Bản chất của tín hiệu ngôn ngữ được thể hiện qua các mặt sau đây:
1. Ngôn ngữ phải có một dạng vật chất nhất định.
Đặc điểm quan trọng của tín hiệu ngôn ngữ là phải có một dạng vật chất nhất định để biểu hiện một nội dung tương ứng. Nói cách khác, tín hiệu ngôn ngữ có bản chất hai mặt: mặt hình thức và mặt nội dung, hay còn gọi là cái biểu hiện (cái biểu đạt) và cái được biểu hiện (cái được biểu đạt). Cả hai mặt này là mộ phức thể hợp nhất tương tác chặt chẽ với nhau, như “hai mặt của một tờ giấy”. Cái biểu hiện của tín ngôn ngữ là âm thanh, còn cái được biểu hiện của nó là ý nghĩa, là khái niệm về sự vật được phản ánh, được gọi tên. Trong thực tế nhiều ngôn ngữ, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện không đơn thuần là quan hệ 1:1, mà có thể là: một cái biểu hiện chứa đựng nhiều cái được biểu hiện khác nhau. Đây là nguyên nhân làm nên sự đồng âm của nhiều từ trong ngôn ngữ. Nguợc lại, một cái được biểu hiện có thể được biểu thị bằng nhiều cái biểu hiện khác nhau, làm nên các từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ. Qua đây, ta thấy tín hiệu ngôn ngữ là tín hiệu phức tạp. Như vậy, mỗi một từ biểu thị một khái niệm nhưng từ và khái niệm không đồng nhất với nhau. Do vậy, suy rộng ra, chức năng phản ánh của ngôn ngữ đặt tín hiệu ngôn ngữ trong mối tương quan không phải trực tiếp với thế giới của sự vật khách quan, mà gián tiếp với thế giới đươc tri giác qua lăng kính của một truyền thống văn hóa đã được hình thành. Bêb cạnh đó, nét đặc thù của tín hiệu ngôn ngữ là chức năng định danh. Nó gọi tên những sự vật khách quan trong thiên nhiên (và trong tâm hồn). Từ bò chẳng hạn, là tên gọi một động vật trong tiếng Việt, còn bản thân con bò ấy là một tín hiệu thì không thể. Cho nên, cùng một con vật ấy lại có những tên gọi khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau (Nga: , Anh: bull...)
2. Tính võ đoán (arbitrary).
Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời nhau, nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau.
Tính võ đoán (arbitrary) của tín hiệu ngôn ngữ gắn liền với quy ước của xã hội. Lê-nin đã chỉ rõ: “tên gọi là
một cái ngẫu nhiên, chứ không thể biểu hiện được chính ngay bản chất của sự vật”. Khi bàn đến mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật, C.Mark cũng đã khẳng định, “tên gọi một vật rõ ràng không có liên can gì đến bản chất của vật đó cả. Tôi tuy có biết người kia tên là Giắc, nhưng vẫn không biết ông ta là người như thế nào cả. Trong các tên gọi của những thứ tiền tệ như Stec-linh, Tall, Phrăng, Đô-la thì cũng thế, kỳ thực không có một chút dấu vết gì của quan hệ giá trị cả”. Điều này có nghĩa là chúng ta không tìm được lý do cho việc giải thích vì sao âm này lại có nghĩa này hoặc vì sao ý này lại được chứa trong âm này... Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý này hay ý kia tất cả đề do quy ước, do thói quen của cộng đồng. Nhờ có tính võ đoán này mà ngôn ngữ, một mặt quy định sự bành trướng của mình, và mặt khác, lại hạn định, giới hạn sự bành trướng đó. Điều này giải thích tại sao cá nhân không thể thay đổi được ngôn ngữ.
3. Tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh
Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh, đó là cái nghe được chứ không nhìn thấy được. Nó “diễn ra trong thời gian và có những đặc điểm vốn là của thời gian”, theo cách quan niệm của Ferdinand de Saussure (1973), nó có một bề rộng và bề rộng đó chỉ có thể đo trên một chiều mà thôi. Đó chính là tính tuyến tính (linearity) (hay còn gọi là tính hình tuyến) của tín hiệu ngôn ngữ.
ngữ được thể hiện ở chỗ khi nói bao giờ cũng phát âm nối tiếp nhau, cái nọ kế tiếp cái kia từng từ ngữ một, dù ta có thể nói nhanh đến đâu đi chăng nữa. Khi viết, cái nói trước viết trưóc, cái nói sau viết sau. Nói cách khác, không bao giờ chúng ta có thể phát âm tất cả các âm, các từ ra đồng thời, mà phải lần lượt kế tiếp nhau theo một chuỗi. Còn khi viết, chẳng qua là một sự chuyển hóa tính chất tuyến tính của lời nói trong thời gian thành tính chất tuyến tính trong không gian.