ngữ Kát’s-i

mới đứng ở danh cách. Trong danh cách, chủ ngữ được diễn đạt, còn trong câu Kat’s-i sahls aasnena (Người ta đang xây ngôi nhà) thì Kat’s-i - là chủ cách, sahls: tặng cách tham gia bằng cách của bổ ngữ. Việc sử dụng của các hình thái vĩ tố cách bị chi phối bởi hình thái của động từ, trong trường hợp đã nêu là bằng hình thái thời (tense forms): khi động từ-vị ngữ có hình thái thời hiện tại, câu được cấu tạo theo khuôn mẫu của kết cấu danh cách. Ngược lại, khi động từ-vị ngữ đứng ở thời quá khứ bất định (aoristic) thì chủ ngữ được diễn đạt bằng tác cách, còn đối tượng được diễn đạt bằng danh cách.

3) Trong loại hình ngôn ngữ có cấu trúc cú pháp sở hữu cách, có một số động từ mang ý nghĩa “có, sở hữu” cấu tạo nên những kết cấu được gọi là các kết cấu sở hữu của câu. Sự trùng hợp hình thức của nó với kết cấu vị ngữ được dùng làm căn cứ cho việc phân xuất kết cấu sở hữu đặc thù của cơ cấu ngôn ngữ.

Các ngôn ngữ mà ở đó kết cấu sở hữu được sử dụng với các động từ ngoại động mang ý nghĩa “có” (ví dụ trong tiếng Anh: I have a book) được gọi là các ngôn ngữ-có (habero-languages - từ tiếng La-tinh

habero nghĩa là “Tôi có”). Còn những ngôn ngữ mà ở đó các kết cấu này chứa đựng vị ngữ-động từ “tồn tại,

có” (ví dụ như tiếng Nga: -Tôi có cuốn sách, tiếng Anh: There + be) được gọi là ngôn ngữ - tồn tại (esse- languages - từ tiếng La-tinh esse có nghĩa là tồn tại). Trong các ngữ đoạn danh ở nhiều ngôn ngữ, ý nghĩa sở hữu thường được diễn đạt bằng một cách đặc biệt, đó là cách sở hữu (ví dụ cách hai trong tiếng Nga); trong các ngôn ngữ Melanesian, cách sở hữu và các tiểu nhóm của nó cấu thành nên cơ sở nghĩa học về sự phối trí của danh từ theo các lớp ngữ pháp-chức năng. Các phương tiện diễn đạt của cách sở hữu đóng một vai trò đặc biệt to lớn trong các ngôn ngữ phân tích tính, ví dụ như tiểu từ de trong tiếng Pháp. Trong các ngôn ngữ Tuyếc và Iran, sở hữu cách trong nhóm danh từ được diễn đạt bằng những kết cấu định ngữ ở vị trí cuối (postpositional attributive group), tức là sự kết hợp của yếu tố được xác định với yếu tố xác định đứng cuối. Còn trong các ngôn ngữ Semitic và ngôn ngữ Ban-tu, các kết cấu trạng thái (status constructus) có thể được sử dụng với sở hữu cách bằng việc diễn dạt của “danh từ + tính từ ” mang tính quy chiếu, dạng như tính từ sở hữu và đại từ sở hữu trong tiếng Anh: mymine...

b. Giai đoạn sau Greenberg J.H.

Khác với giai đoạn đầu, ở giai đoạn này người ta phân loại các loại hình ngôn ngữ dựa vào thông số

Kể từ những năm 60 của thế kỷ XX, loại hình học đã có những đóng góp rất quan trọng cho việc tìm hiểu bản chất của ngôn ngữ tự nhiên nói chung và những đặc trưng của từng loại hình ngôn ngữ và của từng ngôn ngữ cá biệt nói riêng. Nhờ đó mà người ta dần dần khắc phục được những định kiến không thể tránh khỏi trong những thời kỳ mà trước đây người ta chỉ biết dựa vào các ngôn ngữ Ấn-Âu và bằng lòng với quan niệm cho rằng các ngôn ngữ của nhân loại cũng đều lặp lại mô hình của các thứ tiếng này.

Càng ngày, giới ngôn ngữ học càng biết rõ rằng trong khi con người tri giác và nhận thức thế giới rất giống nhau, thì những phương tiện mà họ dùng để diễn đạt cách tri giác và nhận thức ấy lại có thể rất khác nhau, nhất là khi so sánh hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình xa nhau như một thứ tiếng “tổng hợp tính” kiểu Âu châu, trong đó hình thái học của từ chiếm địa vị chủ đạo trong các phương tiện truyền đạt nghĩa, với một thứ tiếng “phân tích tính” gần như không dùng đến hình thái học, trong đó, ngoài hình vị ra thì không thấy có một cái gì được phân định một cách rõ ràng.

Chính vì vậy mà ngay từ những thời kỳ đầu xây dựng môn loại hình học, Greenberg J.H. (1963) đã chú ý rất nhiều đến trật tự của từ ngữ. Cụ thể, ông đã dựa vào một phổ niệm cho rằng (a) trong mọi ngôn ngữ đều có trật tự từ cơ bản; và (b) trong cấu trúc cú pháp của một mệnh đề ở một ngôn ngữ bất kỳ, các phạm trù Chủ ngữ, Bổ ngữ và Động từ luôn có quan hệ. Và với ba thành tố cấu thành mệnh đề (clause constituents) là S(ubject), V(erb) và O(bject), thì có sáu khả năng logic đối với việc phân bố chúng theo tuyến tính là 1) SOV (ví dụ: tiếng Thổ Nhĩ Kỳ), 2) SVO (ví dụ: tiếng Anh, tiếng Việt), 3) VSO (ví dụ: tiếng Welsh), 4) VOS (ví dụ: tiếng Malagasy), 5) OVS (ví dụ: tiếng Hixkaryana) và 6) OSV (các ngôn ngữ ở vùng Amazon). Và từ đó, Greenberg J.H. đã phân chia các ngôn ngữ làm ba loại hình cơ bản, đó là các loại hình SVO, SOV và VSO.

Khoảng mươi năm sau, cách phân loại của Greenberg.J.H được hai tác giả Lehmann.W (1973) và Venneman.L (1974) bổ sung, chỉnh lý và cụ thể hóa rất kỹ lưỡng, để cuối cùng được quy thành hai loại hình cơ bản: loại hình OV và loại hình VO. Sở dĩ hai tác giả này không nhắc đến thành tố S là vì họ thấy vị trí của S(ubject) (chủ ngữ) không quan yếu lắm và không tương ứng với một thuộc tính loại hình học nhất định nào, chẳng qua S thường trùng với Chủ đề (topic), mà Chủ đề thì trong thứ tiếng nào cũng có xu hướng đặt đầu câu cả (các ngôn ngữ VSO và VOS rất hiếm có).

Mặt khác, căn cứ vào trật tự của vị ngữ (V) và bổ ngữ (O) so với trật tự của các ngữ đoạn chính-phụ (hay phụ thuộc) khác trong mấy chục ngôn ngữ khác nhau mà Greenberg J.H đã sử dụng, họ nhận thấy rằng cách sắp xếp trật tự từ trong ngữ đoạn chính - phụ [V + O] hay [O + V] có xu hướng rất mạnh, được lặp lại hầu hết trong tất cả các ngữ đoạn chính phụ của ngôn ngữ đang xét. Nói cách khác, hễ động từ đã đặt trước bổ ngữ thì tất cả những trung tâm ngữ đoạn (heads hay operands) đều có xu hướng được đặt trước phụ ngữ (operators hay modifiers), còn nếu động từ đã đặt sau bổ ngữ thì rất cả các trung tâm ngữ đoạn đều có xu hướng được đặt sau phụ ngữ.

Nếu một ngôn ngữ thực hiện trọn vẹn cái xu hướng tự nhiên ấy thì đó là một mẫu mực “thuần khiết” (pure) của loại hình, một ngôn ngữ “hài hoà” (harmonious) hay “nhất quán” về phương diện loại hình học (typologically consistent). (Ví dụ các ngôn ngữ thuộc trật tự từ từ 1) -3) trên đây). Còn nếu một ngôn ngữ có một số kiểu ngữ đoạn không theo đúng cái xu hướng ấy thì đó là một ngôn ngữ “không nhất quán” (inconsistent) (các trật tự 4) - 6) ở trên). Và nếu có tình trạng không nhất quán trong một khu vực nào đó của ngôn ngữ, tình trạng ấy sẽ trở thành một súc ép gây nên những sự chuyển biến nhằm tái lập sự hài hòa trong ngôn ngữ có liên quan. Dĩ nhiên, do những nhân tố nội tại hay ngoại lai nào đó (chẳng hạn như ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ), quá trình “tự điều chỉnh” ấy có thể không có kết quả, và sự thiếu hài hòa có thể tăng lên đến mức dẫn tới một sự biến chất làm cho ngôn ngữ đang xét chuyển sang một loại hình khác.(Chẳng hạn như khi tiếng Anh chuyển từ ngôn ngữ thuộc loại hình SOV sang loại hình SVO một cách “không nhất quán”, vì nó vẫn giữ một số nét của loại hình SOV như trật tự “tính từ định ngữ đặt trước danh từ trung tâm”, trong khi tiểu cú định ngữ và giới ngữ định ngữ đã đặt sau danh từ trung tâm v.v.)

Theo quan sát của Cao Xuân Hạo (1998), nếu đối chiếu trật tự từ trong các ngữ đoạn chính - phụ của tiếng Việt với bảng trên, ta thấy rõ rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ SVO có tính nhất quán rất cao. Trong

tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập điển hình, cách tổ chức các đơn vị ngôn ngữ thành câu rất khác với các thứ tiếng châu Âu. Một trong những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một ngôn ngữ không dùng hình thái học là rất nhất quán trong cách dùng trật tự của từ ngữ. Đó là một sự đền bù tự nhiên và tất yếu cho tiếng Việt và cả những ngôn ngữ không có cách gì khác để đánh dấu chức năng cú pháp ngoài hư từ. Và ngay trong những ngôn ngữ mà sự hình thái hóa ở vào một mức độ không thấp hơn các ngôn ngữ biến hình bao nhiêu, là các thứ tiếng chắp dính, vốn dùng phụ tố để đánh dấu hình thái, cũng thấy có xu hướng nhất quán khá rõ trong cách sử dụng trật tự từ ngữ. Tuy nhiên, chỉ có một điểm (điểm 8) nói rằng trong một ngôn ngữ SVO nhất quán số từ đi sau danh từ được định lượng là không thấy có trong tiếng Việt. Còn nếu theo những cách miêu tả khác được phổ biến rộng rãi hơn, như cách miêu tả được dùng mấy chục năm nay trong các sách giáo khoa chẳng hạn, thì tiếng Việt chẳng giống một ngôn ngữ SVO nhất quán lắm – một điều đáng lấy làm lạ ở một thứ tiếng đơn lập được coi là ngôn ngữ SVO điển hình.

CHƯƠNG IX : CÁC NGÔN NGỮ CỦA THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)